Cách xung đột ở Ukraine hàng nghìn km, Sri Lanka vẫn là “tâm chấn” của cuộc khủng hoảng toàn cầu?

Thứ năm, 07/07/2022 13:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong nhiều tháng, Sri Lanka rơi vào vòng xoáy kinh tế trầm trọng: khủng hoảng nợ công, đầu tiên là do đại dịch gây ra và sau đó xung đột Nga – Ukraine đã dẫn đến lương thực, xăng dầu, khí đốt, thuốc men tăng và thiếu hụt tiền, hàng hóa cơ bản khác.

Xung đột Nga - Ukraine có thể tiếp tục chiếm ưu thế trên các tiêu đề báo chí, sự quan tâm của cả thế giới. Nhưng hiện thực quá đỗi ngạc nhiên là tại sao một quốc gia nhỏ ở châu Á lại bị cuộc xung đột ảnh hưởng, phải trở thành một vấn đề mang tầm trọng điểm toàn cầu?

Trong một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc, khoảng 70% hộ gia đình Sri Lanka chia sẻ đã phải cắt giảm tiêu thụ lương thực, với lạm phát giá lương thực vào khoảng 57% (trái ngược với mức khoảng 10% ở Mỹ so với năm trước). Đất nước 22 triệu dân này ít nhiều đã hết nhiên liệu và thực phẩm.

cach xung dot o ukraine hang nghin km sri lanka van la tam chan cua cuoc khung hoang toan cau hinh 1

Người dân cầm đuốc đốt và hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình chống khủng hoảng kinh tế ở Colombo, Sri Lanka ngày 5 /7. Ảnh: Washington Post.

Thiếu nhiên liệu – chất lượng cuộc sống đi xuống

Làn sóng biểu bình quá mạnh mẽ đã khiến Thủ tướng Mahinda Rajapaksa phải từ chức vào tháng 5, nhưng tình trạng khủng hoảng vẫn kéo dài và nỗi lo sợ ngày càng gia tăng.

Việc cắt điện do thiếu nhiên liệu khiến một phần tiêu chuẩn của cuộc sống hàng ngày bị giảm sút. Các trường học và văn phòng đã bị buộc phải đóng cửa ít nhất trong tuần để ngăn người dân Sri Lanka ra đường.

Tuần trước, đội ngũ tri thức trong nước bao gồm: bác sĩ, nhân viên y tế, giáo viên và nhân viên ngân hàng ở thủ đô Colombo đã tuần hành để phản đối việc họ không có đủ xăng hoặc dầu diesel cần thiết để thực hiện các công việc thiết yếu. Một quan chức công đoàn giáo viên nói với Reuters: “Mọi thứ đã trở nên không thể chịu đựng được đối với những người bình thường”.

Cũng trong tháng 5, Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử với tư cách là một quốc gia độc lập. Mặc dù chính phủ đã và đang cố gắng đưa đất nước thoát khỏi những rắc rối, bao gồm cả việc kêu gọi viện trợ từ các cường quốc khu vực như Ấn Độ và Trung Quốc.

Nhưng con đường phía trước vẫn còn ảm đạm đối với một quốc gia không có khả năng thanh toán cho hàng nhập khẩu. Chính phủ đã đưa ra những kế hoạch tuyệt vọng: cho phép nhân viên chính phủ thêm một ngày nghỉ để trồng trọt cây lương thực và cho tất cả 1,5 triệu công nhân khu vực công được nghỉ không lương 5 năm để họ có thể tìm việc làm ở nước ngoài, di cư và gửi những khoản tiền cần thiết về nước.

Những người dân tại nước này tuyệt vọng đến mức đã cố gắng di cư bằng thuyền đến các quốc gia lân cận như Ấn Độ. Các nhà phân tích đã ví sự xóa sổ của nền kinh tế Sri Lanka giống như sự hỗn loạn tài chính vào cuối những năm 1990 ở các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á. Những người khác cảnh báo về việc Sri Lanka biến thành “Lebanon của Nam Á”, nợ nần chồng chất.

Mười ngày đàm phán bắt đầu vào ngày 20/6 giữa chính phủ lâm thời nước này với các quan chức từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ tiềm năng đã kết thúc vào tuần trước mà không có giải pháp nào. “Trong quá khứ, chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận với tư cách là một quốc gia đang phát triển,” ông Wickremesinghe chia sẻ. “Nhưng bây giờ tình hình đã khác. Bây giờ chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đàm phán với tư cách là một quốc gia phá sản. Vì vậy, chúng tôi phải đối mặt với một tình huống khó khăn và phức tạp hơn ”.

Xung đột Nga – Ukraine khiến giá hàng hoá tăng

Các vấn đề của Sri Lanka nếu xét theo nhiều khía cạnh một phần cũng do vấn đề nội tại. Tuy nhiên, sự sụp đổ đáng kinh ngạc của nước này cũng gắn bó chặt chẽ với một loạt các hiện tượng toàn cầu rộng lớn hơn, đan xen vào nhau: Cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu và đẩy tình hình khó khăn ở Sri Lanka đến bờ vực thẳm.

Alan Keenan, một nhà phân tích tại công ty tư vấn International Crisis Group, cho hay: “Sri Lanka sẽ gặp khủng hoảng ngay cả khi không có chiến tranh ở Ukraine, nhưng các vấn đề ở nước này đang bị gộp lại. “Đây là hiệu ứng của Ukraine: hạn mức tín dụng cho nhiên liệu vốn có thể kéo dài hai tháng thì nay đã giảm xuống còn một. Ngay cả khi nước này nhận được một gói cứu trợ, cũng sẽ mua ít thức ăn hơn, ít nhiên liệu hơn, ít thuốc hơn ”.

Những áp lực tương tự cũng tồn tại ở những nơi khác. Một báo cáo chung của các nhóm nhân đạo quốc tế Oxfam và Save the Children vào tháng 5 cho thấy cứ 48 giây lại có một người chết vì đói ở Kenya, Ethiopia và Somalia – các quốc gia vốn bị hạn hán tàn phá. Xung đột ở Ukraine đã khiến giá cả tăng vọt lên mức kỷ lục và khiến hàng triệu người ở Đông Phi trở nên “không thể mua được thực phẩm”.

“Số người phải trải qua nạn đói cùng cực ở ba quốc gia kể trên đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm ngoái - từ hơn 10 triệu lên hơn 23 triệu hiện nay,” các tổ chức lưu ý trong một tuyên bố. “Bối cảnh nợ nần chồng chất đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng chưa đầy một thập kỷ - từ 20,7 tỷ USD vào năm 2012 lên 65,3 tỷ USD vào năm 2020 - hút các nguồn lực của các quốc gia này từ các dịch vụ công và bảo trợ xã hội”.

Các tổ chức này cũng khuyến khích các cường quốc phương Tây cân nhắc tung các gói cứu trợ: G7 và các quốc gia giàu có khác đã cùng nhau để đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác nhau, chẳng hạn như COVID-19 và gần đây là xung đột Ukraine, bao gồm cả bằng cách hứa viện trợ cho các nước nghèo.

Thực tế, đối với Mỹ và nhiều đối tác châu Âu đang tập trung xung quanh Ukraine, Sri Lanka không phải là trọng tâm của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo ở những nơi khác lo ngại hơn. Tổng thống Indonesia Joko Widodo được cho là đã thực hiện chuyến công du đến cả Nga và Ukraine. Ông kêu gọi chấm dứt các hành động chiến tranh và thúc ép Tổng thống Nga Vladimir Putin giảm bớt các điều kiện để lưu thông xuất khẩu ngũ cốc và phân bón quan trọng.

“Mục tiêu hàng đầu của Indonesia là kết thúc chiến tranh ở Ukraine”, Andrew Mantong, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Jakarta, nói với Nikkei Asia. “Nếu không thể đạt được điều đó, mục tiêu thứ hai là tìm cách để nguồn cung cấp thực phẩm và phân bón của Nga và Ukraine được tái hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.”

Lê Na (Theo Washington Post)

Bình Luận

Tin khác

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem cho biết EU “gần đạt được một thỏa thuận chính trị” về việc thu lợi nhuận từ dự trữ ngân hàng trung ương của Nga vẫn bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp