Bồi hồi những hình ảnh báo chí tại triển lãm chuyên đề "Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người cùng khổ"

Thứ sáu, 17/06/2022 12:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 17/6, tại đường Đồng Khởi (quận 1, TP. HCM), Hội Nhà báo TP. HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP và Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề "Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người cùng khổ". 

Được biết, triển lãm chuyên đề "Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và 100 năm Báo Người cùng khổ" sẽ diễn ra từ ngày 17/6/2022 đến 25/6/2022.

boi hoi nhung hinh anh bao chi tai trien lam chuyen de nha bao nguyen ai quoc va 100 nam bao nguoi cung kho hinh 1
Bài liên quan

Triển lãm gồm 36 sách và các hình ảnh liên quan đến Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và Báo Le Paria. Tiêu biểu có hành trình báo chí của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925, một số bài viết đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên Báo L’Humanité, Lời kêu gọi tham gia Hội hợp tác xuất bản báo Le Paria ngày 10/2/1922; trưng bày 29 trên 38 số báo Le Paria đã xuất bản, 26 số trong đó (có tờ số 1 và số cuối cùng) sưu tầm từ Pháp; Trưng bày tác phẩm "Người đi tìm hình của nước" của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng; tác phẩm "Nguyễn Ái Quốc ở Paris" của cố họa sĩ Phạm Văn Đôn…

boi hoi nhung hinh anh bao chi tai trien lam chuyen de nha bao nguyen ai quoc va 100 nam bao nguoi cung kho hinh 2

Buổi khai mạc có sự góp mặt của ông Trần Trọng Dũng (Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP. HCM); ông Mai Bá Hùng (Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP. HCM); ông Lâm Đình Thắng (Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP. HCM); ông Trà Đức Khang (Phó Giám đốc Trung tâm triển lãm TP. HCM),...

Khởi đầu với những bài viết "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", "Tâm địa thực dân", "Vấn đề dân bản xứ"… người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu học làm báo và sử dụng báo chí là vũ khí sắc bén trên con đường hoạt động cách mạng của mình.

100 năm trước, Nguyễn Ái Quốc đã cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đến từ các nước thuộc địa khác của Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản tại Pháp tờ Le Paria (Người cùng khổ) ngày 1/4/1922.

boi hoi nhung hinh anh bao chi tai trien lam chuyen de nha bao nguyen ai quoc va 100 nam bao nguoi cung kho hinh 3

Thời kỳ hoạt động trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo và là linh hồn của Le Paria. Báo duy trì hoạt động được 4 năm (1922-1926), xuất bản được 38 số. Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài thuộc nhiều thể loại khác nhau như tin tức, xã luận, truyện ngắn, dịch thuật, tiểu phẩm, tranh vẽ…

Những bài báo của Người không chỉ vạch trần chính sách áp bức bóc lột đến tận xương tủy của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương mà còn chỉ rõ bộ mặt tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa khác trên thế giới.

Le Paria đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các nước thuộc địa, cổ vũ các tầng lớp nhân dân lao động đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách nô lệ và có ảnh hưởng lớn đến công luận ở Pháp và các nước bị áp bức.

boi hoi nhung hinh anh bao chi tai trien lam chuyen de nha bao nguyen ai quoc va 100 nam bao nguoi cung kho hinh 4

Các tư liệu quý được ban tổ chức sưu tập từ khắp các nguồn trên thế giới.

boi hoi nhung hinh anh bao chi tai trien lam chuyen de nha bao nguyen ai quoc va 100 nam bao nguoi cung kho hinh 5
boi hoi nhung hinh anh bao chi tai trien lam chuyen de nha bao nguyen ai quoc va 100 nam bao nguoi cung kho hinh 6

Phát biểu tại triển lãm, ông Trần Trọng Dũng (Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP. HCM) nói: “Tròn 1 thế kỷ trôi qua kể từ số báo Le Paria ra số đầu tiên (1/4/1922 – 1/4/2022), câu chuyện người thanh niên Nguyễn Ái Quốc cùng các nhà hoạt động cách mạng quốc tế đến từ các nước thuộc địa khác của Pháp,… thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản ngay tại Paris tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) ngày ấy, rất cần được kể lại với người làm báo và công chúng Việt Nam hôm nay, đặc biệt là vào đúng những ngày chúng ta kỷ niệm 97 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6”.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa