Các ngân hàng toàn cầu “gồng mình” giữa bối cảnh "đại suy thoái" và xung đột Ukraine -Nga

Thứ hai, 09/05/2022 18:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2022 là một năm đầy biến động đối với các ngân hàng toàn cầu khi vừa phải chống lại tác động rộng hơn xung đột Ukraine- Nga và lạm phát toàn cầu leo thang. Những biến cố nhưng vậy đã khiến các dòng tiền cho vay sụt giảm.

Nếu các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng các ngân hàng có thể giúp “kìm cương” suy thoái bằng cách tăng cho vay, họ có thể thất vọng, theo các chủ ngân hàng, nhà phân tích và nhà đầu tư được khảo sát bởi hãng tin Reuters.

Các ngân hàng phải ngay lập tức thích ứng với sự gia tăng rủi ro trong kinh doanh khi doanh nghiệp và cá nhân đang cân bằng giữa việc tăng giá cho vay với chi phí tăng.

cac ngan hang toan cau gong minh giua boi canh dai suy thoai va xung dot ukraine nga hinh 1

Các ngân hàng gạo cội trên thế giới cũng phải lao đao bởi sóng gió liên tiếp diễn ra trên toàn cầu. Ảnh: Internet.

Trong khi đó, việc Nga tấn công Ukraine đã đẩy châu Âu vào tình trạng suy thoái và dẫn đến thiệt hại cho các ngân hàng như ngân hàng lâu đời nhất ở Pháp Societe Generale và ngân hàng Raiffeisen ở Áo.

Lần lượt các ngân hàng Credit Agricole ở Pháp và UniCredit ở Ý cũng đã phải trích lập dự phòng cho những tổn thất liên quan đến chiến tranh, nhưng những tác động mạnh mẽ nhất ở châu Âu, đang vang dội khắp thế giới.

Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ngân hàng ING của Hà Lan cho biết: “Xung đột và ảnh hưởng của của chúng đối với lạm phát giá cả là yếu tố thay đổi cuộc chơi”, đồng thời nhận định thêm rằng “người tiêu dùng sẽ mất nhiều năm để lấy lại sức mua của họ, vốn đã bị mất đi do lạm phát”. Các công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng. "

Một số nhà đầu tư lo ngại rằng những sai sót trong bảng cân đối kế toán ngân hàng đã quá rõ ràng, với các số liệu tiết lộ rằng bộ đệm vốn của ngân hàng JP Morgan, Barclays, HSBC, Morgan Stanley, Bank of America, Credit Suisse và Citi đều bị thu hẹp trong ba tháng đầu năm 2022 .

Sự kết thúc kéo dài của đợt tăng giá trái phiếu 40 năm đã khiến nhiều ngân hàng thua lỗ nghiêm trọng, trong khi những ngân hàng khác cũng đang tích lũy các khoản nợ do các đợt phong toả của đại dịch, đã cản trở thương mại toàn cầu và buộc hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đóng cửa.

Một số ngân hàng đã từ bỏ kế hoạch mua lại cổ phiếu được định giá rẻ do trượt giá vốn của họ, mặc dù công bố lợi nhuận ngân hàng đầu tư lành mạnh nhờ thị trường tài chính biến động.

Thâm hụt lãi suất

Mặc dù lãi suất cao hơn có thể là tin tốt đối với các ngân hàng, điều này thường có thể thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của họ và do đó tăng thu nhập, nhưng tình hình không quá rõ ràng vào năm 2022.

Đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản (bp) lịch sử của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào tuần trước báo hiệu rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang lo lắng về lạm phát hơn là tăng trưởng đình trệ.

Và ở châu Âu, chi phí đi vay cũng đang diễn biến theo chiều hướng tương tự. Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tăng lãi suất ngay sau tháng 7, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất 25 cơ bản lên 1% vào thứ Năm và cảnh báo rằng Anh có nguy cơ xảy ra hai đợt suy thoái và lạm phát trên 10%.

Lãi suất tăng có thể giúp các bên cho vay kiếm được lợi nhuận từ các khoản bảo hiểm rủi ro được đặt để bù đắp sự sụt giảm của thị trường trái phiếu, nhưng chúng cũng khiến các ngân hàng thắt chặt kiểm tra khả năng chi trả, với nhiều khách hàng chắc chắn phải vật lộn với việc trả nợ vay, thẻ tín dụng và thế chấp.

Sau khi lợi nhuận quý đầu tiên của ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ giảm, Giám đốc điều hành JP Morgan Jamie Dimon đã cảnh báo về tác động kinh tế từ chiến tranh và giá cả tăng vọt vào tháng trước.

JPMorgan được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ, và kết quả lợi nhuận giảm là một tin xấu đối với các ngân hàng trên toàn cầu.

Keith Wade, Nhà kinh tế trưởng đồng thời là Nhà chiến lược tại Schroders cho hay: “Sự suy thoái của những năm 1980 và 1990 rất tương đồng với sự gia tăng lạm phát ngày nay”.

Tiềm tàng một “đại suy thoái” mới

Ủy ban châu Âu dự đoán rằng nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ giảm kỷ lục, khoảng 7,7% trong năm nay, đây là mức giảm mà ủy viên kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni tuyên bố chưa từng chứng kiến kể từ cuộc đại suy thoái.

Kịch bản đó phần lớn được thúc đẩy bởi cú sốc của cuộc tấn công lớn nhất vào một quốc gia châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai, cũng như thiệt hại gây ra cho các động lực kinh tế như Đức, nước phụ thuộc vào dầu khí của Nga để cung cấp năng lượng.

EU đã đề xuất các hình phạt mạnh nhất đối với Nga vào tuần trước, bao gồm lệnh cấm vận dầu mỏ theo từng giai đoạn có thể và gây ảnh hưởng đến Nga và châu Âu nói riêng,và toàn cầu nói chung, thậm chí còn gây ra các vấn đề mới cho cả bên vay và ngân hàng cho vay.

Theo EY, khoảng 3,4% các khoản cho vay của châu Âu sẽ quá hạn trong năm nay, tăng lên khoảng 3,4% vào năm 2023.

Con số này cao hơn đáng kể so với mức 2,4% được ghi nhận vào năm trước, trong khi vẫn thấp hơn mức vỡ nợ được quan sát sau khi khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

Được biết, EY cũng kỳ vọng rằng tăng trưởng cho vay tổng thể sẽ giảm.

Begbies Traynor, một công ty tư vấn tái cấu trúc, cũng dự đoán thời kỳ đen tối phía trước, với lý do các công ty Anh gặp khó khăn tài chính đáng kể trong quý đầu tiên, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, khi các biện pháp cứu trợ COVID giảm và chi phí tăng vọt.

Giám đốc quỹ T. Rowe Price, Ken Orchard, nhận định rằng mặc dù lãi suất cao hơn thông thường sẽ tạo cơ hội cho vay nợ, nhưng đây "không phải là thời điểm tốt để mở rộng tín dụng" do tình hình ở Ukraine và dự báo xấu về sự phát triển của Trung Quốc giữa các cuộc phong toả vì Covid-19 mới.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm