Các nhà khoa học cảnh báo gì về Omicron?

Thứ ba, 14/12/2021 20:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà khoa học trên khắp thế giới sẽ sớm đưa ra kết quả nghiên cứu chính thức về biến thể Omicron trong một vài ngày tới. Dưới đây là bài phân tích và đánh giá trước mắt của tiến sĩ Jesse Bloom tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson và giáo sư Sarah Cobey tại Đại học Chicago (Mỹ).

Omicron lẩn tránh vắc xin đến mức nào?

Omicron có nhiều đột biến, đặc biệt là protein đột biến, vốn là mục tiêu chính của các kháng thể trong cơ thể con người nhờ tiêm chủng hoặc bị nhiễm trước đó. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học lo ngại rằng, nhờ có nhiều đột biến protein, Omicron có thể né tránh các hệ thống phòng thủ được xây dựng bởi vắc-xin. Các thí nghiệm còn chỉ ra rằng Omicron có thể làm suy yếu 1/4 sự hiệu quả kháng thể do vắc xin tạo ra so với các biến thể trước đó.

cac nha khoa hoc canh bao gi ve omicron hinh 1

Omicron đã lan khắp toàn cầu nhanh đến mức các nhà khoa học mới chuẩn bị giải mã xong loại biến thể mới này. Ảnh AP.

Có nghĩa, Omicron sẽ dễ lây nhiễm cho cả những người đã được tiêm chủng đầy đủ và cả những người đã nhiễm trước đó. Một nghiên cứu từ Nam Phi cho thấy tỷ lệ người tái nhiễm Omicron cao hơn so với do các biến thể Beta và Delta.

Omicron cũng đã gây ra một số bệnh từ nhẹ đến trung bình ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Những phát hiện ban đầu này cho thấy, việc cần tới một mũi tiêm bổ sung dành riêng cho Omicron là cần thiết trong tương lai.

Liệu vắc xin sẽ chống được bệnh nghiêm trọng chứ?

Ngay cả khi một số kháng thể không ngăn chặn được sự lây nhiễm của Omicron, thì tế bào T và các kháng thể khác được phát triển sau tiêm chủng hoặc đã nhiễm trước đó có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại bệnh nặng. Nói cách khác, số ca tử vong và ca nghiêm trọng có thể không lớn như trong các đợt đại dịch trước. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần có dữ liệu từ các phòng khám, bệnh viện và các nghiên cứu dịch tễ học trong thời gian dài. Điều này sẽ mất nhiều thời gian hơn các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Thường mất vài tuần để Covid-19 phát triển nghiêm trọng, đó là lý do tại sao các trường hợp tử vong và nhập viện được các nhà khoa học gọi là “chỉ báo tụt hậu”. Vì vậy, dù chúng ta có thể lạc quan khi nghe các báo cáo ban đầu về những người được tiêm chủng chỉ có các triệu chứng nhẹ, song hãy nhớ rằng sẽ mất một thời gian để có dữ liệu đáng tin cậy về mức độ của bệnh.

Ví dụ, có khả năng Omicron sẽ gây ra bệnh nhẹ hơn ở những người đã được tiêm chủng hoặc đã nhiễm trước đó, song lại gây ra bệnh nặng ở những người không có khả năng miễn dịch. Điều này sẽ dẫn đến gánh nặng cho các bệnh viện.

Omicron dễ lây hơn Delta không?

Omicron có khả năng lây truyền mạnh và thực tế nó đã lây lan chóng mặt ở nhiều quốc gia. Có hai yếu tố đánh giá điều này: Omicron vừa có khả năng lây nhiễm cho những người chưa có khả năng kháng thể, vừa làm tăng khả năng lây nhiễm cho những người đã có khả năng kháng thể.

cac nha khoa hoc canh bao gi ve omicron hinh 2

Các phần tử virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19. Ảnh: AP

Sự cân bằng của hai yếu tố trên sẽ xác định liệu Omicron có khả năng lây truyền nhiều hơn Delta trong tất cả các quần thể, hay chỉ ở những nơi như Nam Phi và các quốc gia khác – nơi tỷ lệ tiêm chủng của người dân vẫn còn thấp. Song câu trả lời cho vấn đề này rất có thể đã có lời giải đáp, với việc Omicron sắp thay Delta trở thành biến thể thống trị tại các quốc gia châu Âu.

Câu trả lời cho chúng ta biết điều gì?

Dẫu vậy, vẫn sẽ có một vài kịch bản khác nhau cho Omicron. Một là Omicron dễ lây lan đến mức nó lan truyền khắp thế giới và vượt qua tất cả các biến thể khác, bao gồm cả Delta. Do đó, trong tương lai, tất cả các loại virus mới đều là hậu duệ của Omicron.

Một kịch bản khác là Omicron lan truyền ở một số địa điểm nhưng cuối cùng hóa ra lại ít lây truyền hơn các biến thể khác, cuối cùng tiêu biến như một số biến thể trước trong đại dịch Covid-19. Điều này từng xảy ra với Alpha và Beta ở giai đoạn đầu đại dịch của năm 2021.

Bất kể Omicron có thay thế các biến thể khác hay không, thì nó sẽ làm gia tăng các ca nhiễm mới trên khắp thế giới. Mức độ của sự gia tăng này sẽ phụ thuộc vào mức độ miễn dịch trong cộng đồng, các biện pháp kiểm dịch và các yếu tố thời tiết theo mùa, như nhiệt độ và độ ẩm.

Nếu Omicron gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn Delta, nó sẽ là một tin tốt. Nhưng nếu nó lây lan rộng, nó vẫn có thể khiến một số lượng lớn người đến bệnh viện. Cũng nên nhớ rằng có khả năng Omicron ít nhất cũng nghiêm trọng như Delta ở những người không có miễn dịch. Hậu quả vẫn là rất lớn.

Tất nhiên, các biện pháp kiểm soát sự lây lan đối với các biến thể trước đây vẫn có tác dụng chống lại Omicron. Đó là tăng tỷ lệ tiêm chủng, xét nghiệm hàng loạt, cải thiện hệ thống thông gió, khuyến khích sử dụng khẩu trang và giúp mọi người nhận biết khi nào nhiễm bệnh. Có bằng chứng cho thấy việc tiêm nhắc sẽ làm tăng khả năng miễn dịch đối với Omicron, thay vì chỉ tiêm 2 liều đầy đủ.

Do sự đột biến mạnh trong Omicron, cũng có thể cần thiết phải tạo ra vắc xin đặc hiệu. Thực hiện các biện pháp kiểm dịch và theo dõi tình hình vẫn có thể giúp chúng ta cân bằng giữa việc giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn tận hưởng cuộc sống. Đó là điều mà các nhà khoa học, cũng như những người khác, đang hy vọng!

Hoàng Hải (tổng hợp)

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế