Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thứ năm, 28/05/2020 14:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với tầm quan trọng và sự tác động lớn của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu "Tuyệt đối phải đảm bảo an toàn cho kỳ thi".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu "Tuyệt đối phải đảm bảo an toàn cho kỳ thi" năm nay. Ảnh: TL

Tại cuộc họp về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, mặc dù kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức với mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT nhưng nhiều trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu, với tầm quan trọng và sự tác động lớn của kỳ thi, công tác tổ chức phải bảo đảm trung thực, khách quan, an toàn, nghiêm túc, giảm áp lực, giảm tốn kém, đồng thời nhấn mạnh "Tuyệt đối phải đảm bảo an toàn cho kỳ thi".

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, địa phương có trách nhiệm rất cao. Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT được Bộ GDĐT công bố trước đó đã ghi rõ: UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương.

Trong công tác tổ chức thi, Bộ GDĐT chỉ còn 4 việc là: Chỉ đạo tổ chức kỳ thi; thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia; chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế thi; xây dựng đề thi phục vụ kỳ thi hằng năm.

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 như, phần mềm chấm thi và phần mềm quản lý thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ ra đề thi; công tác thanh tra thi, trong đó có việc huy động cán bộ, giảng viên đại học tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương; chỉ đạo công tác dạy học và hướng dẫn ôn tập; chuẩn bị cơ sở dữ liệu về học bạ; bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi…

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có thêm sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, thanh tra của các địa phương. Tại cuộc họp, đại diện Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an thống nhất ý kiến, sẽ tích cực phối hợp với ngành Giáo dục trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho kỳ thi.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ trưởng yêu cầu hoàn thiện danh sách Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, phân công rõ nhiệm vụ từng thành viên.

Cùng đó, xây dựng kế hoạch chung về tổ chức kỳ thi của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; kế hoạch riêng của từng thành viên, xây dựng kế hoạch chỉ đạo kỳ thi để các địa phương nắm bắt và thực hiện, cần hoàn thiện sớm.

Trong tháng 6, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ họp trực tuyến với Ban chỉ đạo các địa phương để thống nhất các công việc liên quan trong tổ chức kỳ thi.

Hoàng Minh

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục