Cảnh giác với những công ty tài chính mạo danh tự đặt tên mập mờ là “công ty tài chính”

Thứ ba, 18/10/2022 19:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, các công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã khẳng định được vai trò, hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng "tín dụng đen".

Tài chính tiêu dùng phát triển góp phần đầy lùi tín dụng đen

Tại Hội thảo “Tài chính Tiêu dùng – Kênh dẫn vốn hiệu quả với người yếu thế” tổ chức hôm nay (18/10), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – ông Đào Minh Tú cho biết: Hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã khẳng định được vai trò, hiệu quả, đã tiếp cận đến các phân khúc khách hàng hàng đại chúng chưa tiếp cận được hoặc khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

canh giac voi nhung cong ty tai chinh mao danh tu dat ten map mo la cong ty tai chinh hinh 1

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Nguyễn.

Đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hạn chế tình trạng “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi ở các địa bàn này. Qua đó thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, ổn định kinh tế và công bằng xã hội.

Theo thông tin từ Trung Tá Đỗ Minh Phương- Phó trưởng Phòng trọng án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, nhờ những biện pháp đấu tranh và ngăn chặn, hoạt động “tín dụng đen” đã giảm bớt.

Nhưng tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

Để đối phó với các cơ quan chức năng, các đối tượng hoạt động tín dụng đen lập các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)…

Chúng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật (thực chất là để lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật). Lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay.

Các đối tượng tín dụng đen có xu hướng chuyển đổi sang hoạt động trên môi trường không gian mạng, số tiền giao dịch lớn hơn rất nhiều so với các thủ đoạn phạm tội truyền thống.

Tín dụng tiêu dùng chính thống phát triển, công ty tài chính mạo danh xuất hiện

Thông tin từ hội thảo cho thấy, trong những năm qua, sự bùng nổ hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã mang lại hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế xã hội, mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và “tín dụng đen”.

Ở Việt Nam đã có 16 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động với 17 chi nhánh, 41 văn phòng đại diện và 74.000 điểm giới thiệu dịch vụ, phục vụ khoảng 30 triệu khách hàng trên toàn quốc.

Tuy nhiên xã hội đang có sự nhầm lẫn giữa các công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép với các công ty tài chính khác, và đã có cả những công ty tài chính mạo danh tự đặt tên mập mờ là “công ty tài chính” và cũng thực hiện hoạt động cho vay, dễ gây hiểu nhầm như công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

“Điển hình trắng trợn là hồi tháng 6-2022, vụ án Tổng giám đốc “Công ty CP tài chính HSBC Việt Nam” mạo danh Ngân hàng HSBC, đã bị khởi tố vì tội lừa đảo: 99% bị nhầm vì cái tên này”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết.

Hay điển hình rất tội nghiệp là ngay tại thời điểm này, xảy ra 1 vụ án cho vay lãi nặng tại Lào Cai, mà chủ công ty cho vay thì đã trốn về Trung Quốc, còn lại các cháu gọi điện nhắc nợ bị khởi tố chịu tội thay: 99% các cháu làm công ăn lương này không thể biết rằng mình phạm tội, Luật sư Trương Thanh Đức nói.

Hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác có liên quan trong lĩnh vực ngân hàng.

Các công ty tài chính mạo danh, không hoạt động theo Luật Các TCTD hay các quy định pháp luật ngân hàng khác.

Vì vậy, người dân và công luận cần hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa các công ty tài chính là các tổ chức tín dụng hoạt động theo các quy định pháp luật về ngân hàng với các loại hình công ty tài chính không phải là tổ chức tín dụng, các cửa hàng cầm đồ, các ứng dụng cho vay, các cá nhân cho vay thông qua các hình thức hụi, họ…

Hoạt động không lành mạnh của các tổ chức cung cấp tài chính tiêu dùng không do NHNN cấp phép và hoạt động “tín dụng đen” đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động và uy tín của các công ty tài chính tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC cho biết thêm nhiều đối tượng xấu lợi dụng sự cả tin và kiến thức tài chính hạn chế của người dân để dụ dỗ cho vay sau đó lại xưng danh công ty tài chính để đòi nợ bằng những hành vi thiếu chuẩn mực. Điều này khiến nhiều người dân lo sợ, mất lòng tin và không dám lựa chọn vay vốn từ các công ty tài chính.

Một số các công ty tài chính phát biểu tai Hội thảo cũng chia sẻ các các công ty cũng đang gặp khá nhiều khó khăn và những vướng mắc cần gỡ từ cả góc độ quy định pháp lý, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý và nhận thức, sự ủng hộ của người dân.

Mong muốn đầu tiên là hoàn thiện khung khổ pháp lý, tăng cường, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân thông qua công nghệ.

Bên cạnh đó, các cơ quan đoàn thể, truyền thông đại chúng, tích cực vận động tuyên truyền về các cơ chế, chính sách tín dụng đến người dân, để người dân hiểu và lựa chọn các kênh cung cấp tín dụng chính thức, nhất là những người yếu thế, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, nông thôn.

Luật sư Trương Thanh Đức khuyến cáo: Người dân chỉ nên vay vốn ở các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép: gồm các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách, Quỹ tín dụng Nhân dân, các tổ chức tín dụng vi mô & 16 công ty tài chính đã được ghi nhận trên trang web của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu vay vốn của tổ chức không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thì phải hết sức thận trọng trước nguy cơ lãi suất ngất ngưởng (được thể hiện dưới nhiều khoản thu khác nhau) và sức ép đòi nợ vô cùng căng thẳng, thậm chí như bị khủng bố.

Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng trong tổng dư nợ nền kinh tế, từ 8,17% năm 2010 lên xấp xỉ 20% cuối năm 2021 và ước trên 21% cuối năm 2022, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen theo chủ trương của Chính phủ.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm