Các nhà khoa học sẽ hồi sinh loài động vật tuyệt chủng từ năm 1936

Thứ tư, 17/08/2022 19:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gần 100 năm sau khi tuyệt chủng, các nhà khoa học muốn hồi sinh loài hổ Tasmania từng lang thang ở Úc.

Dự án đầy tham vọng sẽ khai thác những tiến bộ trong di truyền học, truy xuất DNA cổ đại và sinh sản nhân tạo để mang loài động vật này trở lại. Ông Andrew Pask, giáo sư tại Đại học Melbourne và là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phục hồi Di truyền, cho biết: “Chúng ta cần phải bảo vệ đa dạng sinh học khỏi sự tuyệt chủng”.

cac nha khoa hoc se hoi sinh loai dong vat tuyet chung tu nam 1936 hinh 1

Hình ảnh hiếm hoi về một chú hổ Tasmania. Ảnh: CNN

Bài liên quan

Ông nói thêm: “Công nghệ này mang lại cơ hội sửa sai và có thể được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các loài trụ cột của đa dạng sinh học tuyệt chủng".

Dự án là sự hợp tác với Colossal Biosciences, được thành lập bởi doanh nhân công nghệ Ben Lamm và nhà di truyền học George Church của Trường Y Harvard, những người đang thực hiện một dự án 15 triệu USD đầy tham vọng, nếu không muốn nói là táo bạo hơn để mang con voi ma mút cổ đại trở lại với thế giới hiện tại.

Có kích thước bằng một con chó sói, hổ Tasmania, hay còn gọi là Thylacine, đã biến mất cách đây khoảng 2.000 năm hầu như ở khắp mọi nơi ngoại trừ đảo Tasmania của Úc. Là động vật ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn có túi duy nhất sống ở thời hiện đại, nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

Những người định cư châu Âu trên đảo vào những năm 1800 cho rằng loài hổ này đã gây thiệt hại cho gia súc (mặc dù, trong hầu hết các trường hợp, chó hoang và việc quản lý môi trường sống của con người mới thực sự là thủ phạm), và họ săn bắt những con hổ Tasmania đến mức tuyệt chủng.

Con Thylacine cuối cùng sống trong điều kiện nuôi nhốt, tên là Benjamin và chết vào năm 1936 tại Vườn thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania. Sự mất mát to lớn này xảy ra ngay sau khi Thylacines được liệt vào sách đỏ.

Dự án bao gồm một số bước phức tạp kết hợp khoa học và công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như chỉnh sửa gen và xây dựng tử cung nhân tạo.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một bộ gen chi tiết của loài động vật đã tuyệt chủng và so sánh nó với bộ gen của họ hàng gần nhất còn sống, một loài thú có túi ăn thịt có kích thước bằng chuột được gọi là Dunnart đuôi béo, để xác định sự khác biệt.

Ông Pask giải thích: "Sau đó, chúng tôi lấy các tế bào sống từ Dunnart và chỉnh sửa DNA của chúng ở mọi nơi mà nó khác với Thylacine. Về cơ bản, chúng tôi đang thiết kế tế bào Dunnart để trở thành tế bào hổ Tasmania".

Khi nhóm đã lập trình thành công một tế bào, ông Pask cho biết tế bào gốc và các kỹ thuật sinh sản sẽ "biến tế bào đó trở lại thành động vật sống".

"Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi với công nghệ này là khôi phục những loài này về tự nhiên, nơi chúng đóng những vai trò hoàn toàn thiết yếu trong hệ sinh thái. Vì vậy, hy vọng cuối cùng của chúng tôi là một ngày nào đó bạn sẽ được nhìn thấy chúng ở vùng đất Tasmania một lần nữa".

Dunnart đuôi béo nhỏ hơn nhiều so với hổ Tasmania trưởng thành, nhưng ông Pask nói rằng tất cả các loài thú có túi đều sinh con nhỏ, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt gạo. Điều này có nghĩa là ngay cả một loài thú có túi nhỏ cũng có thể làm mẹ thay thế cho một động vật trưởng thành lớn hơn nhiều như Thylacine, ít nhất là trong giai đoạn đầu.

Ông Pask nói thêm rằng việc đưa Thylacine trở lại thói quen cũ của nó sẽ phải được thực hiện rất thận trọng. Nhóm nghiên cứu chưa đặt ra mốc thời gian cho dự án, nhưng ông Lamm cho biết ông nghĩ rằng tiến độ sẽ nhanh hơn những nỗ lực hồi sinh voi ma mút.

Trung Kiên (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h
UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h