(CLO) Về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện nội dung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng nhằm phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, chấm dứt tình trạng “xin - cho” trong quản lý hoạt động điện lực, quy hoạch, đầu tư các dự án điện lực.
Theo đó, tại Nghị quyết 118/NQ-CP - Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2024, về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Luật; giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.
Trong đó Bộ Công Thương cần hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực năm 2004; xác định rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, nguyên nhân của các bất cập, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật này; tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các cá nhân, tổ chức có liên quan để hoàn thiện các chính sách, quy định cụ thể của dự thảo Luật; đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách, nội dung quan trọng của dự thảo Luật nhằm tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật;
Tiếp tục rà soát, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của các luật có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Biển Việt Nam, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Thủy lợi... Trường hợp quy định các nội dung đặc thù về quy hoạch, cơ chế đầu tư, thủ tục đầu tư, phân cấp, phân quyền, thủ tục hành chính... khác với quy định của các luật hiện hành thì phải chỉ rõ đó là những quy định nào và đề xuất phương án xử lý tại Luật này hoặc các luật có liên quan.
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thúc đẩy đầu tư, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn nhiên liệu phát thải thấp trong sản xuất điện; chính sách chung về nhà máy điện hạt nhân an toàn; quy định cụ thể các cấp độ và yếu tố của thị trường điện cạnh tranh, giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; các quy định đặc thù về quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đầu tư, xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp, điện gió ngoài khơi... phải dựa trên các cơ sở khoa học, hợp lý, có tính khả thi; chính sách của Nhà nước về đầu tư dự phòng chủ động điều tiết an toàn hệ thống điện; quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, phát, truyền tải, phân phối và sử dụng điện; xây dựng, quản lý, vận hành, chia sẻ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về điện lực...;
Hoàn thiện nội dung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt việc phát triển nguồn điện khuyến khích đầu tư từ tư nhân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng nhằm phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, chấm dứt tình trạng “xin - cho” trong quản lý hoạt động điện lực, quy hoạch, đầu tư các dự án điện lực;
Về công trình lưới điện trong danh mục quy hoạch có cấp điện áp từ 220kV trở xuống, đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên: quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (nếu có)... của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có lưới điện đi qua; trách nhiệm của chủ đầu tư phù hợp với địa giới hành chính của tỉnh; bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực và thống nhất vị trí kết nối tại ranh giới các tỉnh; nhiệm vụ, vai trò điều phối của cơ quan trung ương (nếu cần thiết);
Về chính sách đối với điện gió ngoài khơi: rà soát, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, môi trường biển, lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ; quy định về cơ chế đặc thù (sản lượng và thời hạn cam kết bao tiêu), phát triển điện gió ngoài khơi tại dự thảo Luật phải rõ trách nhiệm, thẩm quyền, bảo đảm nguyên tắc lập pháp của Quốc hội, giao Chính phủ quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ để chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài về phát triển điện gió ngoài khơi;
Về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với điện gió ngoài khơi: rà soát, bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Đầu tư và các luật khác có liên quan về đầu tư, kinh doanh có điều kiện; không quy định cụ thể tỷ lệ cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong dự án điện gió ngoài khơi, Luật quy định nguyên tắc chung, giao Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong từng thời kỳ;
Về chính sách đối với điện mặt trời mái nhà, điện gió quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, trụ sở cơ quan nhà nước, công trình công cộng: Không quy định trong Luật cơ chế bù trừ sản lượng điện dư phát lên hệ thống với sản lượng điện mua từ hệ thống nếu cơ chế này làm tăng áp lực lên hệ thống điện, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống điện hoặc tác động tiêu cực đến chính sách đầu tư phát triển các loại hình điện khác; nghiên cứu thêm giải pháp, phương án khác có ưu điểm hơn so với phương án bù trừ để quy định nguyên tắc trong dự thảo Luật, giao Chính phủ quy định chi tiết, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện hệ thống điện trong từng thời kỳ.
Việc sửa đổi Luật Điện lực cũng hướng tới áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; thúc đẩy đầu tư, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; luật hoá việc điều hành giá điện; thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển xanh, chuyển dịch năng lượng…
Dự thảo luật gồm 9 chương, 119 điều, được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (Trung ương, địa phương) trong xây dựng chính sách, quản lý ngành điện; cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là cơ quan chủ trì, khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ; báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 1/10/2024.
(CLO) 100% cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3 có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ.
(CLO) Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
(CLO) Trong những ngày qua, nhiều hình ảnh và câu chuyện tang thương của những người dân vùng lũ làm quặn đau đồng bào cả nước. Hàng chục nạn nhân xấu số đã ra đi mãi mãi khi chưa kịp tỉnh giấc lúc sáng sớm.
(CLO) Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lựa chọn đưa vào đề án các mũi đột phá có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng tới ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc phạm vi quản lý. Giải quyết các vấn đề này sẽ tạo nên những động lực chính thúc đẩy hoạt động và tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của bộ, ngành và địa phương.