Căng thẳng mới bùng phát dọc biên giới tranh chấp Ấn Độ - Trung Quốc

Thứ ba, 01/09/2020 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ấn Độ và Trung Quốc hôm thứ Hai đã cáo buộc quân đội của nhau có các hoạt động khiêu khích dọc biên giới trên dãy Himalaya, hơn hai tháng sau một cuộc đối đầu bạo lực khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và số lượng không xác định cho phía Trung Quốc.

Một binh sĩ Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ bảo vệ đường cao tốc khi đoàn xe quân đội Ấn Độ tiến về phía Leh, giáp Trung Quốc, vào ngày 19 tháng 6 năm 2020 - Ảnh: Getty

Một binh sĩ Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ bảo vệ đường cao tốc khi đoàn xe quân đội Ấn Độ tiến về phía Leh, giáp Trung Quốc, vào ngày 19 tháng 6 năm 2020 - Ảnh: Getty

Vụ việc xảy ra vào đêm 29-30/8. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố, cáo buộc quân Giải phóng Nhân dân đã vi phạm thỏa thuận trước đó đã đạt được trong các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao.

"Quân đội Ấn Độ đã dự đoán trước hoạt động này của PLA ở bờ nam của hồ Pangong Tso, thuộc phía đông Ladakh, tiến hành các biện pháp nhằm củng cố vị trí của chúng tôi và ngăn cản ý định của Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi thực tế trên thực địa", báo cáo cho biết.

Các cuộc đụng độ trước đây đã diễn ra ở bờ bắc.

"Quân đội Ấn Độ cam kết duy trì hòa bình và yên tĩnh thông qua đối thoại, nhưng cũng quyết tâm không kém trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình", tuyên bố nói và cho biết thêm một cuộc họp thượng cờ cấp chỉ huy lữ đoàn đang diễn ra giữa hai bên tại điểm biên giới Chushul để giải quyết vấn đề.

Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ chỉ huy quân đoàn phía Tây của PLA, cơ quan giám sát quân đội Trung Quốc ở biên giới tranh chấp, cáo buộc quân đội Ấn Độ đã vượt qua cái gọi là Đường kiểm soát thực tế trong một "hành động khiêu khích trắng trợn".

Người phát ngôn lên án hành động này và cho biết quân đội Trung Quốc "đã thực hiện các biện pháp cần thiết”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai ở Bắc Kinh rằng, quân đội biên giới Trung Quốc "không bao giờ vượt qua Ranh giới kiểm soát thực tế".

LAC đóng vai trò là biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia trong điều kiện không có ranh giới được cả hai bên chấp nhận.

Không bên nào đưa ra chi tiết về cuộc đối đầu hoặc cho biết liệu có thương vong hay không, cho thấy vụ việc có thể chỉ là một vụ ẩu đả nhỏ.

Nhưng tuyên bố của Ấn Độ đã được công khai, không giống như trước đây khi các cuộc đụng độ được báo cáo dựa trên thông tin thu được từ các nguồn.

Chuyên gia về các vấn đề chiến lược Brahma Chellaney viết trên Twitter: “Tuyên bố của Ấn Độ được đưa ra với giới truyền thông dường như báo hiệu cuộc đối đầu là nghiêm trọng”.

Tình hình biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng trở lại - Ảnh: Al Jareeza

Tình hình biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng trở lại - Ảnh: Al Jareeza

Đã có một số vòng đối thoại giữa hai bên được rút ra, đặc biệt là sau cuộc đụng độ tại Thung lũng Galwan ngày 15/6 ở phía đông Ladakh. Đây là sự cố chết người đầu tiên trong hơn bốn thập kỷ. Tuy nhiên, không có tiến triển lớn nào được báo cáo trong các cuộc đàm phán cho đến nay.

"Việc rút quân hoàn toàn đòi hỏi mỗi bên phải tái triển khai binh lính tới các chốt thường xuyên của họ ở các bên tương ứng của LAC", Anurag Srivastava, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết tuần trước.

Srivastava cho biết: “Điều tự nhiên có thể được thực hiện thông qua các hành động có đi có lại được cả hai đồng ý. Vì vậy, điều quan trọng cần lưu ý là đạt được điều này cần có những hành động nhất trí của cả hai bên”.

New Delhi và Bắc Kinh đã tranh chấp vùng Ladakh ở phía tây dãy Himalaya trong nhiều thập kỷ. Sau một cuộc chiến năm 1962 mà Ấn Độ đã thua, cả hai bên đều đóng quân ở khu vực núi cao, nhưng vẫn tuân thủ một loạt biện pháp để đảm bảo kiềm chế căng thẳng - bao gồm cả các thỏa thuận cấm binh sĩ mang vũ khí.

Tuy nhiên, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Trung Quốc và việc bầu Thủ tướng Narendra Modi ở Ấn Độ - cả hai đều tuân theo đuổi chính sách đối ngoại cứng rắn - PLA và Quân đội Ấn Độ đã đối đầu nhiều lần dọc biên giới hai nước.

“Hệ thống các giao thức đã hoạt động trong nhiều năm để giữ hòa bình đã biến mất trong bảy hoặc tám năm qua", Trung tướng Rakesh Sharma, cựu chỉ huy Quân đoàn 14 có trụ sở tại Leh của quân đội Ấn Độ cho biết

"Lập trường của Trung Quốc đang trở nên cứng rắn, và dường như không có sự nới lỏng hay dấu hiệu nào cho thấy họ rút khỏi các khu vực mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, lần này, chúng tôi thấy họ đến. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng".

Vào đầu tháng 7, Thủ tướng Modi đã có chuyến thăm bất ngờ tới Ladakh để nắm bắt tình hình thực tế. Chuyến thăm được coi là một thông điệp ủng hộ các binh sĩ đóng quân tại đây và cũng gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng New Delhi rất nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề.

Phan Nguyên

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h