Từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
(CLO) Đó là một trong những nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị vừa mới được ban hành.
Theo dõi báo trên:
Tại chương trình "Gala Chào năm mới 2025" của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vào tháng trước, sự kiện thu hút hơn một tỷ khán giả theo dõi, 16 robot hình người đã cùng biểu diễn trên sân khấu. Khoác lên mình những chiếc áo họa tiết hoa sặc sỡ, chúng thực hiện các động tác múa Dương Ca truyền thống của Đông Bắc Trung Quốc, vẫy khăn đỏ nhịp nhàng bên cạnh các vũ công.
Hình minh họa robot với các bộ phận từ ô tô. Ảnh: Stephanie Arnett
Tuy nhiên, mục đích ban đầu của những robot này không phải để biểu diễn nghệ thuật. Được phát triển bởi công ty Unitree, chúng vốn được thiết kế cho các nhiệm vụ đa dụng và hiện đã có mặt trong ngành sản xuất xe điện tại Trung Quốc.
Bước ngoặt mới của ngành xe điện Trung Quốc
Sau thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, thị trường xe điện tại Trung Quốc đang dần ổn định với sự thống trị của một số tên tuổi lớn. Khi tốc độ tăng trưởng ngành xe điện có dấu hiệu chững lại, các "ông lớn" như BYD, XPeng và Nio bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực robot hình người, không chỉ vì áp lực tài chính mà còn do những lợi thế sẵn có về chuỗi cung ứng và công nghệ.
Những robot như H1 từng góp mặt trong Gala năm mới đang được triển khai tại các nhà máy xe điện của Trung Quốc thông qua sự hợp tác giữa Unitree và các hãng xe như BYD hay XPeng. Nhưng giờ đây, các công ty xe điện không chỉ sử dụng robot mà còn trực tiếp nghiên cứu và sản xuất chúng.
GAC Group - một tập đoàn ô tô nhà nước - đã phát triển robot GoMate để lắp đặt hệ thống dây điện trong dây chuyền sản xuất. Công ty dự kiến đưa GoMate vào sản xuất hàng loạt từ năm 2026, không chỉ phục vụ trong nhà máy mà còn mở rộng ứng dụng trong kho vận. Nio, một startup xe điện nổi tiếng với hệ thống hoán đổi pin, đã bắt tay với UBTech và thành lập nhóm nghiên cứu nội bộ nhằm phát triển robot hình người.
Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp của Shenzhen New Strategy Media, tính đến tháng 6/2024, thế giới có hơn 160 công ty sản xuất robot hình người, trong đó Trung Quốc chiếm hơn 60, Mỹ có hơn 30 và châu Âu khoảng 40.
Không chỉ sở hữu số lượng doanh nghiệp lớn nhất, Trung Quốc còn nổi bật khi ngành xe điện đóng vai trò hậu thuẫn mạnh mẽ cho sự phát triển của lĩnh vực này.
Từ “cường quốc xe điện” đến tham vọng dẫn đầu ngành robot
Nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Năm 2024, xe điện và hybrid chiếm 54% tổng số ô tô bán ra tại Trung Quốc, trong khi con số này tại Mỹ chỉ là 8%. Đây cũng là quốc gia đầu tiên đạt mốc sản xuất 10 triệu xe năng lượng mới (NEV) mỗi năm.
Các doanh nghiệp xe điện Trung Quốc đã tích lũy nguồn vốn khổng lồ, năng lực công nghệ tiên tiến và vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp. Những cái tên như Li Auto, XPeng, Nio dù mới được thành lập hơn một thập kỷ đã trở thành thương hiệu quen thuộc.
Trong khi đó, các nhà sản xuất truyền thống như BYD và Geely cũng vươn lên thành những "gã khổng lồ công nghệ" nhờ vào năng lực kỹ thuật và các tính năng lái xe thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
Tuy nhiên, bất chấp tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận ngành xe điện đang có dấu hiệu suy giảm. Từ năm 2018 đến 2023, số lượng công ty sản xuất NEV tại Trung Quốc giảm mạnh từ hơn 480 xuống chỉ còn khoảng 40 do tình trạng sáp nhập và phá sản.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, biên lợi nhuận ngành ô tô đã giảm từ 6,1% năm 2021 xuống còn 4,6% vào năm 2023. Áp lực cạnh tranh cũng khiến nhiều hãng xe điện Trung Quốc phải tiến hành cắt giảm nhân sự trên diện rộng.
Trong bối cảnh đó, các công ty buộc phải tìm kiếm hướng đi mới để cắt giảm chi phí và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. “Tình hình này khiến các hãng xe phải tối ưu chi phí trong khi vẫn phải duy trì câu chuyện tăng trưởng hấp dẫn, và robot hình người chính là lời giải cho cả hai bài toán đó”, Yao Jia - nhà nghiên cứu tại Aegon Industrial Fund nhận định.
Lợi thế công nghệ và thách thức phía trước
Sự giao thoa công nghệ giữa ngành xe điện và robot hình người chính là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp xe điện Trung Quốc tiến vào thị trường mới này. Cả hai lĩnh vực đều dựa vào công nghệ cảm biến, thuật toán xử lý dữ liệu môi trường và hệ thống điều hướng thông minh.
Lidar và camera độ sâu vốn được phát triển để phục vụ xe tự lái nay được ứng dụng vào robot. Robot Iron của XPeng sử dụng cùng thuật toán lập kế hoạch đường đi và nhận diện vật thể như trên các mẫu xe điện của hãng, giúp di chuyển chính xác trong môi trường nhà máy.
Công nghệ pin cũng là một điểm tương đồng quan trọng. Robot GoMate của GAC sử dụng bộ pin từ xe điện, giúp nó có thể hoạt động liên tục trong ca làm việc kéo dài 6 giờ.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng của Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong việc giảm giá thành sản xuất robot. Theo báo cáo của Morgan Stanley, Trung Quốc kiểm soát 63% các doanh nghiệp chủ chốt trong chuỗi cung ứng linh kiện robot hình người toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực bộ truyền động và chế biến đất hiếm.
Nhờ đó, các công ty Trung Quốc có thể sản xuất robot với mức giá cạnh tranh hơn đáng kể so với đối thủ nước ngoài. Chẳng hạn, mẫu H1 của Unitree có giá 90.000 USD - chưa bằng một nửa so với Atlas của Boston Dynamics.
Mặc dù vậy, ngành robot Trung Quốc vẫn đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và phát triển chip, nơi các công ty nước ngoài như Nvidia, TSMC, Palantir và Qualcomm vẫn đang chiếm ưu thế.
“Nghiên cứu robot hình người trong nước chủ yếu tập trung vào phần cứng và ứng dụng, nhưng so với quốc tế, tôi thấy vẫn thiếu sự đầu tư bài bản vào phần mềm điều khiển”, Wang Jiayi - nhà nghiên cứu tại Viện Trí tuệ Nhân tạo Tổng quát Bắc Kinh nhận xét.
Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc robot
Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh tự động hóa thông qua các sáng kiến như kế hoạch “Robotics+”, đặt mục tiêu tăng gấp đôi mật độ robot trong ngành sản xuất vào năm 2025 so với năm 2020. Một số chính quyền địa phương cũng triển khai các chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, với mức trợ cấp lên đến 30% chi phí dự án, nhằm thúc đẩy đổi mới trong công nghệ tự động hóa.
Có thể thấy, Trung Quốc đang đặt tham vọng trở thành cường quốc robot, tương tự cách họ đã làm với xe điện. CEO Unitree, ông Wang Xingxing, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Robot đang ở vị trí mà xe điện từng đứng cách đây một thập kỷ - một thị trường nghìn tỷ nhân dân tệ đang chờ được khai phá”.
Hải Hà (Theo Technology Review)
(CLO) Đó là một trong những nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị vừa mới được ban hành.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn làm việc tại Thái Bình, thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1926 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc, thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.
(CLO) Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình làm việc năm 2025, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
(CLO) Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội". Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
(CLO) Tối 19/3, Liên hoan truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) lần thứ 42/2025 chính thức khai mạc tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
(CLO) Ngày 19/3, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số”.
(CLO) Mất thị trường châu Âu, Gazprom lỗ kỷ lục 13,1 tỷ USD năm 2024, buộc phải sa thải 1.600 nhân sự để cắt giảm chi phí.
(CLO) Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi tại nhiều tỉnh, thành phố.
(CLO) Ngày 19/3, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Văn Đạo (SN 1960, trú tại phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn) về tội "Giết người".
(CLO) UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn khẩn trương rà soát và hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã theo hướng dẫn của Trung ương. Hạn chót nộp báo cáo cho UBND tỉnh là ngày 22/3/2025.
(CLO) Ngày 19/3, lực lượng chức năng phường Bình Hưng Hòa B phối hợp Công an TP HCM tổ địa bàn quận Bình Tân điều tra, làm rõ vụ nam thanh niên tử vong trong phòng trọ.
(CLO) Từ ngày 1 - 18/3, Phòng CSGT Công an TP HCM tiếp nhận 12.499 hồ sơ cấp, đổi GPLX. Trong số này có 386 hồ sơ do Công an các phường, xã tiếp nhận.
(CLO) Quá trình lái máy xúc thi công sân bóng xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, người đàn ông phát hiện quả bom phá, nặng 340kg.
(CLO) Chiều 19/3, CLB Công An Hà Nội (CAHN) chính thức thông báo hậu vệ trái Jason Quang Vinh Pendant đã hoàn tất thủ tục nhập tịch Việt Nam, mở ra cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 20/3, TP HCM và khu vực Nam Bộ dự báo có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%. Nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng sẽ kéo dài trong những ngày tới.
(CLO) Chiều 19/3, Toyota Việt Nam chính thức xuất xưởng chiếc ô tô thứ 700.000 tại nhà máy Vĩnh Phúc, đánh dấu cột mốc quan trọng sau 30 năm thành lập.
(CLO) Công nghệ Super e-Platform có khả năng giúp ô tô điện BYD di chuyển được quãng đường đến 400 km chỉ sau 5 phút sạc nhanh.
(CLO) Những tấm biển số cá nhân hóa đắt đỏ không chỉ thể hiện đẳng cấp mà còn có giá trị tăng theo thời gian, với một số biển đã chạm ngưỡng 1 triệu bảng.
(CLO) Mẫu xe Kia Soluto giảm giá bán lẻ 5-27 triệu đồng trong tháng 3/2025, đồng thời phiên bản Luxury không còn hiện diện trong danh mục sản phẩm.
(CLO) Hơn 8 lưu ý quan trọng giúp bạn tránh rủi ro khi mua ô tô cũ, từ kiểm tra nguồn gốc, đàm phán giá đến đánh giá chi phí vận hành.
(CLO) Phiên bản Toyota Camry Hybird đang trở thành điểm sáng trong bức tranh tối màu của phân khúc sedan cỡ D tại thị trường ô tô Việt Nam đầu năm 2025.
(CLO) Lựa chọn giữa hộp số tự động và số sàn không chỉ quyết định trải nghiệm lái mà còn ảnh hưởng đến chi phí sở hữu, giá trị bán lại và mức tiêu hao nhiên liệu.
(CLO) Ô tô máy xăng cỡ A đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển lên các phân khúc cao hơn, bên cạnh sức ép từ xe điện.
(CLO) Trong khi xe điện chạy pin (BEV) ngày càng đa dạng về mẫu mã, doanh số và hệ thống trạm sạc không ngừng mở rộng, xe điện pin nhiên liệu (FCEV) lại có xu hướng đi lùi.
(CLO) Xe số sàn chết máy tới 8-10 lần mỗi ngày trong thời gian dài mới có thể gây hại đáng kể, vậy đâu mới là nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến hộp số?