(CLO) Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại với địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.
Quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Kết luận 91), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, sau 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Cụ thể, ngành giáo dục sẽ hoàn thành phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn được nâng cao, chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học.
Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng.
Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; đổi mới phương pháp dạy - học và thi, kiểm tra, đánh giá ngày càng hiện đại, thực chất, hiệu quả.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: "Kết luận 91 yêu cầu, phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
Các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD&ĐT trong thực hiện Kết luận 91 là: Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mầm non, phổ thông, thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học cho học sinh, sinh viên; hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GD&ĐT.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong GD&ĐT; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục;
Đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển GD&ĐT;
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; tăng cường đưa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.
Liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi, để đạt được mục tiêu đến năm 2030 giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới, cần hoàn thiện thể chế, đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường.
Đồng thời, thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục.
Mặt khác, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế.
Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành Giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.
Trong đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.
Theo Thứ trưởng, Nghị quyết 57 là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính cách mạng để phát triển. Hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ngày 9/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57. Theo đó, Bộ GD&ĐT đang xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, hiện thực hóa mục tiêu đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu.
Giáo dục đại học hiện có gần 90.000 người là giảng viên và hơn 2 triệu sinh viên. Thứ trưởng nhìn nhận, đây là đội ngũ phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết 57, ngành Giáo dục xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế, chính sách, rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn”;
Trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; nâng cao năng lực hệ thống và hiệu quả quản lý nhà nước, tối ưu hiệu quả hoạt động của giáo dục đại học; phát triển mạng lưới giáo dục đại học số, tạo mục tiêu nâng cao chất lượng;
Xây dựng khung phát triển giáo dục đại học làm căn cứ tiếp tục đổi mới phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đại học; tập trung đào tạo nhân lực STEM gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo…
Về lĩnh vực giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, thực hiện Kết luận 91 và Nghị quyết 57, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD&ĐT yêu cầu báo cáo công tác giảng dạy tiếng Anh, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Đồng thời, tham mưu Chính phủ ban hành Đề án Quốc gia, từng bước đưa tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.
Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, từ quy chế đến mẫu đề thi theo chương trình mới.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành một số thông tư như: Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT “Ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT”; Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, đây cũng là nội dung cụ thể hóa về đổi mới giáo dục theo Nghị quyết của Đảng.
Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo các Sở GD&ĐT quán triệt tinh thần đổi mới phù hợp Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trong đó lấy trọng tâm là thầy, cô giáo và người học.
Tại hội nghị, đại diện các Sở GD&ĐT và cơ sở giáo dục đại học tiếp thu quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đồng thời chia sẻ chương trình hành động cụ thể của địa phương, của trường nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 91, Nghị quyết 57 và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện Kết luận 91, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 có tác động to lớn tới giáo dục và đào tạo; do đó, các Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm bắt thời cơ để triển khai thực hiện.
Thứ trưởng cho hay, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành chương trình hành động. Bộ cũng chủ động ban hành chương trình hành động thực hiện các Kết luận, Nghị quyết, Chiến lược nêu trên.
Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chủ động quán triệt nội dung văn bản trong toàn ngành nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.
Các Sở GD&ĐT tích cực tham mưu với địa phương về việc thực hiện các văn bản phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách của địa phương liên quan đến giáo dục phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu trong các Kết luận, Nghị quyết, Chiến lược.
Các cơ sở giáo dục đại học quán triệt sâu rộng và thống nhất đồng thuận trong triển khai thực hiện các văn bản tại từng cơ sở.
Đồng thời, cụ thể hoá các nhiệm vụ về giáo dục đại học; rà soát sửa đổi, bổ sung chiến lược phát triển của trường phù hợp với các văn bản. Chủ động nghiên cứu triển khai những chủ trương mới, nhất là về đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ tin tưởng, với các quyết sách lớn, giáo dục và đào tạo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa quyết định giao 70.574,2 m2 đất tại các phường Ngọc Thụy và Thượng Thanh, quận Long Biên cho UBND quận Long Biên để triển khai dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa.
(CLO) Ngày 27/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) phối hợp cùng Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên đề "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung", đồng thời giới thiệu dự án thí điểm token hóa quỹ ETF tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(CLO) Chiều 27/3, tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ và cắt băng khánh thành tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp Becamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn và Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh. Hai công trình trọng điểm này là món quà ý nghĩa chào mừng Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh.
(CLO) Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tục phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân. Những thông tin này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tác động lớn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
(CLO) Chiều ngày 27/3, tại nhà thi đấu Gia Lâm (TP Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Pickleball Legends Tour 2025 với sự góp mặt của các ngôi sao pickleball như Andre Agassi, Ben Joins...
(CLO) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Phiên họp thứ 43, tháng 3/2025.
(CLO) Ngày 27/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dân vận đầu năm 2025, triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho quý 2 năm 2025. Hội nghị được chủ trì bởi ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM cùng các Phó trưởng Ban.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Skoda Auto xem xét các cơ hội hợp tác để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Skoda và Volkswagen, nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
(CLO) Chiều ngày 27/3, Ban Giám khảo Giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 đã tiến hành chấm chung khảo các tác phẩm tham gia giải.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, khoảng chiều và đêm 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó lan rộng đến Trung Trung Bộ. Bắc Bộ trời chuyển rét xuống 15-18 độ, Bắc Trung Bộ nhiệt độ thấp nhất 17-19 độ, trời có mưa rào rải rác.
(CLO) USAID bị đình chỉ khiến hàng loạt tổ chức phi lợi nhuận ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng, đẩy những nhóm dễ bị tổn thương vào tình thế nguy hiểm.
(NB&CL) Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 06/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Nội dung Thông tư có nhiều thay đổi, trong đó quy định bỏ xét tuyển sớm, quy đổi điểm giữa các phương thức về thang chung … được dự báo sẽ tác động nhiều đến việc tuyển sinh năm nay.
Ngày 16/3 vừa qua, cuộc thi tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025 đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của đông đảo học sinh từ nhiều trường trên địa bàn Hà Nội. Với vai trò đồng tổ chức, Hanoi Toronto School (HTS) không chỉ chung tay kiến tạo một sân chơi học thuật bổ ích mà còn mang đến một đội ngũ thí sinh xuất sắc, sẵn sàng chinh phục thử thách bằng tư duy phản biện sắc bén.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng đã ký Quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Năm 2025 là năm duy nhất tổ chức thi tốt nghiệp cùng lúc cho học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
(CLO) Ngày 24/3, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội “Tiến bước lên Đoàn” và phát động 5 tuần thi đua cao điểm của thiếu nhi chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Quy chế mới siết chặt tuyển sinh sớm, vì vậy các thí sinh cần thay đổi chiến lược, trong đó thí sinh cần điều chỉnh chiến lược nộp hồ sơ, tập trung vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
(CLO) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Hoàng Mạnh Thắng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng.
(CLO) Việc công bố quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển sẽ đảm bảo công bằng giữa các phương thức, giảm áp lực thi cử cho thí sinh.