Cần quy định không được đưa sách bổ trợ vào dạy học trong nhà trường

Thứ hai, 14/09/2020 11:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia thì sách bổ trợ là không bắt buộc vì thế không được đưa vào giảng dạy chính khóa, thậm chí thầy cô giáo không được ra bài tập về nhà trong sách này.  

Nỗi hoang mang mang tên sách bổ trợ

Chương trình giáo dục phổ thông trước đây học sinh chỉ cần mua sách giáo khoa. Ngoài ra những em nào muốn học nâng cao thì mua thêm sách tham khảo. Giá bộ sách giáo khoa lớp 1 chỉ 47 nghìn đồng. Năm học 2019 -2020 là 54 nghìn đồng.

Nhưng năm học này (2020-2021), lớp 1 học theo chương trình phổ thông 2018. Ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo lại xuất hiện một loại sách với tên gọi mới là sách bổ trợ.

Chấm dứt việc loạn sách bổ trợ hiện nay chỉ có cách là không cho đưa vào chương trình chính khóa trong nhà trường (ảnh Trinh Phúc).

Chấm dứt việc loạn sách bổ trợ hiện nay chỉ có cách là không cho đưa vào chương trình chính khóa trong nhà trường (ảnh Trinh Phúc).

Sách bổ trợ là sách kèm theo sách giáo khoa. Hiện một cuốn sách giáo khoa có đến 1 đến 2 cuốn sách bổ trợ đi kèm. Vì thế, sách bổ trợ còn nhiều hơn sách giáo khoa và đắt tương đương hoặc hơn sách giáo khoa.

Sách bổ trợ của lớp 1 bao gồm: Vở bài tập Tiếng Việt 1; Vở bài tập Tiếng Việt 2; Vở bài tập Toán 1; Vở bài tập Toán 2; Vở bài tập Đạo đức1; Vở bài tập Tự nhiên & Xã hội 1; Vở bài tập Âm nhạc; Vở bài tập Mỹ thuật; …Hầu như môn học nào cũng đều có sách bổ trợ của môn học đó.

Sự xuất hiện sách bổ trợ đang khiến gánh nặng chi tiêu của phụ huynh đầu năm học mới tăng lên cấp số nhân (ảnh nguồn internet).

Sự xuất hiện sách bổ trợ đang khiến gánh nặng chi tiêu của phụ huynh đầu năm học mới tăng lên cấp số nhân (ảnh nguồn internet).

Nhìn vào bản danh sách các sách bổ trợ đối với học sinh lớp 1, nhiều người giật mình. Chị Nguyễn Thi Thu ở Hà Đông, Hà Nội cho rằng, học sinh lớp 1 nhưng quá nhiều sách. Phải mang đến lớp gần 20 cuốn sách là điều phi lý. Đây là con số quá “kinh khủng” với một đứa trẻ 6 tuổi.

Đồng quan điểm, anh Trần Ngọc Quang ở Ba Đình cho rằng, nếu những sách không bắt buộc mua thì cũng không bắt học sinh mang theo lên lớp. Trẻ không thể mang vác nặng khi đến trường.

Lý do xuất hiện loại sách bổ trợ đối với học sinh lớp 1 năm học 2020 – 2021 được cho là xuất phát từ chủ trương không cho học sinh viết vào sách giáo khoa.

Việc không cho học sinh viết vào sách giáo khoa nên các nhà xuất bản đã in ra các loại sách bổ trợ nhằm giúp học sinh đỡ chép bài mà làm bài tập trực tiếp vào sách cho nhanh hơn.

Nói về sự xuất hiện của sách bổ trợ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình phổ thông 2018 cho rằng: “Dư luận trước đây gây sức ép nên mới có quy định không để cho học sinh viết vào sách giáo khoa. Vì quy định đó nên mới sinh ra vở bài tập để học sinh viết vào.

Tôi cho rằng, chủ trương không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là chủ trương sai. Vì học sinh bị cấm viết vào sách giáo khoa nên buộc phải mất thêm mấy chục nghìn mua sách bổ trợ.

Tự nhiên vừa làm phụ huynh tốn tiền vừa khiến học sinh phải đeo cặp nặng hơn.

Do đó, các cấp lãnh đạo từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu lại. Không nên chiều dư luận để ra một quy định thiếu thực tế như vậy”.

Nguy cơ bị phân biệt đối xử trong trường học

Hiện chưa có thống kê chỉ ra bao nhiêu % phụ huynh đã mua sách bổ trợ. Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là nếu như 100% phụ huynh không mua sách bổ trợ, giáo viên và nhà trường không sử dụng sách bổ trợ thì chất lượng giáo dục có đảm bảo?

Trên các diễn đàn mạng xã hội, một số thầy cô cho rằng rất khó để dạy học nếu không có sách bổ trợ. Học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo nên chưa thể chép được bài tập vì thế cần thiết phải có sách in bài tập sẵn để học sinh làm bài.

Nếu có sách in sẵn bài tập, học sinh chỉ việc điền vào đáp án thì trong một thời gian học sinh sẽ làm được nhiều bài tập.

Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thu lo lắng: “Nếu cả lớp có sách bài tập chỉ một vài cháu không có thì cô giáo sẽ hướng dẫn các cháu không có sách bổ trợ học như thế nào? Tôi lo những cháu đó bị phân biệt đối xử!

Sách bổ trợ là tài liệu không bắt buộc vậy nên cấm đưa vào giảng dạy trong chính khóa. Để tránh tình trạng phân biệt đối xử trong lớp học”.

Lo lắng của chị Thu là không thừa vì trên thực tế nhiều học sinh đã bị phân biệt đối xử khi không tham gia học thêm, học liên kết ngoại ngữ trong các nhà trường.

Xung quanh việc này trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, sách giáo khoa là sách kiến thức cơ bản cần cho học sinh. Chính cái đó là cái nhà trường cần dạy.

Sách bổ trợ là những kiến thức viết thêm không bắt buộc học và dạy trong nhà trường. Nếu cô thầy bắt buộc dạy học theo sách bổ trợ là không đúng.

Ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh: “Thời gian qua, báo chí đưa tin mỗi em học sinh có đến mấy chục cuốn sách giáo khoa cái đó ngành giáo dục phải quản lý, chỉ đạo không để lãng phí, đừng để mua sách rồi thành giấy lộn, tốn tiền.

Sách giáo khoa đã 200 nghìn đồng, các sách bổ trợ và tài liệu kèm theo lên đến 600 đến 700 nghìn đồng nữa thì quá vô lý. Ngành giáo dục phải chỉ đạo dừng không thể thả nổi việc này.

Sách in quá nhiều, học sinh 6 tuổi mamg một cái ba lô không khéo nặng bằng cơ thể của các em.

Do đó, Bộ phải chỉ đạo tất cả nội dung trong sách giáo khoa là đủ để trang bị kiến thức cho học sinh. Nhà trường dạy đúng tinh thần sách giáo khoa cho nên không được đưa sách bổ trợ vào dạy trong nhà trường”.

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục