Căng thẳng dâng cao khi Trung Quốc gia tăng vai trò lớn hơn ở Bắc Cực

Chủ nhật, 23/05/2021 12:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Oksana Antonenko, Giám đốc công ty tư vấn rủi ro Control Risks, tham vọng của Trung Quốc trong việc nắm giữ vai trò quan trọng hơn ở Bắc Cực có thể dẫn đến căng thẳng ngày càng tăng.

Bắc Kinh đã công bố kế hoạch về “Con đường Tơ lụa ở Bắc Cực” vào năm 2018 và trước đó tự gọi mình là “một quốc gia gần Bắc Cực”, một đề xuất gây ra một số tranh cãi.

Tàu chở dầu Bắc Cực Christophe de Margerie do Sovcomflot vận hành đang tải khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại nhà máy Yamal LNG ở cảng Sabetta bên bờ biển phía tây của Vịnh Ob, Biển Kara. Ảnh: Alexander Ryumin | TASS | Getty Images.

Tàu chở dầu Bắc Cực Christophe de Margerie do Sovcomflot vận hành đang tải khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại nhà máy Yamal LNG ở cảng Sabetta bên bờ biển phía tây của Vịnh Ob, Biển Kara. Ảnh: Alexander Ryumin | TASS | Getty Images.

Theo Công ty tư vấn rủi ro Control Risks, tham vọng của Trung Quốc trong việc nắm giữ một vai trò quan trọng hơn ở Bắc Cực có thể sẽ dẫn đến căng thẳng ngày càng tăng giữa các quốc gia trên thế giới.

Oksana Antonenko, Giám đốc Control Risks đã nói với tờ CNBC về “sự hiện diện nổi bật của Trung Quốc ” trong khu vực kể từ khi nước này gia nhập Hội đồng Bắc Cực với tư cách là những người quan sát viên vào năm 2013, kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển “sự hiện diện nổi bật” hơn nữa của mình tại khu vực này.

Hội đồng Bắc Cực bao gồm tám quốc gia Bắc Cực - Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ.

Đây là một nhóm liên chính phủ tìm cách thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia Bắc Cực cũng như cư dân của Bắc Cực. Mục tiêu của họ là đảm bảo khu vực Bắc Cực, nơi đối mặt với khí hậu khắc nghiệt và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, được bảo vệ và phát triển bền vững.

Năm 2018, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây dựng “Con đường Tơ lụa vùng Cực” - một mạng lưới các tuyến vận tải biển ở Bắc Cực. Trước đây Trung Quốc cũng đã tự gọi mình là “nơi cận Bắc Cực nhất”, một vấn đề mã đã gây ra ra một số tranh cãi.

Antonenko cho biết các quốc gia Bắc Cực đang khá lo ngại về việc Trung Quốc đơn phương đóng một vai trò quyết đoán hơn nhiều tại khu vực này.

Đồng thời, Nga - nước đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào hoạt động thăm dò năng lượng ở Bắc Cực - đang nhận được tài trợ tương đối lớn từ Trung Quốc.

Bà Antonenko đã nói trước cuộc họp cấp bộ trưởng của Hội đồng Bắc Cực vào thứ 5 vừa qua rằng: “Trung Quốc đang cung cấp đầu tư và do đó muốn đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc cho phép ... vận chuyển bằng tuyến đường biển phía Bắc”.

Bà nói thêm: “Chúng tôi có khả năng thấy căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia ven biển ở Bắc Cực.”

Vấn đề Trung Quốc và Nga

Alexander Gabuev thuộc Trung tâm Carnegie Moscow cho biết Nga đang mở rộng mối quan tâm của mình trong việc phát triển các dự án năng lượng lớn ở Bắc Cực, nhưng không có đủ vốn cần thiết.

Gabuev, thành viên cấp cao và chủ tịch chương trình Châu Á - Thái Bình Dương của Nga cho biết: “Trung Quốc đang tự coi mình là một nhà đầu tư tiềm năng và là một… thị trường tiềm năng cho hydrocacbon.”

Gabuev nói thêm: “Mặc dù hợp tác giữa hai quốc gia Trung Quốc - Nga ngày càng tăng, nhưng Nga không muốn Trung Quốc trở thành thành viên đầy đủ của Hội đồng Bắc Cực.”

Ông nói với tờ CNBC “Street Signs Asia” vào hôm thứ 4 rằng: “Nga đã làm việc cùng với Mỹ và các tất cả các thành viên khác trong Hội đồng Bắc Cực để khiến cho các quan sát viên Trung Quốc về cơ bản sẽ không có được tiếng nói của mình.”

Ông nói thêm: “Các quan sát viên ngồi cùng bàn trong Hội đồng Bắc Cực, nhưng họ không có quyền lực thực sự và tôi nghĩ rằng đây là mối quan tâm chung giữa tất cả các cường quốc ở Bắc Cực.”

Huy Hoàng

Tin khác

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm