Gia Lai: Hàng chục học sinh đau bụng, nôn ói sau khi liên hoan tại trường
(CLO) Trong số 34 em học sinh uống trà sữa nhân dịp Tết Trung thu tại Trường Trường THCS Tôn Đức Thắng, có đến 21 em có các biểu hiện đau bụng, nôn ói.
Theo dõi báo trên:
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Bộ này nhận được ý kiến của một số cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị có chính sách hỗ trợ, trợ cấp đối với người mắc bệnh ung thư, chạy thận.
Bộ Y tế cho rằng, theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế người bệnh được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng đối với các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư, hóa chất thực tế sử dụng cho người bệnh, áp dụng chung cho tất cả các đối tượng không phân biệt mức độ nặng của bệnh.
Hiện nay, nhiều bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn cũng đã được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán với tỷ lệ chi trả cao, nhiều trường hợp được thanh toán đến 100%.
Hiện mức đóng bảo hiểm y tế tại Việt Nam còn thấp nhưng phạm vi quyền lợi đã được mở rộng hơn rất nhiều quốc gia có mức đóng và điều kiện kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi quyền lợi phải bảo đảm khả năng cân đối Quỹ và tiếp cận công bằng, bình đẳng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Với điều kiện hiện nay, việc thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo mà đa phần là các thuốc, kỹ thuật có chi phí lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cân đối Quỹ, đồng thời ảnh hưởng đến việc chi trả bảo hiểm y tế cho nhiều người bệnh khác.
Tuy nhiên, thực tế đa phần những người mắc bệnh hiểm nghèo, chạy thận nhân tạo đều trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bên cạnh chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế thì cần huy động sự hỗ trợ từ ngân sách, các nhà hảo tâm để hỗ trợ phần đồng chi trả của người bệnh.
Hiện nay, đã có một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ người bệnh nghèo như: Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quyết định đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ đồng chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể căn cứ vào điều kiện của địa phương để quy định hỗ trợ phần đồng chi trả còn lại cho người mắc bệnh hiểm nghèo.
Bộ Y tế đã phê duyệt một số chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có chi phí lớn mà Quỹ Bảo hiểm y tế có quy định tỷ lệ thanh toán để giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế để tăng nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo hiểm y tế;
Rà soát, cập nhật danh mục thuốc hợp lý, tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả, phòng chống lạm dụng, trục lợi, lãng phí Quỹ Bảo hiểm y tế để có điều kiện tăng phạm vi chi trả đối với các thuốc, vật tư, dịch vụ kỹ thuật có chi phí lớn để giảm bớt khó khăn cho người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo.
(CLO) Trong số 34 em học sinh uống trà sữa nhân dịp Tết Trung thu tại Trường Trường THCS Tôn Đức Thắng, có đến 21 em có các biểu hiện đau bụng, nôn ói.
Từ 16/9, gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của 39 trung tâm VNVC tại TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao phòng bệnh sởi bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin.
(CLO) Trong tuần qua, trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận 227 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 37 ca so với tuần trước.
(CLO) Hiện tại, phổi của cháu bé vẫn ra dịch vì vậy các bác sĩ đang tìm mọi cách để giúp cháu hồi phục sức khỏe.
(CLO) Trong tuần qua riêng bệnh sốt xuất huyết, toàn thành phố Hà Nội tăng 37 trường hợp, bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã.