Các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine trưng cầu dân ý có ý nghĩa gì?

Thứ sáu, 23/09/2022 16:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bốn khu vực bị chiếm đóng ở Ukraine sẽ bắt đầu bỏ phiếu vào thứ Sáu (23/9) để trưng cầu dân ý về việc có nên trở thành một phần của Nga hay không, qua đó có thể tạo tiền đề để Nga sáp nhập các khu vực này vào lãnh thổ nước mình.

Ukraine và các đồng minh phương Tây đã bác bỏ các cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp, không tự do cũng như không công bằng.

cac khu vuc bi chiem dong cua ukraine trung cau dan y co y nghia gi hinh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

Bài liên quan

Vì sao tổ chức trưng cầu dân ý?

Nga đã từng thực hiện điều này trước đây. Vào năm 2014, Nga đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực Crimea của Ukraine, điều cũng bị phương Tây tố cáo là bất hợp pháp. Nga đã sử dụng cuộc bỏ phiếu để làm cơ sở sáp nhập bán đảo ở Biển Đen này.

Hôm thứ Ba vừa rồi, các nhà chức trách ở các khu vực ly khai Luhansk và Donetsk đột ngột thông báo rằng các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga sẽ được tổ chức bắt đầu từ thứ Sáu. Sau đó, các quan chức được Nga hậu thuẫn ở các vùng Kherson và Zaporizhzhia ở phía nam cũng kêu gọi bỏ phiếu.

Trước đây, khi các lực lượng Nga nhanh chóng chiếm được toàn bộ khu vực Donbas, các quan chức địa phương cũng đã nói về việc tổ chức các cuộc bỏ phiếu vào tháng 9.

Quân đội Nga và lực lượng ly khai địa phương đã giành quyền kiểm soát hầu như toàn bộ khu vực Luhansk, nhưng chỉ khoảng 60% khu vực Donetsk. Tốc độ chậm chạp trong cuộc tấn công của Nga ở phía đông và việc Ukraine giành lại các khu vực ở vùng Kherson đã khiến các quan chức Nga từng nói về việc trì hoãn các cuộc bỏ phiếu cho đến tháng 11.

Tuy nhiên, kế hoạch của Nga lại thay đổi sau một cuộc phản công chớp nhoáng của Ukraine vào tháng này, buộc quân đội Nga phải rút lui khỏi những vùng rộng lớn ở khu vực đông bắc Kharkiv.

Giới quan sát cho rằng bằng cách nhanh chóng sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Nga hy vọng sẽ khiến Ukraine ngừng phản công và chấp nhận các khu vực chiếm đóng hiện tại, nếu không sẽ phải đối mặt với sự trả đũa tàn khốc, do trên lý thuyết lúc này Ukraine đang xâm phạm vào lãnh thổ của Nga.

Các khu vực diễn ra bỏ phiếu

Những người theo chủ nghĩa ly khai đã kiểm soát nhiều khu vực lớn của Donbas từ năm 2014 đã thúc đẩy việc gia nhập Nga. Khi cuộc nổi dậy nổ ra, phe ly khai nhanh chóng tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý, trong đó đa số bỏ phiếu ủng hộ Nga, nhưng Điện Kremlin đã phớt lờ kết quả.

Hai khu vực tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vài tuần sau khi Crimea sáp nhập, gây ra 8 năm giao tranh mà Tổng thống Vladimir Putin xem đây là một trong những lý do để để tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.

cac khu vuc bi chiem dong cua ukraine trung cau dan y co y nghia gi hinh 2

4 khu vực ở Ukraine đang trưng cầu dân ý để gia nhập Nga. Ảnh đồ họa: DW

Kể từ khi các lực lượng Nga tràn vào khu vực Kherson và một phần của khu vực Zaporizhzhia, chính quyền do Moscow chỉ định ở đó đã cắt các chương trình truyền hình của Ukraine, thay thế bằng chương trình của Nga. Họ đã phát hộ chiếu Nga cho người dân, giới thiệu đồng rúp và thậm chí cấp biển số xe của Nga để mở đường cho việc sáp nhập vào Nga.

Các chính quyền mới ở khu vực chiếm đóng thường xuyên bị các thành viên của phong trào kháng chiến Ukraine tấn công, khiến các quan chức địa phương thiệt mạng, đánh bom các điểm bỏ phiếu và các tòa nhà chính phủ khác, đồng thời giúp quân đội Ukraine nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tính pháp lý của cuộc bỏ phiếu?

Quá trình bỏ phiếu kéo dài 5 ngày sẽ diễn ra trong điều kiện không có người giám sát độc lập. Khi các cuộc trưng cầu dân ý được công bố vào đầu tuần này, phương Tây ngay lập tức đặt câu hỏi về tính hợp pháp của chúng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gọi các cuộc bỏ phiếu là giả mạo, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng chúng sẽ “không có tính pháp lý”. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng gọi chúng là "tiếng ồn" để đánh lạc hướng công chúng.

Việc điều động quân sự của Nga liên quan thế nào?

Một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý được công bố, ông Putin đã ra lệnh huy động một phần lực lượng dự bị để củng cố lực lượng của mình ở Ukraine, đồng thời ông cũng tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ Nga.

Bộ Quốc phòng cho biết đợt huy động, lần đầu tiên của Nga kể từ Thế chiến II, là nhằm kêu gọi khoảng 300.000 quân dự bị có kinh nghiệm quân sự trước đó. Tuy nhiên, các nhà quan sát lưu ý rằng sắc lệnh của ông Putin đủ rộng để cho phép quân đội tăng quân số nếu cần.

Cuộc phản công mới nhất của Ukraine cho thấy Nga không có khả năng kiểm soát chiến tuyến dài 1.000 km với lực lượng hạn chế hiện tại của họ. Các chuyên gia quân sự cho biết sẽ mất nhiều tháng để các lực lượng dự bị mới được gọi lên để sẵn sàng chiến đấu.

Những đe doạ hạt nhân của ông Putin

Ông Putin đã có những ám chỉ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ đất nước, một lời cảnh báo thẳng thừng cho Ukraine ngừng tấn công vào các khu vực đang trưng cầu để trở thành một phần lãnh thổ của Nga.

Các nhà quan sát coi lời đe dọa của ông Putin là một tối hậu thư hiệu quả đối với Ukraine và phương Tây, qua đó có thể dẫn đến 2 kịch bản: đóng băng xung đột hoặc đối mặt với khả năng leo thang tới một cuộc xung đột hạt nhân.

Ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga do ông Putin làm chủ tịch, hôm thứ Năm nói rằng Nga có thể sử dụng “bất kỳ vũ khí nào của Nga, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược” để bảo vệ 4 khu vực được sáp nhập từ Ukraine.

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (20/4) cho biết, họ đã thử nghiệm một đầu đạn tên lửa hành trình “siêu lớn” và một tên lửa phòng không mới ở khu vực ven biển phía tây nước này.

Thế giới 24h
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h