Khởi công dự án nghỉ dưỡng gần 5ha tại Hòa Bình
Vượt lên trên tiêu chuẩn một khu nghỉ dưỡng thông thường, Long Thành Hòa Bình Luxury Resort nhắm đến một hình thái môi trường sống cao cấp và phong cách sống hiện đại của tương lai.
Theo dõi báo trên:
Theo đó, chiều 11/2, phát biểu tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, KHCN chỉ có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nếu các kết quả nghiên cứu được thương mại hoá. Để thúc đẩy thương mại hoá thì kết quả nghiên cứu từ ngân sách nhà nước nên thuộc sở hữu của các cơ sở nghiên cứu.
Đồng thời, để kích thích sự sáng tạo của nhà khoa học, kỹ sư thì nên cho họ hưởng một phần, từ 30-50% kết quả thương mại hoá. Nhà nước thì thu lợi từ thuế, công ăn việc làm khi kết quả nghiên cứu được thương mại hoá và tạo ra doanh thu, lợi nhuận.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Viện nghiên cứu nhận tiền từ nhà nước để nghiên cứu dựa trên cơ sở của một hợp đồng nghiên cứu nhưng tiền mà cơ sở nghiên cứu nhận được từ nhà nước để nghiên cứu thì lại phải chi như là tiền ngân sách của một đơn vị hành chính nhà nước, như một cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là làm những việc đã biết, đã được định nghĩa. Nghiên cứu là làm việc chưa biết, chưa có, vậy phải theo một cơ chế khác.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần để Viện nghiên cứu chi tiền nhận được từ nhà nước để nghiên cứu theo cơ chế chi của doanh nghiệp, cơ chế khoán. Nhà nước quản theo kết quả nghiên cứu, tức là quản theo mục tiêu, thay vì quản cách làm, quản quy trình.
Đồng thời, Nhà nước chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, nhưng sẽ có các giải pháp quản lý rủi ro, như phân bổ ngân sách và quản lý kết quả nghiên cứu theo giai đoạn, phân loại nghiên cứu (cơ bản, ứng dụng và triển khai) theo mức độ rủi ro (cao, trung bình và thấp) để quản lý khác nhau, sử dụng CĐS để công khai minh bạch các nghiên cứu,...
"Trước đến nay, chúng ta quản cách làm, coi trọng hoá đơn chứng từ hơn là kết quả nghiên cứu. Bởi vậy, nhà nước thu được rất nhiều hoá đơn chứng từ nhưng thu được ít kết quả nghiên cứu. Các nhà quản lý KHCN thì chú tâm vào nghiệm thu hoá đơn chứng từ hơn là nghiệm thu kết quả nghiên cứu. Cơ chế này là do chúng ta, thay đổi nó chỉ là nhận thức và có thể làm rất nhanh, ngay trong nửa đầu 2025 này, bằng cách sửa Luật KHCN và các luật liên quan", Bộ trưởng Bộ TT&TT nói.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) thì các doanh nghiệp lớn phải đi đầu.
Cụ thể, thứ nhất, muốn có doanh nghiệp lớn thì Nhà nước phải giao việc lớn cho họ, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho họ. Có việc lớn thì doanh nghiệp Việt Nam mới lớn nên được. Doanh nghiệp sau khi đã thành công thì cần có việc lớn, thách thức lớn để tạo ra tự hào Việt Nam. Giao việc lớn, nếu họ chưa đủ nguồn lực thì họ sẽ thuê nước ngoài làm thuê cho họ, hơn là để nước ngoài thuê ta làm các dự án trong nước.
Các doanh nghiệp lớn phải nhận những nhiệm vụ quốc gia, làm chủ công nghệ chiến lược, nhận các dự án CĐS trọng điểm quốc gia. "Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp lớn đối với đất nước. Đây cũng là nhiệm vụ mà Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị giao các doanh nghiệp công nghệ dân tộc, với mục tiêu hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam. Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2025 hình thành 5 tập đoàn công nghệ số lớn ngang tầm các nước tiên tiến", ông Hùng cho biết.
Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Ảnh minh họa
Thứ hai, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, phải đi đầu về ứng dụng công nghệ (CN) và CĐS, từ đó mà dẫn dắt các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng ứng dụng CN và CĐS, khơi dậy làn sóng KHCN của nước nhà.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các doanh nghiệp lớn nên tăng chi cho đổi mới CN và CĐS. Tăng chi thì thúc đẩy tăng trưởng GDP của đất nước. Tăng chi cho CN và CĐS thì tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Tăng chi cho CN và CĐS thì tạo thị trường cho các doanh nghiệp CN và CĐS của Việt Nam, làm phát triển các doanh nghiệp này. Vậy là một mũi tên trúng mấy đích. Các doanh nghiệp lớn, phải nhận lấy trách nhiệm đổi mới CN và CĐS để góp phần tạo ra thêm 3% cho tăng trưởng GDP", ông Hùng nói.
Thứ ba, các tập đoàn thương mại, dịch vụ lớn của đất nước nên có chiến lược chuyển dịch thành các tập đoàn công nghệ, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, không làm công nghệ, công nghiệp thì Việt Nam không thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước thu nhập cao. Làm công nghệ, công nghiệp thì các doanh nghiệp lớn mới có đủ nguồn lực để đi đầu. Nếu các doanh nghiệp này không làm, vẫn tiếp tục thương mại và dịch vụ thì Việt Nam khó bứt phá vươn lên.
Thứ tư, các doanh nghiệp công nghệ lớn phải đi ra nước ngoài chinh phục thế giới, thông qua đó học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, mới chứng tỏ được là doanh nghiệp xuất sắc.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp Việt Nam mà không cạnh tranh quốc tế được thì Việt Nam cũng không bao giờ có thể thành nước phát triển. Muốn cạnh tranh quốc tế được thì phải dựa vào và phải sử dụng KHCN, ĐMST và CĐS. Và đây cũng là cách để thúc đẩy các doanh nghiệp dân tộc phát triển KHCN, ĐMST và CĐS. "Nếu chúng ta không chinh phục thế giới thì thế giới sẽ đến đây chinh phục Việt Nam, và cũng sẽ không còn doanh nghiệp Việt Nam nữa", ông Hùng nhấn mạnh.
Hiện, Bộ TT&TT đã đề xuất với Chính phủ để trình Quốc hội thông qua một số chính sách đặc biệt, như cho phép chỉ định thầu và trình tự rút gọn các dự án CĐS; chỉ định thầu dự án cáp quang biển; Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng làm chủ các công nghệ chiến lược, các dự án CĐS lớn; tăng ngân sách chi thường xuyên để thuê dịch vụ CNTT; đầu tư trung tâm điện toán đám mây dùng riêng chính phủ để hỗ trợ các dự án CĐS của bộ ngành và địa phương; xây dựng trung tâm tính toán AI hiệu năng cao phục vụ nghiên cứu công nghệ và phát triển ứng dụng AI; hỗ trợ tới 30% tổng giá trị đầu tư nhà máy sản xuất bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam; hỗ trợ tới 15% giá trị đầu tư 5G nếu ngay trong năm 2025 này, các nhà mạng phủ sóng sâu rộng toàn quốc; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát các công nghệ số.
Vượt lên trên tiêu chuẩn một khu nghỉ dưỡng thông thường, Long Thành Hòa Bình Luxury Resort nhắm đến một hình thái môi trường sống cao cấp và phong cách sống hiện đại của tương lai.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo thí điểm điều chỉnh, tổ chức giao thông trên tuyến phố Hoàng Hoa Thám và Ngọc Hà (quận Ba Đình) từ ngày 29/3 - 29/8.
(CLO) Trận động đất ở Myanmar trong trưa nay (28/3) đã gây nên tình trạng hỗn loạn khiến ngành du lịch nước này đứng trước nguy cơ khủng hoảng.
(CLO) Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang quyết định thi hành kỷ luật ông Bùi Văn Mến - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giang Thành bằng hình thức “Cảnh cáo" do vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, có tài sản thuộc trường hợp phải kê khai nhưng kê khai không trung thực.
(CLO) Chiều 28/3, Báo Nhân Dân đã tổ chức buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?" nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2/4). Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, y tế và tâm lý học, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
(CLO) Trung tâm Địa chấn Quốc gia (NCS) của Ấn Độ cho biết sáu trận động đất đã làm rung chuyển Myanmar vào thứ Sáu. Theo NCS, trận động đất mới nhất xảy ra ở độ sâu 10 km, khiến nơi này dễ xảy ra dư chấn.
(CLO) Vừa qua, Việt Nam đã thông qua nhiều luật liên quan tới đầu tư, đồng thời ban hành các nhiều chính sách khác nhau để kêu gọi đầu tư trong nước và cả vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển thực tiễn thi hành vẫn tồn tại nhiều bất cập.
(CLO) Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) thời gian qua có nhiều hạng mục xuống cấp, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dân và du khách. Vì vậy, khi UBND quận Hoàn Kiếm công bố kế hoạch cải tạo, nhiều người dân đã bày tỏ sự ủng hộ và háo hức chờ đón diện mạo mới của vườn hoa.
(CLO) Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
(CLO) TAND quận Bình Tân (TP.HCM) vừa tuyên buộc ca sĩ Quang Lập phải trả lại nhà cho chủ sở hữu do hợp đồng mua bán vô hiệu.
(CLO) Do mâu thuẫn cá nhân, Hoàng Trọng Hà Vinh (SN 2007) đã dùng dao chém vào vùng đầu, cổ, thân thể gây thương tích cho anh V.Đ.M.Q. (SN 2003).
(CLO) Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN mở rộng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025). Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
(CLO) Đội tuyển Malaysia tiếp tục đẩy mạnh chính sách nhập tịch khi chuẩn bị bổ sung thêm 7 cầu thủ mới cho loạt trận vòng loại Asian Cup 2027, trong đó có cuộc đối đầu quan trọng với đội tuyển Việt Nam vào tháng 6/2025.
(CLO) Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời hạn khắc phục các vi phạm về PCCC của các chủ nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, TP HCM mới chỉ có 7 địa phương đảm bảo về PCCC.
(CLO) Cháy rừng không chỉ tàn phá nhà cửa, cướp đi sinh mạng mà còn phơi bày thực trạng xã hội siêu già của Hàn Quốc, nơi người già đơn độc chống chọi với thiên tai trong tuyệt vọng.
(CLO) TP Hà Nội bổ sung việc hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông và điện lực tại khoảng 300 tuyến phố trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Không chỉ tập trung tại 4 quận nội đô lịch sử như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, kế hoạch mới còn mở rộng ra các quận khác và thị xã Sơn Tây,
(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho ông Nguyễn Ngọc Minh Nhật, cấp bậc: Thượng sĩ, hạ sĩ quan nghĩa vụ, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Công an, đã hy sinh trong thực thi nhiệm vụ bắt giữ tội phạm.
(CLO) Tổng thống Brazil Lula da Silva và Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự hài lòng về sự phát triển ấn tượng của thương mại song phương, với kim ngạch năm 2024 đạt xấp xỉ 8 tỷ USD và tái khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch song phương lên mức 15 tỷ USD vào năm 2030.
(CLO) Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung -Tây Nguyên.
(CLO) Ngày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đang tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 - 29/3/2025.
(CLO) Chiều 28/3, ngay sau khi nhận được thông tin một trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar,, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Thái Lan và Myanmar nhanh chóng nắm bắt thông tin về tình hình của công dân Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải mang tính động, mở và dự báo dài hạn, xác định rõ ràng, chắc chắn những vấn đề cần kiểm soát, quản lý nhưng dứt khoát không để "không biết, không quản được thì cấm".
(CLO) Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) tối đa là 40 đại biểu (riêng đối với các xã do có vị trí biệt lập không tiến hành tổ chức lại nếu có quy mô dân số ít thì cơ bản giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành).
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, Thành phố đã thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Dư địa của chuyển đổi số còn rất lớn, vì thế, cần khai thác hiệu quả, sáng tạo. Điều này phụ thuộc rất lớn quyết tâm của lãnh đạo các cấp.
(CLO) Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào nhà nước là an toàn, "tình trạng công chức suốt đời", cơ chế đào thải không đủ mạnh.