Cần tổ chức diễn đàn hợp tác AIPA về thúc đẩy chuyển đổi số bao trùm

Thứ ba, 24/08/2021 18:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thảo luận về “Tăng cường hợp tác và đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” tại Đại hội đồng AIPA 42; Đoàn Việt Nam cho rằng cần tổ chức diễn đàn hợp tác AIPA về thúc đẩy chuyển đổi số bao trùm, tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chiều 24/8/2021, tiếp tục chương trình Đại hội đồng AIPA-42, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh làm Trưởng đoàn đã tham dự phiên họp Ủy ban Xã hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp trực tuyến điểm cầu tại Hà Nội.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Phiên họp trực tuyến điểm cầu tại Hà Nội.

Tại Phiên họp, các Nghị viện thành viên AIPA tiến hành thảo luận và thông qua dự thảo Nghị quyết: Tăng cường hợp tác và đẩy mạnh kỹ thuật số bao trùm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (Brunei Darussalam đề xuất).

Đưa ý kiến thảo luận, Đoàn Việt Nam khẳng định luôn coi trọng tăng cường hợp tác có trách nhiệm để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều Luật, Nghị quyết, quy định lồng ghép các chính sách, cơ chế, thông qua ngân sách, thực hiện các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu.

Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu thập, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước. Tạo lập hành lang pháp lý để phát triển dịch vụ nội dung số về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu .

Nhận thức biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hành động chung cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam luôi coi trọng việc tham gia ký kết, thực hiện nghiêm túc các điều ước và thỏa thuận quốc tế, như Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone; Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Nghị định thư Kyoto; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; các Nghị quyết của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP), các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU),... và các cơ chế quốc tế khác về biến đổi khí hậu.

Việt Nam từ rất sớm đã chủ động, tích cực tham gia các thỏa thuận quốc tế, tích cực thực hiện các nghị quyết AIPA. Việt Nam và các nước ASEAN thường xuyên trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của UNFCCC, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cũng như các báo cáo kỹ thuật định kỳ theo nghĩa vụ của các nước tham gia UNFCCC thông qua các cuộc họp Nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu hằng năm.

Quang cảnh phiên họp.

Quang cảnh phiên họp.

Trước những yêu cầu, thách thức đặt ra đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam cho rằng cần phải có giải pháp tăng cường hợp tác có hiệu quả hơn nữa để góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Cùng với việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của hệ sinh thái để khôi phục, cải thiện và duy trì các hệ sinh thái chống chịu biến đổi khí hậu. Các quốc gia cần phải đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua đó, tạo ra tác dụng kép cho nền kinh tế, vừa cắt giảm khí thải, vừa trợ giúp các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Các Nghị viện thành viên AIPA cần tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giám sát, thúc đẩy việc thực thi chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Nghị viện thành viên AIPA có tiếng nói chung, thúc đẩy Chính phủ các  nước thành viên tăng cường hợp tác bên trong, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với các quốc gia phát triển bên ngoài để thúc đẩy, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số bao trùm trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng,... nhằm kiểm soát, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Theo Đoàn Việt Nam, cần tổ chức diễn đàn hợp tác AIPA về thúc đẩy chuyển đổi số bao trùm. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khí tượng thủy văn ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động hợp tác quốc tế theo chiều sâu để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ giám sát biến đổi khí hậu.

Việt Nam cũng mong muốn tăng cường hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm để triển khai thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển đổi số nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung nguồn lực thực hiện một số chương trình/dự án trọng điểm, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề lớn, bức xúc về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là khu vực ven biển và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Vương Đình Huệ dự chỉ đạo buổi Lễ.

Tin tức
Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

Hoạt động giám sát được tăng cường và đổi mới, ngày càng linh hoạt, sát thực tiễn

(CLO) Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tin tức
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

(CLO) Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Tin tức
Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức