Các vật dụng cần thiết, cách dùng thuốc khi điều trị COVID-19 tại nhà

Thứ hai, 30/08/2021 11:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo hướng dẫn được ban hành kèm theo Quyết định vừa ban hành của Bộ trưởng Bộ Y tế, người bệnh có thể tự chăm sóc y tế tại nhà khi chuẩn bị chu đáo các vật dụng, thuốc và có sự hướng dẫn hỗ trợ của nhân viên y tế.

Theo tin từ Bộ Y tế, Bộ này vừa ban hành hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong đó có hướng dẫn cần chuẩn bị liên quan đến vật dụng, tư trang, thuốc, thiết bị y tế để việc cách ly tại nhà đạt yêu cầu.

Theo hướng dẫn trên, ngay khi được thông báo về việc cách ly người nhiễm tại nhà, các thành viên trong nhà cần lưu lại các số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch, số điện thoại của người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

Mọi người trong gia đình xác định và thống nhất với cả gia đình về vùng không gian riêng cho người nhiễm. Phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm.

cac vat dung can thiet cach dung thuoc khi dieu tri covid 19 tai nha hinh 1

Để chăm sóc tố người bệnh, cần phải chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như khẩu trang y tế dùng 1 lần ( đủ dùng cho cả nhà trong 2 – 3 tuần), nhiệt kế, máy đo huyết áp, thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng.

Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm như  bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xã phòng (tắm, giặt) máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn chuẩn bị các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như cao huyết áp, đái tháo đương, gút.. số lượng có thể dùng trong ít nhất trong 30 ngày; Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có).

Trong hướng dẫn lưu ý, khi một người trong nhà nhiễm COVID-19, có nghĩa mọi người trong nhà cũng đã có thể nhiễm, do đó cũng phải thực hiện cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Ngoài ra Bộ Y tế khuyến cáo, không cần lo lắng tích trữ nhiềm thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Chính quyền địa phương, người thân và các lực lượng, tổ chức sẽ giúp đỡ gia đình trong thời gian cách ly tại nhà.

Một vấn đề quan trọng đó là việc theo dõi sức khỏe tại nhà, theo Bộ Y tế, phải điền đầy đủ thông tin vào bảng theo dõi sức khỏe  2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Bảng theo dõi sau đây:

cac vat dung can thiet cach dung thuoc khi dieu tri covid 19 tai nha hinh 2

Mẫu bảng khai y tế tai nhà (ảnh TL).

Những dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, độ bão hào ô xy trong máu – Sp02 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể).

Các triệu chứng như mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo;

Các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ….

“Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe của gia đình để được xử trí và chuyển viện kịp thời như khó thở, thở hụt hơi;

Hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thương như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

Nhip thở nhanh ( người lớn nhịp thởi trên hoặc bằng 21 lần/ phút, trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi nhịp thở trên hoặc bằng 40 lần/phút; trẻ em từ 5 đến 12 tuổi nhịp thở trên hoặc bằng 30 lần/phút);

Lượng Sp02 thấp hơn hoặc bằng 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo;

Mạch nhanh lớn hơn 120/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: huyết áp tối đa thấp 90 mmHg, huyết áp tối thiểu thấp 60 mmHg (nếu có thể đo);

Đau tứ ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; tím môi, tím đầu móng ta, móng chân,da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón ta, ngón chân, không thể uống.

Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn;  Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón ta chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết… Bất kỳ tình trạng nào mà bạn cảm thấy không ổn, lo lắng” – Bộ Y tế nhấn mạnh.

Theo dướng dẫn, trong nhà nên chuẩn bị 2 nhiệt kế, một chiếc dùng cho người nhiễm, chiếc còn lại dùng cho những người khác. Luôn đo thân nhiệt người nhiễm ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường, ghi vào phiếu theo dõi sức khỏe.

Khi sử dụng nhiệt kết, cần rửa tay và sát khuẩn nhiệt kế bằng gạc tẩm cồn trước và sau mỗi lần sử dụng.

Cách sử trí những triệu chứng đơn giản tại nhà

Nếu sốt, đối với người lớn trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamoil 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6 h, ngày không quá 4 viên. Uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với trẻ em, sốt cao trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt như paracetamoil liều 10- 15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6 giờ, ngày ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.

Nếu ho thì dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm các vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe