Bổ nhiệm nhân sự cấp cao tại Eximbank: Ngân hàng Nhà nước đã thành lập đoàn kiểm tra

Thứ ba, 09/04/2019 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trao đổi về những khúc mắc về bổ nhiệm nhân sự cấp cao tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong thời gian vừa qua, đại diện Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, hiện NHNN đã thành lập đoàn kiểm tra để vào làm việc với Eximbank.

Sự kiện: Eximbank

Cần nhanh chóng hóa giải những tác động vô hình hiện nay đối với Eximbank (Ảnh TL)

Cần nhanh chóng hóa giải những tác động vô hình hiện nay đối với Eximbank (Ảnh TL)

Trong thời gian qua, câu chuyện về nhân sự cấp cao nhất ở Eximbank đang thu hút sự chú ý của dư luận vì ngân hàng này bất ngờ thay đổi chủ tịch khi chỉ còn 1 tháng nữa là đến Đại hội cổ đông thường niên (ngày 26/4). Và sau khi thay chủ tịch, người “bị thay” lại đi kiện tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, để rồi Tòa án ngay tức khắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT của HĐQT Eximbank về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng.

Theo đó, ngày 27/3, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 92/2019/QĐ-BPKCTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng Dân sự để buộc các đồng bị đơn đang là thành viên Hội đồng quản trị của Eximbank, bao gồm 7 ông bà là: Ông Đặng Anh Mai, ông Lê Văn Quyết, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Yasuhiro Saitoh, ông Yutaka Moriwaki và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của Eximbank phải dừng thực hiện Nghị quyết số 112 về việc thay đổi Chủ tịch HĐQT của Eximbank cho đến khi giải quyết xong vụ án. Quyết định này do Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Dung ký.

Việc Tòa án Nhân dân TP. HCM đưa ra biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời này mà chưa tiếp xúc với bị đơn, theo phân tích của nhiều chuyên gia là không phù hợp và có dấu hiệu quá vội vàng. Sau 2 ngày Tòa án Nhân dân TP. HCM ra quyết định, Eximbank đã có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng về Quyết định số 92/2019/QĐ-BPKCTT Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Trong đơn khiếu nại do Tổng Giám đốc Lê Văn Quyết ký gửi Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thống đốc NHNN; Chánh án TAND và các cơ quan liên quan, Eximbank nêu rõ những căn cứ để cho rằng quyết định của Tòa án TP. HCM là trái luật.

Trước đó, ngày 22/3, Eximbank đã ra Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú – thành viên Hội đồng Quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020). Để đi đến quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng này, Eximbank đã thực hiện quá trình đánh giá, sàng lọc các ứng viên một cách công khai, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối hệ thống quy phạm pháp luật có liên quan đến việc bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Trao đổi thêm về vấn đề này, đại diện Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm: Vấn đề bầu bán nhân sự của các ngân hàng trong đó có Eximbank đều phả tuân thủ theo Luật Ngân hàng, Luật Các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Điều lệ hoạt động của từng ngân hàng và các văn bản pháp quy khác.Các ngân hàng trong đó có Eximbank bầu hội đồng quản trị họ sẽ gửi danh sách cho NHNN.Với Eximbank họ cũng đã gửi danh sách mới bổ nhiệm cho chúng tôi.

“Trước tình hình nhân sự hiện nay của Eximbank, với chức năng của mình, NHNN đã cử đoàn kiểm tra tới làm việc với Eximbank. Eximbank cũng đã gửi văn bản đề cập đến nội dung phán quyết của Tòa án Nhân dân TP. HCM, nhưng theo NHNN đây là đây là nội dung không thuộc phạm vi của NHNN. Quan điểm của NHNN và quan điểm của Thống đốc là không đứng về bên nào, ai là hội đồng quản trị thì do hội đồng quản trị bầu và họ phải chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật. NHNN sẽ có ý kiến cuối cùng khi đoàn kiểm tra của NHNN kết thúc công việc”, đại diện Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nướccho biết thêm.

Những khúc mắc về nhân sự của Eximbank cũng như việc Tòa án Nhân dân TP. HCM ra Quyết định số 92/2019/QĐ-BPKCTT đã gây ra những xáo trộn và tác động lớn tới ngân hàng này. Đơn cử như trong ngày 28/3, cổ phiếu của EIB đi xuống làm cho vốn hóa của ngân hàng này “bốc hơi” 600 tỷ đồng và đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng chục nghìn cổ đông. Bên cạnh đó, những tác động về hình ảnh, thương hiệu và hiệu quả làm việc của hơn 6.000 cán bộ nhân viên Eximbank, của các khách hàng Eximbank… đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua.

Theo tìm hiểu riêng của PV, được biết, kể từ thời điểm Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 92/2019/QĐ-BPKCTT ngày 27/03/2019 về việc tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết 112/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 22/03/2019 của HĐQT Eximbank, thì các chỉ tiêu tài chính của Eximbank về dư nợ, huy động, cổ phiếu của Eximbank đã có những tác động.

Xét về tổng thể thì các chỉ tiêu tài chính tại thời điểm ngày 04/04/2019 so với ngày 26/03/2017 (ngày liền kề trước ngày áp dụng biện pháp tạm thời) đều giảm, cụ thể: Dư nợ: giảm 325 tỷ đồng (26/03/2019: 100.970 tỷ đồng; ngày 04/04/2019: 100.645 tỷ đồng); Huy động: giảm 411 tỷ đồng (26/03/2019: 123.670 tỷ đồng; ngày 04/04/2019: 123.259 tỷ đồng). Riêng ngày 27/03/2019, huy động của Eximbank giảm đến 975 tỷ đồng; Số liệu huy động đến ngày 04/4/2019: 123.258 tỷ đồng.

Cùng với đó, giá cổ phiếu cũng giảm 150 đồng (26/03/2019: 17.600 đồng; ngày 04/04/2019: 17.450 đồng). Giá cổ phiếu từ ngày 28/03/2019 đến ngày 02/04/2019 đều bị giảm, riêng ngày 02/04/2019, giá cổ phiếu giảm sâu chỉ còn 16.800 đồng, làm cho vốn hóa trên thì trường giảm 1.112 tỷ đồng. Hiện nay giá cổ phiếu Eximbank cũng đã phục hồi lại một phần nhưng cũng chưa bằng thời điểm ngày 26/03/2019.

Bên cạnh đó, hiện nay Eximbank cũng đang chịu những tác động vô hình như: Tác động đến quan hệ giữa Eximbank và các ngân hàng đại lý, khả năng ảnh hưởng đến việc đánh giá tín nhiệm của S&P đối với Eximbank, ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng cũ, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch và toàn thể CBNV trong toàn hệ thống, ảnh hưởng đến việc quản trị điều hành và hoạt động kinh doanh…

Eximbank là tổ chức tín dụng, hoạt động theo Luật Tổ chức dụng và cơ quan quản lý trực tiếp cao nhất là Ngân hàng Nhà nước. Thiết nghĩ vấn đề ổn định nhân sự tại đây là hết sức cần kíp và Eximbank cũng đang cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành cũng như các cá nhân có liên quan.

Phương Nguyên

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp