Bộ KH-ĐT lý giải vì sao bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 làm mãi chưa xong

Thứ bảy, 06/08/2022 06:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, đến nay còn vướng mắc về hợp đồng, dẫn đến không có cơ sở thanh toán cho nhà thầu, dự án phải dừng thi công nhiều năm.

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm

Trích dẫn báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Tính đến hết tháng 7/2022, kế hoạch giải ngân vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt 186.000 tỷ đồng, đạt 34,47% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, có 1 cơ quan trung ương và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50%, bao gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỷ lệ 71,6%, Thái Bình (67%), Tiền Giang (62,2%), Hưng Yên (61,1%), Ninh Bình (60,3%), Tây Ninh (60%)…

bo kh dt ly giai vi sao benh vien bach mai va viet duc co so 2 lam mai chua xong hinh 1

Bên cạnh việc giải ngân vốn đầu tư công của các cơ quan nhà nước, việc giải ngân vốn đầu tư tại các dự án giao thông trọng điểm vẫn còn tương đối chậm.

Có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước. Trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt đến hết tháng 7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn là 0%. 

Bên cạnh việc giải ngân vốn đầu tư công của các cơ quan nhà nước, việc giải ngân vốn đầu tư tại các dự án giao thông trọng điểm vẫn còn tương đối chậm.

Đơn cử, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, với tổng mức đầu tư dự án gần 23.000 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã bố trí đến năm 2021 là 22.800 tỷ đồng. 

Theo báo cáo của Bộ Tài chính đến 15/7/2022, Dự án đã giải ngân là 15.776,589 tỷ đồng, đạt 69,03% kế hoạch đã giao. Số vốn còn lại chưa giải ngân là khá lớn, khoảng 7.708.446 tỷ đồng nhưng chỉ được giải ngân đến hết 31/12/2022 theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội. 

Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Để đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao, đòi hỏi sự vào cuộc, nỗ lực rất lớn của chính quyền tỉnh Đồng Nai. 

Tương tự, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020: Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến hết 31/7/2022, Dự án giải ngân được 7.200 tỷ đồng, đạt 35% kế hoạch năm 2022 được giao.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư lý giải về hiện tượng chậm giải ngân vốn đầu tư công

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư NSNN chậm, nhưng có 3 yếu tố chính.

bo kh dt ly giai vi sao benh vien bach mai va viet duc co so 2 lam mai chua xong hinh 2

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Thứ nhất, nhiều vướng mắc liên quan tới đến thể chế, chính sách. Đơn cử như trong lĩnh vực đất đai, các vướng mắc trong xác định giá đất dẫn tới khó khăn trong cả việc huy động nguồn thu từ tiền sử dụng đất cho đầu tư công cũng như trong xác định giá để đền bù.

Hoặc, việc giải ngân vốn đầu tư công còn đang gặp rất nhiều bất cập liên quan tới lĩnh vực tài nguyên - môi trường, xây dựng, quản lý ngân sách và tài sản công, đấu thầu, đầu tư công.

Nhóm vướng mắc thứ 2 liên quan tới việc tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN chưa sát với khả năng thực hiện, dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao, còn tình trạng “vốn chờ dự án đủ thủ tục”.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Các cấp, các ngành và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án đã và đang triển khai.

Đơn cử, 2 dự án trọng điểm thuộc ngành y tế của Bộ Y tế tại Hà Nam, đó là dự án bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức cơ sở 2,  đến nay còn vướng mắc về hợp đồng, đơn giá gốc để điều chỉnh hợp đồng dẫn dến không có cơ sở thanh toán cho nhà thầu, dự án phải dừng thi công nhiều năm, số vốn NSNN bố trí cho dự án từ các năm 2017, 2018 phải kéo dài sang năm 2022.

“Một số dự án xây dựng cơ sở vật chất các trường đại học trọng điểm, giải ngân chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng,...”, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nêu.

Bên cạnh đó, năng lực của Ban Quản lý dự án, cán bộ chuyên môn làm công tác đầu tư tại các cấp, nhất là cấp huyện, xã còn yếu kém.  Ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công chưa cao.

Nhóm vướng mắc thứ 3 có tính đặc thù của kế hoạch năm 2022. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2022 là năm thứ hai triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm 2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng...

Nột số nơi chưa cập nhật kịp thời, sát giá thị trường, chủ đầu tư có tâm lý chọn biện pháp an toàn khi lựa chọn thực hiện ký hợp đồng trọn gói, nên khó khăn khi xảy ra biến động giá thì nhà thầu sẽ phải gánh chịu.

Điều này dẫn đến nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng trọn gói thi công cầm chừng, chờ chính sách điều chỉnh giá hợp đồng và giá vật liệu xây dựng, có tâm lý chờ cập nhật.

Trước những bất cập nêu trên, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư kiến nghị lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư NSNN.

Với những vướng mắc nêu trên, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tháo gỡ, sửa đổi các luật, Nghị định, Thông tư liên quan.

Đặc biệt, ông Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu, đặc biệt là giải quyết khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu san lấp; kiểm tra việc xây dựng, công bố giá, chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định; kiểm soát tình trạng biến động giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá trục lợi.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô