Bùng nổ thương mại nhiên liệu hạt nhân Nga - EU bất chấp xung đột ở Ukraine

Thứ sáu, 30/09/2022 21:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi châu Âu "xa lánh" dầu, khí đốt Nga, các nước thành viên vẫn duy trì nhập khẩu và xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân không bị EU trừng phạt trước sự ngạc nhiên của Chính phủ Ukraine và các nhà hoạt động môi trường.

Tuần này, hãng AP đưa tin đã phát hiện một tàu chở đầy uranium khởi hành từ cảng Dunkirk (Pháp) băng qua Biển Bắc, hướng tới cảng Ust-Luga (vùng biển Baltic của Nga). Đây được cho là lần thứ ba trong vòng hơn một tháng con tàu Mikhail Dudin (Nga) mang cờ Panama cập cảng Dunkirk (Pháp) để vận chuyển uranium từ hoặc đến Nga.

Tổ chức Môi trường Greenpeace (Pháp) đã tố cáo các chuyến hàng đang diễn ra và kêu gọi ngừng mọi hoạt động buôn bán nhiên liệu hạt nhân - nhóm này cho rằng đây là “tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, kéo dài sự phụ thuộc vào năng lượng của châu Âu và trì hoãn quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.

bung no thuong mai nhien lieu hat nhan nga  eu bat chap xung dot o ukraine hinh 1

Con tàu Mikhail Dudin (Nga) cập cảng Dunkirk, miền bắc nước Pháp ngày 13/9/ 2022. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu đã không đề xuất nhắm mục tiêu vào lĩnh vực hạt nhân của Nga trong gói trừng phạt mới nhất được trình bày hôm 28/9.

“Pháp đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt của các bên tham gia kinh tế đối với tất cả các lệnh trừng phạt của châu Âu đã áp dụng đối với Nga, nhấn mạnh lĩnh vực điện hạt nhân dân dụng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt này ”, Bộ Ngoại giao Pháp chia sẻ với hãng tin AP.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao của nền kinh tế lớn thứ hai EU nhấn mạnh rằng, các quốc gia EU “không coi đây là một khía cạnh liên quan để chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine”.

bung no thuong mai nhien lieu hat nhan nga  eu bat chap xung dot o ukraine hinh 2

Các nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi Đức và Hà Lan chặn một lô hàng uranium trên tàu Mikhail Dudin (Nga) để vận chuyển đến một nhà máy chế biến ở Lingen, gần biên giới Đức-Hà Lan. Ảnh: AP.

Trong khi đó, Ukraine đang thúc đẩy các lệnh trừng phạt của châu Âu trong lĩnh vực thương mại nhiên liệu hạt nhân. Trích lời cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine, Oleg Ustenko, hôm 28/9 rằng “về uranium, chúng tôi nghĩ rằng việc áp đặt các lệnh trừng phạt, không chỉ đối với dầu thô của Nga là vô cùng quan trọng”.

“Dầu, khí đốt, uranium và than đá, tất cả những thứ này nên bị cấm”, ông Ustenko nói.

Theo Greenpeace France, uranium đã qua xử lý lại để vận chuyển đến Nga đã được đưa lên tàu Mikhail Dudin hôm 28/9. Pauline Boyer, một nhà vận động năng lượng tại Greenpeace France nhận định các chuyến đi lặp lại của con tàu giữa Nga và Pháp cho thấy “mức độ mà ngành công nghiệp hạt nhân Pháp bị mắc kẹt trong sự phụ thuộc vào Nga”.

Trong khi đó, các nhà chức trách Pháp đã nhiều lần cho biết nước này không phụ thuộc vào Nga trong việc cung cấp các nhà máy điện hạt nhân cung cấp 67% điện năng - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Pháp nhập khẩu phần lớn uranium từ Niger, Australia và Kazakhstan.

EDF, công ty quản lý tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Pháp, cho biết trong một tuyên bố, nguồn cung cấp uranium của họ được “đảm bảo bằng các hợp đồng dài hạn trong thời hạn lên đến 20 năm, với chính sách đa dạng hóa về nguồn và nhà cung cấp”.

Bộ Ngoại giao Pháp cho biết: “Giá trị thương mại nhiên liệu hạt nhân xuất khẩu từ Nga rất nhỏ so với xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ”, đồng thời cho thấy việc áp đặt các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đất nước xứ sở bạch dương.

Cụ thể, Pháp và EU đặt mục tiêu "về lâu dài" là độc lập với tất cả các nguồn năng lượng của Nga, bao gồm cả nhiên liệu hạt nhân.

Tổ chức Hòa bình xanh Pháp cho biết một lô hàng uranium của Nga mà một phóng viên của Associated Press nhìn thấy đang bốc dỡ ở Dunkirk vào đầu tháng này đã được vận chuyển bằng xe tải đến một nhà máy ở Lingen, Đức.

Nhà máy Lingen được vận hành bởi Framatome, công ty thuộc sở hữu đa số của tập đoàn điện lực khổng lồ EDF của Pháp, hiện đang cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Phần Lan.

bung no thuong mai nhien lieu hat nhan nga  eu bat chap xung dot o ukraine hinh 3

Các áp phích phản đối được đặt trước nhà máy chế tạo nguyên tố nhiên liệu của công ty 'framatome' ở thành phố Lingen, Đức, ngày 12/9/2022. Ảnh: AP.

Đối mặt với sự phản đối của các nhà hoạt động, Chính phủ Đức đã có quan điểm chỉ trích đối với lô hàng uranium nhưng cho biết họ không thể ngăn việc xử lý nhiên liệu này vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến tranh của EU đối với Nga.

Vào cuối tháng trước, uranium làm giàu được bốc dỡ từ tàu Mikhail Dudin ở Dunkirk (Pháp) được chuyển đến thung lũng Rhone ở miền nam nước Pháp, nơi có các “thánh địa” của ngành công nghiệp hạt nhân dân dụng của Pháp, theo Greenpeace France.

Lĩnh vực hạt nhân của Pháp có một loạt hợp đồng với tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosatom do nhà nước Nga kiểm soát, trong đó có một số hợp đồng để nhập khẩu uranium làm giàu cho các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu và xuất khẩu uranium đã qua xử lý lại sang Nga. Rosatom là một trong những công ty lớn nhất thế giới trong thị trường năng lượng hạt nhân.

Công ty đa quốc gia Orano (trụ sở chính tại Pháp) đã ký kết các hợp đồng với Rosatom để mua uranium đã qua xử lý lại để chuyển chúng thành nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy Seversk, ở Siberia, và cuối cùng sử dụng loại nhiên liệu hạt nhân này trong các lò phản ứng để sản xuất năng lượng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp điện Mỹ cũng nhập khẩu uranium từ Nga để cung cấp cho các nhà máy hạt nhân của họ.

Hãng tin AP gần đây đã theo dõi lô hàng uranium hexafluoride phóng xạ trị giá hàng triệu USD từ Công ty cổ phần Tenex thuộc sở hữu quốc doanh Nga, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm chu trình nhiên liệu hạt nhân ban đầu vận chuyển cho công ty Westinghouse Electric ở Nam Carolina (bang thuộc phía đông nam của Mỹ).

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp