Cận cảnh những phiên bản Kim ấn triều Nguyễn bằng gốm thếp vàng

Thứ bảy, 11/06/2022 08:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn đang được trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Hưởng ứng Festival Huế 2022, ngày 10/6, tại lầu Ngũ Phụng ở Ngọ Môn (thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.

Triển lãm trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 1

Du khách tham quan trưng bày Kim ấn triều Nguyễn. Ảnh: VOV

Trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử… Những phiên bản Kim ấn triều Nguyễn tại triển lãm do nghệ nhân nhân dân Trần Độ đến từ làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) chế tác.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ).

Trong đó, thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc; thời Minh Mạng (1820-1840) có 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) có 15 chiếc; thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.

Tuy nhiên, có một số chiếc ấn đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy, số còn lại gồm 85 chiếc ấn với các chất liệu vàng, bạc, ngọc nay đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Một số hình ảnh phiên bản Kim ấn được làm bằng gốm thếp vàng:

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 2

32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên các tiêu bản Kim ấn triều Nguyễn. Ảnh: TTXVN

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 3

Phiên bản Kim ấn Chế cáo chi bảo. Ảnh: Báo CAND

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 4

Phiên bản Kim ấn Khâm văn chi Tỷ. Kim ấn được đúc vào năm Minh Mạng thứ 8 (1827), đóng trên các văn kiện liên quan đến việc làm sách, lập trường học hoặc mở khoa thi. Ảnh: Báo CAND

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 5

Phiên bản Kim ấn Thánh tổ nhân Hoàng đế chi bảo (góc trái). Ấn được đúc vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), được thờ cùng kim sách ghi thụy hiệu của nhà vua sau khi mất, đặt tại Thế Miếu. Ảnh: Báo CAND

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 6

Phiên bản Kim ấn Khôn Nghi Hoàng thái hậu bảo. Ấn đúc vào năm Khải Định thứ 8 (1923), dùng để tôn phong Hoàng Thái phi Dương Thị Thục (thân mẫu Hoàng đế Khải Định) làm Khôn Nghi Hoàng thái hậu. Ảnh: Báo CAND

can canh nhung phien ban kim an trieu nguyen bang gom thep vang hinh 7

Phiên bản Kim ấn Hoàng Thái tử bảo. Ấn đúc vào năm Gia Long thứ 15 (1816) để sắc phong Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (Hoàng đế Minh Mạng sau này) làm Thái tử. Ảnh: Báo CAND

Sự hiện diện của những phiên bản Kim ấn triều Nguyễn góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn từ câu chuyện của những nhân vật, những sự kiện gắn với Hoàng cung Huế.

Những phiên bản Kim ấn bằng chất liệu gốm cũng đem đến trải nghiệm mới trong nghệ thuật tạo hình và chế tác gốm Bát Tràng, giúp du khách tham quan cố đô Huế có thêm cơ hội, hiểu thêm về một loại cổ vật đặc biệt, gắn liền với việc quản lý, điều hành nhà nước dưới thời Nguyễn.

Ban Tổ chức cho biết, sau triển lãm, nghệ nhân Trần Độ sẽ trao tặng lại những phiên bản Kim ấn triều Nguyễn cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để phục vụ công tác trưng bày.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa