Căn nguyên và quá trình Tổng thống Hàn Quốc ra thiết quân luật

Thứ tư, 04/12/2024 17:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol tuyên bố áp dụng thiết quân luật ở nước này. Sắc lệnh thiết quân luật cũng liên quan đến việc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Hàn Quốc.

Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc

Theo Tổng thống Yoon Seok Yeol, việc đưa ra thiết quân luật là biện pháp tất yếu nhằm đảm bảo “tự do và an ninh của người dân”; đồng thời, bảo vệ đất nước khỏi hành động của “các thế lực chống nhà nước”. Ông Yoon lưu ý rằng, mặc dù biện pháp này sẽ gây ra một số bất tiện cho người dân Hàn Quốc nhưng chính quyền sẽ cố gắng giảm thiểu chúng. Tổng thống Hàn Quốc nói thêm: “Không có thay đổi nào trong chính sách đối ngoại, Hàn Quốc đang hoàn thành trách nhiệm và đóng góp của mình cho cộng đồng quốc tế”.

Trong bài phát biểu trước khi tuyên bố thiết quân luật, Tổng thống Yoon Seok Yeol cũng báo cáo nỗ lực của Quốc hội nhằm sa thải 22 quan chức hàng đầu của Chính phủ, bao gồm cả Tổng công tố viên. Điều này xảy ra lần đầu tiên kể từ khi nội các mới được phê duyệt vào tháng 6. Theo nguyên thủ quốc gia, đây “không những là điều chưa từng có” mà còn làm tê liệt công việc của các cơ quan tư pháp và hành pháp.

can nguyen va qua trinh tong thong han quoc ra thiet quan luat hinh 1

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Yeol chính thức tuyên bố "thiết quân luật khẩn cấp" vào ngày 3/12. Ảnh: AFP

Sau phát biểu của Tổng thống, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã thông báo họp khẩn cấp chỉ huy các lực lượng vũ trang và ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang thực hiện sắc lệnh. Theo Yonhap, Bộ Tài chính với sự tham gia của người đứng đầu Ngân hàng Trung ương và lãnh đạo cảnh sát cũng đã thông báo họp khẩn cấp. Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, hoạt động của các đảng phải chính trị sẽ tạm thời bị đình chỉ và các phương tiện truyền thông cũng sẽ bị giám sát chặt chẽ.

Theo sắc lệnh của Tổng thống, Quân đội Hàn Quốc đã bao vây tòa nhà quốc hội bằng xe bọc thép và đổ quân từ trực thăng, cố gắng tiến vào tòa nhà. Bất chấp nỗ lực của quân dội, nhiều đai biểu quốc hội đã tiến vào hội trường và theo Chủ tịch Woo Won-sik, đã bỏ phiếu ủng hộ việc bãi bỏ thiết quân luật. Theo Điều 77 của Hiến pháp Hàn Quốc, Tổng thống phải thông báo cho Quốc hội về việc áp dụng thiết quân luật, nhưng Quốc hội có thể họp và hủy bỏ lệnh này.

Sau khi Tổng thống Yoon Seok-yeol tuyên bố thiết quân luật, lãnh đạo đảng trung hữu “Quyền lực Quốc dân” Han Dong Hoon cho rằng, sắc lệnh của tổng thống là không chính xác, đồng thời tuyên bố cùng với người dân nước này sẽ cố gắng hủy bỏ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập, đảng lớn nhất trong Quốc hội (170 ghế), gọi sắc lệnh của Tổng thống Yoon Seok Yeol là vi hiến và kêu gọi những người ủng hộ tập trung gần tòa nhà quốc hội. Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Lee Jae-man cho biết, ông Yoon không còn là tổng thống nước này.

Nguyên nhân gốc rễ

Thiết quân luật ở Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh tranh cãi xung quanh việc thông qua dự luật ngân sách năm tới. Phe đối lập đang thúc đẩy việc cắt giảm chi tiêu chính phủ 4,1 nghìn tỷ won (khoảng 3 tỷ USD) cho ban thư ký Văn phòng Tổng thống, Bộ An ninh quốc gia, cũng như các văn phòng công tố, cơ quan kiểm toán nhà nước và cảnh sát.

Theo Tổng thống Hàn Quốc, việc cắt giảm ngân sách cần thiết để thực hiện các chức năng cơ bản của chính phủ, chẳng hạn như chống tội phạm ma túy và duy trì trật tự công cộng, sẽ biến đất nước thành một “thiên đường ma túy” và đẩy đất nước “vào tình trạng hỗn loạn về an toàn công cộng”.

Lần cuối cùng Hàn Quốc được đặt trong tình trạng thiết quân luật là vào năm 1980 trong các cuộc biểu tình chống chính quyền lớn mà cuối cùng dẫn đến quá trình chuyển đổi sang dân chủ và thành lập nền Cộng hòa thứ sáu, thể chế hiện tại của Hàn Quốc. Giáo sư Đại học Côn Minh (Seoul) Andrei Lankov nhận định rằng, tình hình hiện nay ở Hàn Quốc vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một điều chắc chắn rằng, Tổng thống đang hành xử một cách không phù hợp”.

can nguyen va qua trinh tong thong han quoc ra thiet quan luat hinh 2

Cảnh sát kiểm soát lối vào Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc vào đêm 3/12, sau khi Tổng thống Yoon Seuk Yeol ban bố thiết quân luật. Ảnh: Reuters

Còn theo Alexandra Zueva, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích chiến lược và chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho rằng, trên thực tế, có một số điều kiện tiên quyết nhất định đối với tình trạng thiết quân luật ở Hàn Quốc. Chúng có thể được coi là một loạt các sự kiện gần đây, bao gồm cả những tuyên bố về việc gửi quân đội Triều Tiên tới Nga. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra hiện nay có dấu hiệu của một cuộc đảo chính quân sự, vì Quốc hội có thể không đồng ý với điều này và các đại biểu quốc hội đơn giản là không được phép vào tòa nhà quốc hội.

Thời gian gần đây, Tổng thống Yoon Seo Yeol đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong nước. Tỷ lệ tín nhiệm ở mức rất thấp (chỉ khoảng 20%), thậm chí ông Yoon còn đối mặt với nguy cơ bị luận tội do những vụ bê bối kéo dài liên quan đến vợ, cáo buộc tham nhũng, người dân không hài lòng với các chính sách an sinh xã hội, cũng như cách tiếp cận của chính quyền trong vấn đề Triều Tiên.

Ilya Dyachkov, phó giáo sư Khoa Nghiên cứu Phương Đông tại Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO), cho biết, việc ban bố tình trạng thiết quân luật ở Hàn Quốc có liên quan đến các vấn đề trong nước, chứ không phải là do các yếu tố chính trị bên ngoài hay vấn đề Triều Tiên.

Vì điều này, Tổng thống Yoon Seok-yeol đang cố gắng tránh bị luận tội, hay ít nhất là muốn trì hoãn vấn đề này. Theo chuyên gia người Nga, các tổng thống Hàn Quốc có truyền thống bị đánh giá kém kể từ giữa nhiệm kỳ; và thực tế ông Yoon đã dính vào một số vụ bê bối về uy tín, trong đó có những vụ liên quan đến vợ ông. Những nỗ lực của tổng thống, bằng cách nào đó, nhằm cải thiện uy tín, đã không dẫn đến kết quả gì, và trong Quốc hội, đa số thuộc về các đảng viên dân chủ trung tả, đối thủ của Tổng thống Yoon Seok-yeol. Đó là lý do tại sao Tổng thống đang cố gắng duy trì quyền lực của mình bằng cách tuyên bố thiết quân luật - trong điều kiện như vậy, quyền lực của Quốc hội bị hạn chế, bao gồm cả việc áp đặt luận tội.

Theo chuyên gia Ilya Dyachkov, khả năng Tổng thống Yoon Seok-yeol bị luận tội là không cao. Bản thân Tổng thống giải thích cho hành động của mình là xuất phát từ mối đe dọa nội bộ, cáo buộc các thành viên của đảng Dân chủ đối lập có quan điểm ủng hộ Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình bất ổn hiện nay có thể sẽ khiến ông Yoon mất đi sự ủng hộ của chính những đồng minh. Điều này sẽ dẫn đến sự kết thúc sớm và đầy kịch tính sự nghiệp chính trị của ông.

Hà Anh

Tin mới

Bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm xuống còn 90.000 USD vào đầu tuần

Bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm xuống còn 90.000 USD vào đầu tuần

(CLO) Bitcoin rơi xuống dưới 90.000 USD, mất 9% trong tuần, phản ánh áp lực từ kinh tế Mỹ, lợi suất trái phiếu tăng và sức mạnh đồng USD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Mishustin đến Việt Nam.

Tin tức
Cổ phiếu lên sàn mất giá 28%, Nguyên liệu Á Châu (AIG) vẫn trả lương chủ tịch 5,7 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước

Cổ phiếu lên sàn mất giá 28%, Nguyên liệu Á Châu (AIG) vẫn trả lương chủ tịch 5,7 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước

(CLO) Nguyên liệu Á Châu (Mã: AIG) vừa lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc tăng lương cho Chủ tịch Nguyễn Thiên Trúc lên gấp 4 lần. Bất chấp việc cổ phiếu của doanh nghiệp vừa lên sàn vào cuối năm 2024 đã mất giá 28%.

Kinh doanh - Tài chính
Loạt thương hiệu ô tô châu Âu sắp quay trở lại thị trường Nga?

Loạt thương hiệu ô tô châu Âu sắp quay trở lại thị trường Nga?

(CLO) Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB) tin rằng các thương hiệu ô tô châu Âu có thể quay trở lại thị trường Nga, Trưởng ban Ủy ban các nhà sản xuất ô tô của AEB Alexey Kalitsev cho biết tại một cuộc họp báo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lượng tìm kiếm 'phạt nguội' trên internet tăng đột biến sau khi Nghị định 168 có hiệu lực

Lượng tìm kiếm 'phạt nguội' trên internet tăng đột biến sau khi Nghị định 168 có hiệu lực

(CLO) Thời gian qua, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân, đặc biệt là về hình thức "phạt nguội".

Sức sống số
Samsung sắp ra mắt điện thoại gập ba mới, sản lượng hạn chế

Samsung sắp ra mắt điện thoại gập ba mới, sản lượng hạn chế

(CLO) Samsung chuẩn bị ra mắt điện thoại gập ba để cạnh tranh với Huawei, nhưng sản lượng dự kiến chỉ khoảng 200.000 chiếc do quy trình sản xuất phức tạp.

Sức sống số
Những quốc gia tiên phong trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Những quốc gia tiên phong trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(CLO) Khi lo ngại về tác hại của điện thoại thông minh và mạng xã hội đối với trẻ em ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia đang tìm kiếm những giải pháp toàn diện tại cả trường học và gia đình.

Báo chí - Công nghệ
Google Photos ra mắt thiết kế mới cho tính năng 'Moments'

Google Photos ra mắt thiết kế mới cho tính năng 'Moments'

(CLO) Google Photos cập nhật thiết kế 'Moments' mới trên Android, giữ nguyên chức năng sắp xếp ảnh theo khoảnh khắc đẹp nhất. Thương hiệu 'Memories' giờ chỉ đề cập vòng quay ở lưới chính.

Sức sống số
Giới trẻ Hàn Quốc chia rẽ vì khủng hoảng chính trị

Giới trẻ Hàn Quốc chia rẽ vì khủng hoảng chính trị

(CLO) Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, đang đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, đã trở thành tâm điểm chia rẽ giới trẻ của Hàn Quốc.

Thế giới 24h
Hà Nội những ngày đông

Hà Nội những ngày đông

(CLO) Hà Nội liên tục đón đợt khí lạnh tăng cường. Đối với nhiều người, gió lạnh mang đến thử thách, gây khó khăn khi tham gia giao thông hay dậy sớm để đi làm. Nhưng với nhiều người khác, gió lạnh lại mang đến cơ hội để kiếm thêm thu nhập.

Công luận 24H
Cháy rừng Los Angeles sắp lan tới nhà của Taylor Swift và Kim Kardashian

Cháy rừng Los Angeles sắp lan tới nhà của Taylor Swift và Kim Kardashian

(CLO) Cháy rừng tiếp tục lan rộng khắp Los Angeles, bang California của Mỹ. Nó đang tiến gần đến Beverly Hills và Hidden Hills, nơi có nhiều người nổi tiếng và siêu giàu như ca sĩ Taylor Swift hay ngôi sao truyền hình Kim Kardashian sinh sống.

Thế giới 24h
Xem xét đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm Đèo Bụt trên cao tốc Vũng Áng - Bùng

Xem xét đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm Đèo Bụt trên cao tốc Vũng Áng - Bùng

(CLO) Việc đầu tư hoàn chỉnh hầm Đèo Bụt với 2 ống hầm, 6 làn xe cơ giới sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và sự gia tăng lưu lượng phương tiện khi dự án cao tốc Vũng Áng - Bùng hoàn thiện.

Giao thông
Nhận định Nottingham vs Liverpool, 3h ngày 15/1 tại Ngoại hạng Anh 2024/25

Nhận định Nottingham vs Liverpool, 3h ngày 15/1 tại Ngoại hạng Anh 2024/25

(CLO) Nhận định Nottingham vs Liverpool, 3h ngày 15/1 tại Ngoại hạng Anh 2024/25; dự đoán tỉ số Nottingham vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Tiết canh, trứng vịt lộn lọt top 100 món ăn 'hãi hùng' nhất thế giới 2025

Tiết canh, trứng vịt lộn lọt top 100 món ăn 'hãi hùng' nhất thế giới 2025

(CLO) Cẩm nang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới năm 2025. Trong đó, tiết canh – món ăn của Việt Nam đứng thứ 52 với số điểm 2,7/5 sao.

Du lịch
Sở GTVT Hà Nội nói về thời lượng đèn đỏ gấp 5 lần đèn xanh

Sở GTVT Hà Nội nói về thời lượng đèn đỏ gấp 5 lần đèn xanh

(CLO) Theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, nhiều nút giao thông tại Thủ đô có lưu lượng xe vượt rất nhiều so với khả năng đáp ứng, đặc biệt trong khung giờ cao điểm. Do vậy, phải ưu tiên tuyến chính, tuyến có lưu lượng lớn hơn, giải phóng lưu lượng nhanh nhất.

Công luận 24H
Tua công tơ mét để bán ô tô cũ giá cao: Phạt đến 12 triệu đồng

Tua công tơ mét để bán ô tô cũ giá cao: Phạt đến 12 triệu đồng

(CLO) Từ ngày 1/1/2025, hành vi cố ý tua công tơ mét ô tô để gian lận trong mua bán xe cũ sẽ bị xử phạt nặng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Quy định này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc minh bạch hóa thị trường xe cũ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xe
Bình Luận

Tin khác

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

Tổng thống Mỹ Joe Biden 'trút' gói cấm vận dầu khí Nga: Nỗ lực cuối cùng

(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.

Tiêu điểm Quốc tế
Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

Ukraine cắt nguồn khí đốt của Nga sang châu Âu: Lợi bất cập hại

(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

Tiêm kích thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là gì, có so được B-21 Raider của Mỹ và MiG-31 của Nga?

(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.

Tiêu điểm Quốc tế
Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

Những kỳ vọng và thách thức trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời ông Donald Trump

(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

Quan hệ Nga - Liên minh châu Âu năm 2025: Khi lòng tin sụt giảm nghiêm trọng

(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

Khủng hoảng chính trị và những rạn nứt trong lòng các quốc gia

(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.

Tiêu điểm Quốc tế
Thế giới quay cuồng bởi biến đổi khí hậu

Thế giới quay cuồng bởi biến đổi khí hậu

(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu
Top 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2024

(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.

Tiêu điểm Quốc tế
Nỗi ám ảnh về hàng loạt vụ tai nạn và sự cố máy bay vào cuối năm 2024

Nỗi ám ảnh về hàng loạt vụ tai nạn và sự cố máy bay vào cuối năm 2024

(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.

Tiêu điểm Quốc tế