Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải trình về tự chủ đại học, giá sách giáo khoa và tăng học phí

Thứ tư, 01/06/2022 19:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay (1/6), tại phiên thảo luận tại hội trường thuộc chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có phát biểu giải trình trước Quốc hội về các nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến tự chủ đại học, tăng giá sách giáo khoa, tăng học phí.

Tự chủ đại học đem lại nhiều cơ hội, điều kiện phát triển các trường đại học

Phát biểu làm rõ nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến tự chủ đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, vấn đề tự chủ đại học là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết 29-NQ/TW và theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Tự chủ đại học đã đem lại nhiều cơ hội, điều kiện phát triển các trường đại học, được các trường đại học và xã hội đánh giá cao. 

bo truong bo gddt giai trinh ve tu chu dai hoc gia sach giao khoa va tang hoc phi hinh 1

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Về tình hình triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong các nội dung liên quan đến tự chủ đại học, nội dung nhận được nhiều sự quan tâm là việc thành lập, hoạt động các Hội đồng trường. Cho đến thời điểm này trong hệ thống các trường đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, 35/35 trường đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động.

Hiện nay, trong số gần 200 trường thuộc các Bộ, ngành quản lý và ở các địa phương, vẫn còn 13 cơ sở giáo dục đại học chưa tiến hành thành lập Hội đồng trường. Bộ GD&ĐT đang đốc thúc các Bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo việc này.

Trong quá trình triển khai hoạt động tự chủ đại học, vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến hoạt động Hội đồng trường, trong đó có vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu, việc phối kết hợp hoạt động giữa Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng, Ban Giám hiệu; việc xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của Hội đồng, Ban giám hiệu; một số công việc tổ chức cán bộ, luân chuyển cán bộ.

Bộ trưởng nêu rõ, hiện nay Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ để tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trên phương diện tổ chức, giúp trường hoạt động tự chủ được tốt hơn…

Về vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề tự chủ cao cần gắn với trách nhiệm giải trình, gia tăng các việc kiểm soát, kiểm tra, kiểm định. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay, đối với Bộ GD&ĐT thì một trong những công cụ quản lý rất được quan tâm đó là công cụ kiểm định việc thực hiện. Bộ đang phát huy việc kiểm định của 7 trung tâm kiểm định trên cả nước và hiện nay có 174/241 trường đã được kiểm định lần 1 chiếm 70%.

Các trường ngoài việc kiểm định trong nước thì một số trường đã bắt đầu kiểm định quốc tế. Các trường đã thực hiện trách nhiệm giải trình, ba công khai và thông tin liên quan đến hoạt động của nhà trường. Bộ GD&ĐT cũng đang gia tăng việc kiểm tra, giám sát để các trường thực hiện việc giải trình tốt nhất.

Để hoạt động tự chủ đại học trong thời gian tới tốt hơn, dự kiến, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết triển khai tự chủ đại học vào mùa hè này. Trên cơ sở đánh giá, rà soát sẽ kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để có thể điều chỉnh một số điều của Luật Giáo dục Đại học.

bo truong bo gddt giai trinh ve tu chu dai hoc gia sach giao khoa va tang hoc phi hinh 2

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình về tự chủ đại học, giá sách giáo khoa và tăng học phí.

Khuyến cáo các địa phương xây dựng mức học phí, lộ trình tăng học phí phù hợp

Về việc tăng học phí, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, được quy định trong Nghị định 81 có hiệu từ tháng 10/2021, áp dụng từ tháng 10 năm 2022. Trong đó, đối với bậc học phổ thông thì chính quyền cấp tỉnh, thành phố sẽ quyết định mức học phí.

Nghị định 81 cũng quy định học phí theo vùng miền, có mức trần, mức sàn và có lộ trình. Trong đó, các địa phương căn cứ vào tình hình địa phương để quyết mức học phí cho phù hợp. Trên thực tế có một số địa phương đã miễn hoàn toàn học phí như Hải Phòng.

Đối với các trường đại học, cũng theo Nghị định 81, nếu trường tự chủ một phần hoặc tự chủ chi thường xuyên một phần, tự chủ chi đầu tư thì không được thu học phí quá mức trần của nghị định. 

Còn đối với trường đạt chuẩn quốc gia, quốc tế được thu đạt mức kinh tế, kỹ thuật do nhà trường tính toán, quyết định. Đây là quyền tự chủ của trường đại học.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh và kinh tế- xã hội thì từ 2021 đến nay, Bộ GD&ĐT đã nhiều lần gửi các công văn cho các bộ, ngành, địa phương, các trường về việc giữ ổn định tình hình học phí trong tình hình dịch bệnh.

Đồng thời, nhắc nhở, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các khoản thu trong giáo dục - đào tạo và lưu ý, khuyến cáo các địa phương, đơn vị căn cứ vào tình hình để xây dựng mức học phí, lộ trình tăng học phí phù hợp để chia sẻ khó khăn với phụ huynh cũng như có chính sách miễn, giảm, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh vùng sâu, xa, miền núi, hải đảo. Cùng với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để giải trình với người học về mức thu và khoản thu…

Thực hiện nghiêm các biện pháp để làm sao để sách xuất bản có thể dùng lại được nhiều lần

Liên quan đến việc giá sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngày 28/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết 88 quy định: "Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa".

Theo Nghị quyết này, công việc biên soạn sách giáo khoa đã được thực hiện theo hướng xã hội hóa. Các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi xuất bản và phát hành. Với mong muốn học sinh luôn được mua sách giáo khoa với giá thấp nhất, Bộ GD&ĐT đã thực hiện một số việc.

Theo đó, Bộ đã chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện nghiêm các biện pháp để làm sao để sách xuất bản có thể dùng lại được nhiều lần và các bộ sách xuất bản mới theo chương trình phải phù hợp với tiêu chuẩn sách giáo khoa về xuất bản phẩm. Quá trình thẩm định sách, các Hội đồng thẩm định đã yêu cầu các nhóm tác giả điều chỉnh những phần quá dài hay lạm dụng hình ảnh…

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo chuẩn bị ban hành một Thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về sách giáo khoa để điều tiết việc này một cách cụ thể hơn và có hiệu quả hơn. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT đã nhiều lần ban hành văn bản chỉ đạo Nhà xuất bản giáo dục cần thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm các khoản chi phí trung gian để giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng như các chi phí khác để đảm bảo giá sách giáo khoa được thấp nhất.

Bộ đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về cung cấp sách giáo khoa cho các đối tượng chính sách xã hội, học sinh các vùng và đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục cung cấp các bản sách dạng PDF miễn phí để học sinh tiếp cận được ngay từ khi sách bắt đầu phát hành.

Đối với Nhà xuất bản Giáo dục là một doanh nghiệp Nhà nước do Bộ quản lý, Bộ đã chỉ đạo Nhà xuất bản tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối giảm chi phí phát hành, đẩy mạnh tái cơ cấu nhà xuất bản theo hướng tinh gọn nhân sự, bộ máy để tiết giảm tối đa khâu trung gian.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Việc này Bộ đã đề xuất từ công văn số 4146 ngày 22/9/2021 và có chính sách trợ giá. Cho đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT tiếp tục kiên trì kiến nghị này.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 6 điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 6 điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(CLO) Hà Nội sẽ có 6 điểm bắn với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tin tức
Tổng Thư ký ASEAN: Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức

Tổng Thư ký ASEAN: Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức

(CLO) Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn đánh giá Diễn đàn Tương lai ASEAN lần này diễn ra rất kịp thời và cấp thiết trước vô số thách thức mà khu vực và Chính phủ các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt.

Tin tức
Quảng Nam có tân Phó chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Nam có tân Phó chủ tịch UBND tỉnh

(CLO) Sáng 23/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 10, đã bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin tức
Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm

(CLO) Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN – sự kiện quan trọng được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho loạt dự án hạ tầng giao thông tại Bình Dương

(CLO) Văn phòng Chính phủ cho biết, cơ quan này vừa ban hành văn bản 175/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại tỉnh này.

Tin tức