Các doanh nghiệp vùng nông thôn ở Đức và bài toán thu hút lao động nước ngoài

Thứ tư, 20/09/2023 20:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các công ty vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn của Đức đang đối mặt với thách thức lớn khi tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng, khiến họ phải tìm mọi cách thu hút nguồn nhân công từ nước ngoài.

Những vùng nông thôn nhiều… nhà máy

Khi du khách ngắm nhìn khung cảnh từ tàn tích của lâu đài Rosenstein, nằm trên một tảng đá lớn phía trên thị trấn Heubach, bang Baden-Wurttemberg (Tây Nam nước Đức), họ sẽ khó có thể ngờ rằng khu vực trước mắt mình là một trung tâm kỹ thuật và công nghiệp.

Những cánh đồng và rừng chiếm ưu thế trong cảnh quan, với một vài thị trấn nhỏ nằm rải rác. Nhưng xen giữa đó, là những nhà xưởng của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là trụ cột cho nền kinh tế của thị trấn này.

cac doanh nghiep vung nong thon o duc va bai toan thu hut lao dong nuoc ngoai hinh 1

Kunjan Patel, một kỹ sư 30 tuổi đến từ Ấn Độ, đang hài lòng với công việc và cuộc sống tại bang Baden-Wurttemberg, Đức. Ảnh: DW

Nhưng Kunjan Patel, một kỹ sư 30 tuổi đến từ Ấn Độ, cho biết anh thấy nơi hấp dẫn nhất của bang Baden-Wurttemberg chính là Ostwurttemberg, một khu vực nằm cách thủ phủ công nghiệp Stuttgart một giờ lái xe về phía Đông. “Đây là một khu vực tuyệt vời dành cho các kỹ sư,” Kunjan Patel nói. "Có rất nhiều công ty thú vị ở đây và mỗi công ty đều có phong cách riêng".

Khoảng 450.000 người sống ở Ostwurttemberg, một khu vực rộng hơn gấp đôi Berlin. Khu vực này tự hào có nhiều công ty làm ăn phát đạt, trong số đó có hơn 300 công ty sản xuất công cụ, cơ khí và máy móc kỹ thuật cao.

Điều này khiến nơi đây trở thành một trong nhiều vùng của Đức tuy vẫn khá nông thôn về mặt hành chính nhưng có tầm quan trọng về mặt kinh tế và công nghiệp. Theo thống kê của chính phủ Đức, khu vực nông thôn chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước, đạt khoảng 3,9 nghìn tỷ euro (4,1 nghìn tỷ USD) vào năm 2022.

Khan hiếm nguồn lao động

Khi thanh niên di chuyển từ nông thôn lên thành phố, dân số ở nhiều vùng quê thậm chí còn già đi nhanh hơn dân số thành thị. Điều này có nghĩa là nông thôn cần thu hút lao động không chỉ từ thành thị mà còn từ nước ngoài. Mặc dù gần đây nhiều người Đức đã có xu hướng từ thành phố quay trở lại vùng nông thôn sinh sống, song nhu cầu lao động cho các nhà máy ở ngoại ô vẫn lớn hơn nguồn cung.

Trong bối cảnh ấy, các trường đại học địa phương đóng vai trò quan trọng, bởi đây là đầu mối giúp các doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Đức. Kunjan Patel, người kỹ sư đến từ Ấn Độ mà phần trên của bài viết đề cập, làm việc tại Richter - nhà sản xuất hệ thống chiếu sáng cao cấp đặt trụ sở tại Heubach, thị trấn có 10.000 dân. Theo công ty này, họ hiện có tới 110 nhân viên đến từ 34 quốc gia.

Patel gia nhập Richter vào năm 2019. Anh được thuê sau khi đến thăm công ty cùng một nhóm sinh viên quốc tế tại Đại học Aalen gần đó, nơi anh theo đuổi tấm bằng thạc sĩ.

Markus Schmid, nhà tư vấn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Ostwurttemberg cho biết, thuyết phục sinh viên quốc tế ở lại sau khi tốt nghiệp là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường nguồn lao động cho các nhà máy ở khu vực nông thôn.

Nhưng các công ty vừa và nhỏ ở Ostwurttemberg không có nhiều cách để thu hút sự chú ý của các ứng viên tiềm năng từ nước ngoài. Thách thức đối với họ là rất lớn nếu so với những tập đoàn toàn cầu đặt trụ sở tại khu vực vì họ có thể chi trả cho những chiến dịch tuyển dụng hoành tráng và thuê những đơn vị “săn đầu người” chất lượng.

Các công ty nhỏ cần phát triển cách tiếp cận sáng tạo

Với nguồn lực ít hơn rất nhiều so với những tập đoàn đa quốc gia, Bernd Richter, chủ sở hữu công ty chiếu sáng Richter, phải tìm ra cách riêng để xây dựng và duy trì lực lượng lao động đa dạng trong công ty của mình - đôi khi phải tốn rất nhiều nỗ lực cá nhân: Thỉnh thoảng, ông thậm chí còn tiếp đón nhân viên mới tại điền trang của gia đình mình.

Ông nói, phương pháp tuyển dụng của Richter là “không bao giờ loại trừ bất cứ điều gì”. Chẳng hạn, khả năng nói được tiếng Đức không phải là tiêu chí vượt trội đối với ông. Ngôn ngữ làm việc chính thức tại Richter là tiếng Anh. Thế nên, anh kỹ sư Ấn Độ Kunjan Patel - người nói rằng học tiếng Đức là thử thách lớn nhất khi sống ở Ostwurttemberg, cho biết anh rất hài lòng với văn hóa doanh nghiệp của Richter. Đấy là chưa kể, tại Richter, nhân viên còn được học tiếng Đức miễn phí.

Thị trưởng Heubach, Joy Alemazung, nói rằng ông muốn những người nhập cư cảm thấy không họ được đón chào nồng nhiệt nhất có thể. Alemazung nói: “Nếu tôi không cảm thấy khác biệt khi ai đó nói chuyện với mình, tôi cảm thấy như đang ở nhà”. Alemazung cũng chia sẻ, ông có thể nhận ra điều đó từ chính trải nghiệm của bản thân sau khi chuyển từ quê hương Cameroon đến Đức thời sinh viên.

Alemazung cho biết, cuộc sống có nhiều liên kết cộng đồng ở những vùng nông thôn có thể giúp thúc đẩy sự chấp nhận đối với người nhập cư vì nó mang lại cho những người mới đến và người dân địa phương cơ hội hòa nhập. Về vấn đề này, khu vực nông thôn có lợi thế hơn các thành phố, ông lập luận.

Với một người đến từ châu Á như Kunjan Patel, điều này rất quan trọng. Anh cho biết mình hài lòng với lối sống mà Ostwurttemberg mang lại. “Đời sống xã hội ở đây rất tốt”, anh nói với DW, với nhiều sự kiện để hòa nhập cả trong và ngoài công việc. Patel cũng thích đi bộ đường dài trên Alb, một cao nguyên miền núi trong vùng. “Tôi yêu mùa hè ở Alb”, anh nói.

Đây hẳn là tin vui cho sếp của Kunjan Patel. Bởi như ông chủ công ty Richter đã nói, việc thu hút người lao động đến Ostwurttemberg cuối cùng là vấn đề tìm ra "ai sẽ thực sự hài lòng ở đây”.

Tháo gỡ “quả bom hẹn giờ”

Những nỗ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn như Richter là một phần trong nỗ lực tháo gỡ cuộc khủng hoảng lao động, thứ mà báo DW gọi là “quả bom hẹn giờ với nền kinh tế Đức”.

Trong nhiều năm, các công ty Đức đã cảnh báo về một quả bom nổ chậm tại trung tâm nền kinh tế lớn nhất châu Âu: tình trạng thiếu lao động lành nghề. Vấn đề này từ lâu đã là nguồn gốc của những cuộc tranh luận đầy lo lắng nhưng nó đã trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây.

cac doanh nghiep vung nong thon o duc va bai toan thu hut lao dong nuoc ngoai hinh 2

Việc thiếu công nhân lành nghề là một trong những thách thức chính với các công ty Đức. Ảnh: DW

Các công ty thuộc nhiều lĩnh vực tại Đức cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động họ cần và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Andreas Rade, đại diện Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA) nói với DW: “Việc thiếu công nhân lành nghề là một trong những thách thức chính đối với các công ty trong ngành công nghiệp ô tô Đức”. Một cuộc khảo sát gần đây với các nhà cung cấp cho thấy hơn 3/4 các công ty hiện đang thiếu nhân công trầm trọng.

Đấy cũng là bức tranh tương tự nếu nhìn vào ngành cơ khí của Đức, một trong những động lực lớn của thị trường xuất khẩu khổng lồ của đất nước. Thilo Brodtmann, nhà phân tích của VDMA, nói với DW: “Tình hình ngày càng xấu đi kể từ năm 2021” và cho biết hơn 70% công ty trong lĩnh vực này đang thiếu hụt trầm trọng lao động.

Trước tình hình ấy, chính phủ Đức cho rằng nhập cư là một trong những giải pháp. Hồi tháng 6, nước này đã thông qua luật cải cách nhập cư sâu rộng, với những tiêu chí dễ dàng hơn cho việc cấp thị thực làm việc tại Đức cũng như mở rộng việc công nhận bằng cấp ở nước ngoài. Luật này được kỳ vọng sẽ khiến Đức trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với người lao động nước ngoài.

Với cú hích ở tầm vĩ mô ấy, những doanh nghiệp Đức, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông thôn, cũng đã có thêm cơ hội tuyển dụng lao động, qua đó giải bài toán nhân sự đầy thách thức những năm gần đây.

Quang Anh

Tin mới

Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị đề nghị từ 24 đến 30 tháng tù treo

Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị đề nghị từ 24 đến 30 tháng tù treo

(CLO) Sáng 17/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.

Vụ án
Nhiều vấn đề 'nóng' được nhắc đến trong 'Táo quân 2025'

Nhiều vấn đề 'nóng' được nhắc đến trong 'Táo quân 2025'

(CLO) Chương trình “Táo quân 2025” với sự trở lại của những gương mặt nghệ sỹ quen thuộc tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn, đáng chờ đợi đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đặc biệt, tại chương trình năm nay nhiều vấn đề “nóng” của xã hội cũng được các nghệ sỹ nói đến.

Giải trí
Ấm lòng người lao động tỉnh Đắk Lắk với những phần quà từ Liên đoàn Lao động

Ấm lòng người lao động tỉnh Đắk Lắk với những phần quà từ Liên đoàn Lao động

(CLO) Ngày 17/1, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy – Xuân ơn Đảng” và Khai mạc “Chợ Tết Công đoàn năm 2025”.

Đời sống
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An gặp mặt báo chí mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An gặp mặt báo chí mừng Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Sáng nay (17/1), nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức buổi gặp mặt với các cơ quan báo chí trên địa bàn. Buổi gặp mặt do đồng chí Nguyễn Đức Trung, Bí thư Tỉnh ủy, và đồng chí Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chủ trì.

Nghề báo
Khảo sát: Thanh niên Việt Nam và Singapore lạc quan nhất về chính trị ở Đông Nam Á

Khảo sát: Thanh niên Việt Nam và Singapore lạc quan nhất về chính trị ở Đông Nam Á

(CLO) Theo một khảo sát từ Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, thanh niên tại Việt Nam và Singapore có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình chính trị và kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực.

Thế giới 24h
Đào mốc, mận rừng xuống phố đón Tết

Đào mốc, mận rừng xuống phố đón Tết

(CLO) Những ngày này, một số tuyến phố ở Hà Nội đã xuất hiện những cành đào mốc, cành mận rừng được đưa từ Sơn La, Mộc Châu, Sapa... về bán dịp Tết Nguyên đán 2025.

Công luận 24H
iPad thế hệ 10 của Apple: Giá rẻ nhưng thiếu hỗ trợ AI

iPad thế hệ 10 của Apple: Giá rẻ nhưng thiếu hỗ trợ AI

(CLO) Đánh giá iPad thế hệ 10 của Apple, với giá rẻ và thiết kế hấp dẫn nhưng thiếu hỗ trợ Apple Intelligence, yếu tố quan trọng mà người dùng nên cân nhắc khi chọn mua thiết bị này.

Sức sống số
Phát hiện máu và lông chim trong hai động cơ máy bay gặp nạn Hàn Quốc

Phát hiện máu và lông chim trong hai động cơ máy bay gặp nạn Hàn Quốc

(CLO) Các nhà điều tra vừa phát hiện lông và máu chim trong cả hai động cơ của chiếc máy bay Jeju Air gặp nạn tại Hàn Quốc vào tháng trước, khiến 179 người thiệt mạng, theo nguồn tin thân cận với cuộc điều tra tiết lộ hôm thứ Sáu.

Thế giới 24h
Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự lễ nhậm chức của ông Trump

Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ tham dự lễ nhậm chức của ông Trump

(CLO) Trung Quốc vừa thông báo Phó Chủ tịch nước Hàn Chính sẽ đại diện nước này tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Washington vào thứ Hai tới.

Thế giới 24h
Những ứng dụng thay cho TikTok mà người dùng đang đổ xô đến

Những ứng dụng thay cho TikTok mà người dùng đang đổ xô đến

(CLO) Chỉ còn ba ngày nữa là đến hạn TikTok có thể bị cấm tại Mỹ, nhưng nhiều người dùng đã bắt đầu nói lời chia tay và tìm kiếm các nền tảng thay thế.

Báo chí - Công nghệ
WHO: Cần ít nhất 10 tỷ USD để tái thiết hệ thống y tế ở Gaza

WHO: Cần ít nhất 10 tỷ USD để tái thiết hệ thống y tế ở Gaza

(CLO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Gaza cần ít nhất 10 tỷ đô la để tái thiết hệ thống y tế bị tàn phá trong vòng 5 đến 7 năm tới, theo đánh giá ban đầu được công bố vào thứ Năm.

Thế giới 24h
Thủ tướng Qatar kêu gọi lực lượng Israel rút khỏi vùng đệm Syria

Thủ tướng Qatar kêu gọi lực lượng Israel rút khỏi vùng đệm Syria

(CLO) Thủ tướng Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, đã yêu cầu Israel "ngay lập tức rút quân" khỏi khu vực đệm do Liên Hợp Quốc thiết lập giữa Israel và Syria.

Thế giới 24h
Người dân Los Angeles được khuyến cáo không về nhà ít nhất một tuần nữa

Người dân Los Angeles được khuyến cáo không về nhà ít nhất một tuần nữa

(CLO) Giới chức Los Angeles thông báo hầu hết người dân phải sơ tán do cháy rừng sẽ không thể trở về nhà ít nhất trong một tuần tới.

Thế giới 24h
Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025

Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025

(CLO) Sáng 17/1, Uỷ ban ATGT Quốc gia phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2025, với chủ đề "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".

Đời sống
Cụ bà Brazil 119 tuổi tuyên bố mình là người già nhất thế giới

Cụ bà Brazil 119 tuổi tuyên bố mình là người già nhất thế giới

(CLO) Chỉ còn hai tháng nữa là bước sang tuổi 120, cụ bà Deolira Gliceria Pedro da Silva ở bang Rio de Janeiro, Brazil, đang nỗ lực để được Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới.

Thế giới 24h
198.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong năm 2024, cao nhất trong những năm vừa qua

198.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong năm 2024, cao nhất trong những năm vừa qua

(CLO) Trong năm 2024, có 198.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cao nhất trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp mở mới cũng đạt 233.400 doanh nghiệp, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Kinh doanh - Tài chính
Bình Luận

Tin khác

Chuyện về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ

Chuyện về lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ

(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ đa chiều của báo chí, rất nhiều điều thú vị về lễ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ được hé lộ.

Tiêu điểm Quốc tế
Các đời Tổng thống Hàn Quốc: Từ lưu vong, ám sát, luận tội đến bị bỏ tù

Các đời Tổng thống Hàn Quốc: Từ lưu vong, ám sát, luận tội đến bị bỏ tù

(CLO) Tổng thống vừa bị bắt Yoon Suk Yeol đã trở thành cái tên mới nhất trong danh sách dài các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gặp biến cố lớn trong sự nghiệp chính trị của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Hoà bình cho Gaza: Viễn cảnh từ một lời hứa

Hoà bình cho Gaza: Viễn cảnh từ một lời hứa

(NB&CL) Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken ngày 14/1/2025 cho biết, Israel và Hamas đang cận kề đồng ý một thỏa thuận tạm dừng giao tranh ở Gaza và thả các con tin bị giam giữ ở đó để đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel. Thông tin này đang thắp lên hy vọng về một viễn cảnh hoà bình vốn dĩ xưa nay vẫn rất mong manh cho dải đất này.

Tiêu điểm Quốc tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Tiêu điểm Quốc tế
Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.

Tiêu điểm Quốc tế
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Tiêu điểm Quốc tế