Đà giảm của vàng kéo dài đến ngày thứ sáu trước dữ liệu lạm phát của Fed và Mỹ
(CLO) Giá vàng giảm phiên thứ 6 liên tiếp, tiến sát mức thấp nhất trong 2 tuần, các đầu tư đổ dồn sự chú ý vào biên bản cuộc họp của Fed và dữ liệu lạm phát Mỹ sắp tới.
Theo dõi báo trên:
Lý giải về kết quả 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đứng thứ hai trong nhóm các địa phương của cả nước có tỷ lệ giải ngân vốn cao, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và linh hoạt, đồng thời sự nỗ lực, cố gắng của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Cụ thể như, công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2024 đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh và HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện sớm, ngay từ cuối năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư, các đơn vị triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2024. Tỉnh thường xuyên rà soát, chỉ đạo, tổ chức họp giải quyết vướng mắc, nhất là những dự án lớn và có giải pháp với từng dự án cụ thể. Điều chuyển vốn, kiểm điểm trách nhiệm các chủ đầu tư, nhà thầu; đặc biệt là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguyên vật liệu, nguồn cung vật liệu, giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn.
“Trong cách chỉ đạo điều hành rất linh hoạt, có việc phải chủ động làm trước, có những việc làm song song, có việc phải làm đồng thời…” - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Còn với Lào Cai, luôn nằm trong Top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước, nhưng giải ngân vốn đầu tư công luôn là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra đối với Lào Cai, công tác chỉ đạo, điều hành đối với nhiệm vụ này đang được tỉnh triển khai hết sức quyết liệt. Yêu cầu mà tỉnh Lào Cai đặt ra là phải quyết liệt, nghiêm túc hơn nữa gắn với trách nhiệm người đứng đầu, luôn phải tạo áp lực giải ngân đối với từng địa phương, đơn vị.
“Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát và quản lý dự án để tháo gỡ khó khăn, kịp thời đẩy nhanh tiến độ, đơn vị nào không đảm bảo sẵn sàng bổ sung nhà thầu phụ” - ông Nguyễn Quốc Huy - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lào Cai cho biết.
Đặc biệt, chỉ đạo tại cuộc họp chuyên đề về giải ngân hồi đầu năm 2024, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các ngành, địa phương phải nghiêm túc, khoa học hơn nữa, xác định giải ngân là nhiệm vụ chính trị, mục tiêu từ nay đến cuối năm mỗi tháng phải giải ngân vốn đạt 1.000 tỷ đồng (bao gồm cả hoàn ứng).
“Chúng ta có rất nhiều dự án, tập trung vào giao thông, vào giáo dục, y tế, cơ bản đều phải hoàn thành trong năm 2024. Trường hợp gia hạn cũng chỉ gia hạn trong năm 2024 chứ không gia hạn trong năm 2025. Còn nếu không, buộc phải dừng dự án lại vì những lý do như địa phương triển khai chậm, Nhân dân chưa đồng thuận, giải phóng mặt bằng chưa xong; đồng thời phải kiểm điểm trách nhiệm của chủ đầu tư đó” - ông Trịnh Xuân Trường nêu rõ.
Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, huyện, thị ban hành kế hoạch và cam kết giải ngân chi tiết theo từng nguồn vốn của dự án và phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện cho từng dự án. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
Dễ nhận diện, từ thực tế của Thanh Hoá và Lào Cai, sự quyết liệt và linh hoạt từ cấp chỉ đạo cao nhất tới cấp thực hiện là những “từ khóa” chung nhất, nổi trội nhất trong việc mở “nút thắt” giải ngân đầu tư công.
Trở lại với những thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024 vừa được tổ chức ngày 17/7/2024. Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 của cả nước thấp so với với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, tỉ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 28,77%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (32,76%). Chỉ có 11/44 Bộ, cơ quan Trung ương và 35/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước, nhiều Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương không duy trì được kết quả giải ngân tốt như cùng kỳ năm 2023.
Trước đó, ngày 5/7, Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán vốn kế hoạch năm 2024 từ đầu năm đến ngày 30/6 là 196.669,4 tỷ đồng, đạt 27,51% kế hoạch và đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Vẫn còn 32/44 bộ, cơ quan Trung ương và 26/63 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 15% như Hải Dương, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm. Tình trạng thiếu đất, cát đắp nền tiếp tục diễn ra, ảnh hướng tới tiến độ thực hiện nhiều dự án, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, dự án trọng điểm đường liên vùng, đường ven biển.
Bên cạnh đó, giá nguyên, nhiên vật liệu biến động do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Giá đá, cát xây dựng tiếp tục tăng do tình trạng khan hiếm. Tình trạng sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Đặc biệt, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh nguyên nhân từ thực trạng vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.
Kết luận tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024, về lý do giải ngân vốn công chậm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng kỷ luật, kỷ cương có nơi, có lúc chưa nghiêm; khâu chuẩn bị dự án sơ sài, chất lượng kém và năng lực nhiều ban quản lý dự án, cán bộ chuyên môn, nhà thầu yếu.
Theo Thủ tướng, vẫn còn tình trạng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ; huy động nguồn vốn chưa kịp thời, nhất là từ đất đai, trái phiếu chính quyền địa phương. “Một số địa phương còn chưa chủ động, chưa quyết liệt, còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, chưa thể hiện được tinh thần trách nhiệm chính trị cao. Việc triển khai thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có lúc, có nơi còn chậm” - Thủ tướng nêu.
Rõ ràng, sự thiếu quyết liệt, thiếu chủ động, thiếu linh hoạt, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm là những nguyên nhân căn bản dẫn tới sự ì ạch trầm kha qua rất nhiều năm của căn bệnh “ách tắc giải ngân vốn đầu tư công”. Vì thế, để có thể bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công, điều tiên quyết, không gì khác là phải triệt tiêu cho được sự thiếu quyết liệt, thiếu linh hoạt, sợ sai, sợ trách nhiệm - bởi đó là nguồn cơn của căn bệnh này. Với những cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, cách duy nhất, như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là kiên quyết cho điều chuyển.
Hà Trang
(CLO) Giá vàng giảm phiên thứ 6 liên tiếp, tiến sát mức thấp nhất trong 2 tuần, các đầu tư đổ dồn sự chú ý vào biên bản cuộc họp của Fed và dữ liệu lạm phát Mỹ sắp tới.
(CLO) Thị trường căn hộ Hà Nội đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của giá nhà so với thu nhập của người dân đang đặt ra nhiều thách thức.
(CLO) Theo số liệu thống kê ban đầu có khoảng 4 lồng bè của các hộ dân nuôi cá trên lòng hồ thuỷ lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) bị chết hàng loạt, trong đó thiệt hại nhiều nhất là cá lăng.
(CLO) Với tư cách là Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, thành viên Hội đồng bồi thường, bị can Tô Trường Sơn đã xác nhận không đúng về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đối với phần đất do địa phương này quản lý.
(NB&CL) Dự án xây dựng Trung tâm thử nghiệm ô tô của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) triển khai từ năm 2008 đến nay đã hơn 15 năm nhưng chưa thực hiện, khiến cử tri và Nhân dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Lũ quét xảy ra Lào Cai, Hà Giang, vụ tai nạn giao thông tại TP. Hồ Chí Minh, cháy lớn ở Hà Nội,… được đăng tải trên mạng xã hội ngay sau khi sự việc vừa xảy ra hoặc đang xảy ra, đạt số lượng người xem, chia sẻ kỷ lục. Sức hút của sự kiện, việc quan tâm của công chúng khiến các cơ quan báo chí ngay lập tức phải vào cuộc. Vấn đề đặt ra là, báo chí đã tận dụng thông tin từ mạng xã hội như thế nào cho phù hợp để không đánh mất mình?
(CLO) Trong danh sách 611 đơn vị nợ thuế được Cục thuế TP HCM nhắc tên bao gồm cả Tập đoàn Asanzo với số tiền nợ thuế 52 tỷ đồng.
(CLO) Theo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tỷ giá USD tăng trong tháng 10 không phải là vấn đề đáng quan ngại.
(CLO) Ngày 10/10, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đã công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thúy Nga (SN 1973, trú huyện Hàm Tân), Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam - Bình Thuận để điều tra về hành vi trốn thuế.
(CLO) Trung tâm Giáo dục cộng đồng về PCCC&CNCH sẽ phổ biến kiến thức pháp luật, biện pháp bảo đảm an toàn PCCC&CNCH, hướng dẫn kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ, thoát nạn. Trung tâm tổ chức hoạt động định kỳ các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần tại Trung tâm Văn hóa quận Thanh Xuân, Hà Nội.
(CLO) CTCP Thương mại - Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) đã liên tục thua lỗ trong 3 quý gần nhất. Công ty cũng vừa bị Chi cục thuế Quận 10, TP HCM ra quyết định cưỡng chế về thuế.
(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp các đơn vị tiếp tục tổ chức chương trình trải nghiệm mặc áo dài trên xe buýt 2 tầng - “Tinh hoa áo dài” trong ngày 10/10, miễn phí cho người dân.
(CLO) Sau khi ăn tối tại căng tin trường, nhiều học sinh tại Lào Cai xuất hiện tình trạng sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nghi bị ngộ độc phải nhập viện điều trị.
(CLO) Một báo cáo mới đây từ tổ chức phi lợi nhuận Stop AAPI Hate cho thấy sự gia tăng đáng kể các hành vi thù địch trên mạng nhắm vào người Mỹ gốc Nam Á trong năm 2023 và 2024.
(CLO) Hôm thứ Tư, các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cấp cho Ukraine khoản vay lên đến 35 tỷ euro. Khoản vay này được đảm bảo bởi các tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga, theo tuyên bố của Hội đồng EU.
(CLO) 170 mã chứng khoán đã bị sàn HoSE và HNX cắt giao dịch ký quỹ trong Quý 4/2024
(NB&CL) Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn, nhìn nhận của các chuyên gia đều cho rằng, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam không đơn thuần là việc có thêm loại hình vận tải hiện đại mà hơn thế nữa, tạo động lực để phát triển kinh tế- xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, giảm phát thải, bảo đảm quốc phòng - an ninh… Ở vị thế và tiềm lực của Việt Nam hiện nay, thời điểm đầu tư đường sắt tốc độ cao đã chín muồi. Và để hiện thực hoá dự án này, như nhắc nhớ của người đứng đầu Chính phủ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt.
(NB&CL) Tròn 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình qua những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Hà Nội luôn giữ vững bản lĩnh, nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Những thành tựu lớn lao ấy không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng với truyền thống lịch sử vẻ vang.
(NB&CL) Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, phức tạp, khó lường và có những tác động mạnh hơn so với trước đây. Siêu bão Helene đang quần thảo nước Mỹ khiến hàng trăm người thiệt mạng, mưa lớn trăm năm gây lũ lụt lịch sử ở châu Âu thời gian qua, hay cơn bão Yagi - số 3 và hoàn lưu của nó với những hậu quả khủng khiếp đã, đang gây ra tại nước ta… đều là những minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đi liền với thời tiết cực đoan đã trở thành xu hướng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu. Ứng phó với biến đổi khí hậu một cách nhanh hơn, quyết liệt hơn, do đó, đã trở thành yêu cầu hết sức bức thiết với hết thảy các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
(NB&CL) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 tới đây. Nhiều ý kiến kỳ vọng, Luật Quảng cáo (sửa đổi) sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động quảng cáo phát triển.
(NB&CL) Sáng 21/9 vừa qua, lần đầu tiên Thường trực Chính phủ làm việc chuyên đề riêng với đại diện 12 tập đoàn tư nhân lớn hàng đầu Việt Nam ngay sau Hội nghị Trung ương 10. Yêu cầu tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển đã được đặt ra từ lâu, và đến “Hội nghị Diên Hồng” lần này lại được tiếp tục đưa ra mổ xẻ bởi bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện nay cho thấy, việc làm thế nào để doanh nghiệp trở thành lực lượng dẫn dắt, lan tỏa, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, đã là “việc không thể chần chừ”.
(NB&CL) Sau nhiều năm, việc kết nối nhằm thúc đẩy phát triển điện ảnh và du lịch đang được nhiều địa phương tích cực, chủ động “nhập cuộc”. Nhiều sự kiện điện ảnh đang dần được xây dựng thành “thương hiệu” riêng của địa phương, trở thành cơ hội để quảng bá du lịch. Tuy nhiên, đến nay, việc quảng bá du lịch qua điện ảnh, thu hút nhà sản xuất, người làm phim vẫn là vấn đề còn nhiều trăn trở của không riêng địa phương nào.
(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
(NB&CL) Mới đây một sinh viên ở một trường cao đẳng tại TP.HCM đã bị giáo viên cho 0 điểm với lý do sử dụng AI khi làm bài thi môn học màu sắc, ngành thiết kế đồ họa, và không có khả năng chỉnh sửa bài theo hướng dẫn của giảng viên. Sự việc đã có những diễn biến đáng tiếc xuất phát từ câu chuyện nêu trên. Mấu chốt nằm ở câu chuyện AI. Kể từ khi ChatGPT ra đời, lần đầu tiên công chúng được ứng dụng AI trong mọi việc một cách rộng rãi. Và những bước tiến bộ nhanh chóng của nó làm cho mọi người vừa vui mừng vừa hoảng sợ. Ngành giáo dục không phải là ngoại lệ. Các trường đại học lớn cũng lúng túng. Cho phép sử dụng AI thì nảy sinh rất nhiều câu hỏi, khiến bài thi trở nên vô nghĩa chẳng hạn. Không cho phép sử dụng thì đi ngược với tiến bộ của công nghệ. Các chuyên gia UNESCO đã ví sự phát minh trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh là một tiến bộ khoa học công nghệ giống như phát minh ra điện hoặc internet. Không thể không cho học sinh dùng mà cần hướng dẫn sử dụng một cách an toàn, có trách nhiệm
(NB&CL) “Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân là để tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng gần gũi. Đây là dịp để hai bên thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện để ngày càng có nhiều thành quả, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước”. Đó là nhìn nhận của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tới Việt Nam.
(CLO) Cuộc chiến với những cơn thịnh nộ của “mẹ thiên nhiên” luôn là cuộc chiến ngàn năm chưa bao giờ cân sức và phần thiệt thòi nhất luôn thuộc về người dân. Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu khủng khiếp của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài, vì thế, cần thêm nhiều, nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua cơn hoạn nạn.