Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thứ hai, 11/03/2019 07:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, UBND tỉnh Đắk Lắk cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tổ chức Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam. Theo đó, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam.

Hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng cà phê đạt trên 1,5 triệu tấn nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%), còn lại là cà phê Arabica. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,9 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 14% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ 2 sau Brazil.

Mặc dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao trong nhóm hàng nông sản của Việt Nam, nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch giai đoạn (2013-2017) chỉ ở mức bình quân 6,57%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là chịu nhiều biến động của thị trường cà phê thế giới, ít sản phẩm đạt giá trị gia tăng cao, xuất khẩu cà phê nhân chiếm tỷ trọng lớn.

Tại hội thi cà phê đặc sản Việt Nam năm 2019 vừa được trao giải, đã có 25/42 mẫu đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản. Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng, tuy bước vào thị trường cà phê đặc sản khá muộn nhưng việc phát triển cà phê đặc sản  ăn sẽ  sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu cho cà phê Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê.

“Cà phê Việt Nam gia nhập thị trường muộn nhưng học tập được kinh nghiệm, từ đó có hướng sản xuất, chế biến cà phê đặc sản theo đúng chuẩn mực thị trường cà phê đặc sản. Điều này tạo động lực cho những người sản xuất, phát triển cà phê có chất lượng cao bởi và có giá cao hơn ở mức cà phê đặc sản. Cà phê đặc sản sẽ nâng chất lượng cà phê của Việt Nam lên một nấc thang mới”, ông Minh cho biết thêm.

Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển cà phê đặc sản, các chuyên gia quốc tế cho rằng, để nâng cao giá trị cà phê, Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng bền vững hơn là gia tăng sản lượng. Xa hơn nữa là hướng tới phát triển thị trường cà phê đặc sản.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực Quốc gia, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách ưu đãi cho ngành hàng cà phê phát triển. Trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cần có gói kỹ thuật đồng bộ; quyết liệt việc quản lý việc trồng xen trong vườn cà phê; đẩy mạnh chương trình chứng nhận; chú trọng chế biến sâu để tận dụng cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế…

Về phát triển cà phê đặc sản, các địa phương cần quan tâm đến vùng miền, giống, quy trình canh tác... Cục Chế biến thương mại (Bộ NN&PTNT) cần tham khảo các chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai xây dựng một chương trình phát triển cà phê đặc sản Việt Nam

Hội thảo thống nhất, về mặt vĩ mô cần có quan điểm, chính sách phù hợp để khuyến khích người sản xuất, nhà chế biến, rang xay, phân phối thích nghi, hưởng ứng phát triển cà phê đặc sản; đồng thời đưa ra bộ tiêu chí, tiêu chuẩn chuẩn trong đánh giá chất lượng, xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản. Phát triển cà phê đặc sản là hướng đi đúng mà các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang thực hiện. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất, chế biến, tiêu thụ mà còn là đòi hỏi chính đáng mà thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng trong nước và thế giới đang đặt ra.

Phương Thảo

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm