Bộ Tài chính đã có kịch bản giảm thêm thuế, nếu giá xăng dầu tăng phi mã trở lại

Thứ sáu, 30/09/2022 06:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong các trường hợp cần thiết, không chỉ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, Bộ Tài chính có thể đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giữ giá các mặt hàng chiến lược này không tăng quá cao.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2022, CPI bình quân đã tăng 3,32%. Nếu tính từ đầu năm tới nay, chỉ số CPI đã tăng 2,73% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ bản, chỉ số CPI vẫn dưới mục tiêu mà Quốc hội đề ra hồi đầu năm nay.

Ông Nguyễn Văn Truyền, Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội và Chính phủ đặt ra cho năm 2022 không quá 4%.

bo tai chinh da co kich ban giam them thue neu gia xang dau tang phi ma tro lai hinh 1

Bộ Tài chính có thể đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giữ giá các mặt hàng chiến lược này không tăng quá cao.

Tuy nhiên, CPI trong 9 tháng của năm 2022 mới chỉ tăng 2,73%. Do đó, lãnh đạo Cục Quản lý giá khẳng định mục tiêu kiềm chế lạm phát không quá 4% là khả thi, do còn dư địa tương đối lớn.

Dù vậy, ông Truyền cho rằng, từ nay đến cuối năm vẫn còn  một số yếu tố gây áp lực làm tăng giá, như: giá nhiên liệu và năng lượng từ nay đến cuối năm có thể biến động theo chiều hướng tăng sẽ tác động lớn đến giá trong nước; áp lực lạm phát toàn cầu, sẽ tác động đến chuỗi cung ứng hàng hóa, hàng lương thực, thực phẩm, gây áp lực đến mặt bằng giá trong nước.

Hoặc các ảnh hưởng do thời tiết, thiên tai, bão lũ từ nay đến cuối năm ảnh hưởng đến một số địa phương, cũng là yếu tố có thể làm tăng giá cục bộ tại một số địa phương.

Ở chiều ngược lại, có một số yếu tố giảm áp lực tăng giá, đó là: các mặt hàng do Nhà nước định giá, theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ giữ ổn định; sự kiên định trong chủ trương điều hành của Nhà nước, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, ông Truyền cho rằng, các cơ quan, Bộ ngành  cần tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đảm bảo yếu tố cung cầu và xử lý ngay nếu có yếu tố biến động về giá.

Đồng thời, chủ động đề xuất theo lộ trình, đánh giá kỹ tác động trong điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá,...

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ tài chính cho biết: Mục tiêu của Chính phủ vẫn là nhất quán để thực thi các giải pháp nhằm hướng tới đạt được nhiệm vụ về chỉ tiêu lạm phát đề ra hàng năm. 

Để làm được điều đó, 9 tháng qua, Việt Nam đã phải đối mặt với áp lực lạm phát toàn cầu rất lớn, nên nhiệm vụ các giải pháp để kiểm soát lạm phát luôn nằm trong chương trình nghị sự của Chính phủ. 

Trong đó, các bộ ngành tập trung nguồn lực, trí lực để đề ra các giải pháp đồng bộ về chính sách tài khóa, tiền tệ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng…

Riêng Bộ Tài chính, thời gian qua đã đề xuất giảm thuế cho người tiêu dùng, giảm thuế xăng dầu hỗ trợ sản xuất và người tiêu dùng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, trên thực tế Bộ Tài chính đã chuẩn bị sẵn các kịch bản khi thế giới xảy ra các biến động khó lường và tác động trực tiếp lên giá xăng dầu.

Trong các trường hợp cần thiết, không chỉ thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mà đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giữ giá các mặt hàng chiến lược này không tăng quá cao.

“Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, chi phối nhiều ngành nghề kinh tế. Vì vậy, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của giá xăng dầu, nhằm đưa ra các giải pháp giảm thuế phù hợp, tránh trường hợp giá xăng tăng quá cao, ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô”, ông Chi nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô