(CLO) Cử tri kiến nghị cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ phù hợp, thống nhất cho tất cả tuyến đường sắt đô thị, lựa chọn công nghệ đảm bảo đồng bộ, kết nối thuận tiện giữa các tuyến...
Ngày 18/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND Thành phố thuộc đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau Kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận Hoàn Kiếm tiếp tục gửi tới các đại biểu HĐND Thành phố một số kiến nghị. Cụ thể, liên quan đến Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh, cử tri cho rằng, với một đô thị lớn như Hà Nội, giao thông công cộng là giải pháp phù hợp nhất để phát triển Thành phố theo hướng bền vững, an toàn. Trong khi đó, mạng lưới đường sắt đô thị còn chưa hình thành. Mạng lưới xe buýt có nhiều điểm chưa hợp lý khiến một số chuyến đi bị lòng vòng, tính liên thông, trung chuyển nội mạng còn thiếu, trùng lặp tuyến, di chuyển chậm, không đúng giờ...
Vì vậy, cử tri kiến nghị thành phố Hà Nội tập trung rà soát mạng lưới, đánh giá hiệu quả các tuyến xe buýt để nghiên cứu mở mới hoặc điều chỉnh lộ trình tuyến cho phù hợp; Quan tâm xây dựng các điểm dừng, nhà chờ đảm bảo mỹ quan đô thị, thuận tiện cho người dân. Cử tri cũng đề nghị Thành phố nhanh chóng xây dựng và ban hành hệ thống định mức, đơn giá, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện, đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển đổi thay thế 100% xe buýt sử dụng nhiện liệu diezel sang xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đối với Đề án tổng thể xây dựng đường sắt đô thị, cử tri cho biết, theo quy hoạch Hà Nội có 14 tuyến với khoảng 600km, nhưng hiện Thành phố mới thực hiện được 2 tuyến và mới chỉ có 1 tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đang hoạt động hiệu quả với tần suất cao, còn tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần. Tuy nhiên, cử tri nhận thấy tuyến 2A và tuyến số 3 sử dụng công nghệ với các khổ cầu, hầm, kích thước toa xe, hệ thống thông tin, tín hiệu, điện... khác nhau gây khó khăn trong kết nối các tuyến và với đường sắt quốc gia qua Hà Nội...
Cử tri kiến nghị cần xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ phù hợp, thống nhất cho tất cả tuyến đường sắt đô thị, lựa chọn công nghệ đảm bảo đồng bộ, kết nối thuận tiện giữa các tuyến...Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về một loại thẻ vé áp dụng chung cho tất cả tuyến đường sắt đô thị và liên thông cho các loại hình giao thông công cộng trong toàn Thành phố.
Cử tri cũng kiến nghị cần nhanh chóng tổ chức triển khai ngay các nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để sớm phát huy hiệu quả đi vào cuộc sống.
Liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, cử tri cho rằng, đối với đặc thù quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm, trọng điểm về an ninh trật tự trọng điểm về an ninh trật tự, do đó đề nghị HĐND - UBND Thành phố ban hành Quyết định cho các tổ tại quận Hoàn Kiếm tối đa 5 thành viên để có lực lượng hỗ trợ cho chính quyền trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.
Ngoài ra, cử tri cũng kiến nghị Thành phố về quy hoạch hai bên sông Hồng; hỗ trợ BHYT cho người 60-70 tuổi trên địa bàn.
Trao đổi về một số nội dung cụ thể mà cử tri quận Hoàn Kiếm quan tâm, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, đây là những vấn đề xác đáng, quan trọng và “trúng”.
Cụ thể, liên quan đến kiến nghị về đường sắt đô thị, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, phương tiện vận tải hành khách công cộng của Thành phố hiện chủ yếu là xe buýt. Đối với đường sắt đô thị hiện đang vận hành tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến cuối tháng 7/2024 sẽ vận hành đoạn trên cao. Như vậy, phương tiện vận tải hành khách chỉ đạt hơn 19%, trong đó chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 33%. Đây là vấn đề thách thức, cử tri nêu rất “trúng”. HĐND cũng chất vấn nội dung này.
Đối với kiến nghị của cử tri về hỗ trợ BHYT cho người 60-70 tuổi trên địa bàn, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, hiện nay, Thành phố đang triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” với nhiều cơ chế chính sách để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thành phố đang triển khai sổ sức khỏe điện tử, phấn đấu trong năm 2024 cơ bản hoàn thành. Vừa qua, Thành phố đã họp và chỉ đạo các đơn vị thực hiện rà soát trên địa bàn còn cử tri, dân nào chưa được khám sức khỏe để tiếp tục hỗ trợ, cố gắng mỗi người dân được khám sức khoẻ 1 lần/năm.
Với quy hoạch ở 2 bên sông Hồng, Chủ tịch HDNĐ Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết đây là nội dung rất quan trọng, là việc khó nhưng nhất thiết phải làm. Trước mắt, Chủ tịch HĐND Thành phố đề nghị quận Hoàn Kiếm chủ động rà soát các trường hợp vi phạm Luật đất đai, trên cơ sở đó có tính toán cụ thể về các địa điểm, không gian vui chơi, giải trí... Quan điểm là thực hiện đúng quy hoạch và khai thác có hiệu quả, tạo nên kỳ tích sông Hồng.
(CLO)Cơn bão số 3 gây thiệt hại cho tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 20,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình sau bão mới là mối lo đối với người dân trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động tối đa lực lượng, sẵn sàng cơ động tham gia ứng phó với mưa lũ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,… cho người dân vùng còn bị chia cắt; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương.
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tỉnh Cao Bằng tập trung cứu chữa người bị thương; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, không để thiệt hại thêm về người; tập trung tìm kiếm người mất tích; lo mai táng cho những nạn nhân thiệt mạng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, tự lực, tự cường của thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, sự chia sẻ của 2 địa phương với ngân sách trung ương và các địa phương khó khăn bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
(CLO) Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.