Các công ty Mỹ gặp khó ở Trung Quốc nhiều hơn so với các công ty Trung Quốc ở Mỹ

Thứ sáu, 14/05/2021 15:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những thách thức đối với các công ty Mỹ trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc vẫn còn đang tồn tại bất chấp sức ép gia tăng đối với Bắc Kinh dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Cờ Trung Quốc và Mỹ bên ngoài tòa nhà của một công ty Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh:Tingshu Wang | Reuters

Cờ Trung Quốc và Mỹ bên ngoài tòa nhà của một công ty Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh:Tingshu Wang | Reuters

Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ 3 rằng nhiều công ty Mỹ tại Trung Quốc vẫn đang cảm thấy khó khăn hơn khi hoạt động tại Trung Quốc so với các công ty Trung Quốc ở Mỹ.

Báo cáo cho biết: “Các thành viên của Phòng thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức cơ cấu lâu dài tại thị trường Trung Quốc – một thị trường mà luôn có những cách làm nghiêng sân chơi để chống lại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài”.

Các tác giả của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) viết: “Hai phần ba thành viên nói rằng họ sẽ xem xét tăng đầu tư vào Trung Quốc nếu thị trường mở cửa ngang bằng với thị trường ở Mỹ, một mức tăng nhẹ so với năm ngoái.”

Các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc thường phải làm việc với một đối tác địa phương và phải đối mặt với nhiều giới hạn về đầu tư địa phương, trong khi các công ty Trung Quốc có thể hoạt động ở Mỹ với ít hạn chế hơn nhiều.

Những thách thức tiếp cận thị trường Trung Quốc của các công ty Mỹ vẫn còn bất chấp áp lực gia tăng đối với Bắc Kinh dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Cựu tổng thống Trump đã sử dụng thuế quan và các biện pháp trừng phạt để giải quyết các khiếu nại lâu dài về hoạt động kinh doanh của Trung Quốc - bao gồm cả việc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu các công ty chuyển giao công nghệ.

Sau đây là một số ngành mà các công ty Mỹ hoạt động gặp bất lợi ở Trung Quốc, theo báo cáo:

1. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Đầu tư nước ngoài vào các tổ chức y tế ở Trung Quốc không được vượt quá 70%. Trong khi đó, không có giới hạn nào như vậy tồn tại ở Mỹ.

2. Điện toán đám mây - Các công ty nước ngoài không được đầu tư hơn 50% vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ đám mây nhưng lại không có hạn chế nào như vậy ở Mỹ.

3. Phim ảnh - Chính phủ Trung Quốc ấn định ngày phát hành phim và yêu cầu 75% doanh thu vẫn thuộc về các công ty sản xuất phim Trung Quốc. Tại Mỹ, các công ty Trung Quốc có thể phân phối phim mà không bị hạn chế và tự đặt ngày phát hành.

4. Môi trường kinh doanh - Chính quyền trung ương Trung Quốc đã thực hiện các bước trong vài năm gần đây để cải thiện môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một luật đầu tư nước ngoài mới có hiệu lực vào năm ngoái, trong khi Bắc Kinh đã gỡ bỏ các hạn chế về quyền sở hữu trong lĩnh vực tài chính và các ngành công nghiệp khác.

Trưởng ban Chính sách thương mại của Mỹ tại Trung Quốc, Lester Ross, nói với các phóng viên trong cuộc gọi hôm thứ 3 rằng: “Các tòa án Trung Quốc đã cải thiện vấn đề tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Tòa án của Trung Quốc đã trở nên công bằng hơn một chút.”

AmCham cũng nhận thấy rằng trong năm qua, 47% thành viên cho biết việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được cải thiện tổng thể.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết, căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành thách thức chính đối với các thành viên AmCham hoạt động ở quốc gia châu Á này..

Trong cuộc gọi với các phóng viên hôm thứ 3, Chủ tịch AmCham, Greg Gilligan cho biết môi trường chính trị đã khiến các chính sách của chính phủ trung ương hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện ở cấp thành phố càng khó khăn hơn.

Ông nói: “Chúng tôi cảm thấy rằng các quan chức địa phương đang phản ứng với mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước và chỉ đi theo con đường an toàn hơn, đó là ưu tiên cho ngành công nghiệp trong nước.”

Ông Gilligan dự đoán rằng căng thẳng giữa hai nước sẽ còn kéo dài ít nhất trong hai năm tới, do tình hình chính trị trong nước đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo phải giữ vững lập trường đối với nước kia.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giữ nguyên các mức thuế và lệnh trừng phạt từ thời ông Trump, đồng thời tìm cách làm việc với các đồng minh truyền thống của Mỹ trong việc gây áp lực lên Trung Quốc.

Báo cáo cho biết, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc là “thị trường ưu tiên” đối với hơn 2/3 số thành viên của AmCham. Tổ chức kinh doanh cho biết các cuộc khảo sát của họ cho thấy gần 85% thành viên không có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong thời gian tới.

Huy Hoàng

Tin khác

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô