ChatGPT giúp ích cho các nhà báo nhiều hơn là đe dọa lấy mất việc

Chủ nhật, 19/02/2023 14:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) ChatGPT được coi là phiên bản vô cùng thành công của ứng dụng về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm mưa làm gió với sức hút cao hơn bất kỳ ứng dụng hay nền tảng mạng xã hội nào trước đây. Báo chí truyền thông bởi thế cũng có cơ hội "đứng trên vai người khổng lồ" để bứt phá.

Độ "hot" chưa từng có

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo mục tiêu lớn nhất là tạo ra được những văn bản giống như con người, theo ngôn ngữ giọng điệu của con người thậm chí thông minh hơn con người. Việc ra đời ChatGPT, mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ của OpenAI là một đối thủ làm cho Google hoảng sợ sau hơn 2 thập kỷ thống trị.

Nếu tra Google ra hàng triệu văn bản, hàng triệu đường link nhưng việc xử lý các văn bản đó là chúng ta. Còn giờ đây, việc xử lý hàng triệu tìm kiếm, hàng triệu trang web để trả lời một cách ngắn gọn có hệ thống về thứ chúng ta cần tìm kiếm là công việc của ChatGPT.

Khi ChatGPT mới ra mắt, nhiều người dùng thử nghiệm cho rằng "ChatGPT có thể thay thế công cụ tìm kiếm của Google". Hồi đó, Google bỏ ngoài tai các bình luận như vậy và nói "không có gì phải lo lắng". Nhưng chỉ một tháng sau, đội ngũ điều hành của Google bất chợt "quay xe" và phát hoảng trước sự đe dọa tiềm tàng của chatbot này.

Minh chứng cho việc ChatGPT có thể tạo nên một "cơn chất động" cho thế giới công nghệ, ngay trước lễ Giáng sinh, Sundar Pichai - CEO của Google - đã vội vã phát "Báo động đỏ" (‘Code Red’) cho toàn công ty công ty vì ChatGPT đang trở nên quá bùng nổ trên toàn cầu.

Việc bật báo động đỏ không phải chuyện hiếm trong nội bộ Google. Trong quá khứ, công ty đã từng làm vậy với một số sản phẩm hay hệ thống nội bộ khi có vấn đề.

chatgpt giup ich cho cac nha bao nhieu hon la de doa lay mat viec hinh 1

ChatGPT khiến Google vội bật chế độ "báo động đỏ". (Ảnh CNBC)

ChatGPT đã vượt qua 10 triệu người dùng hàng ngày chỉ sau 40 ngày. Tốc độ này vượt xa tốc độ tăng trưởng ban đầu của mạng xã hội Instagram. Instagram mất 355 ngày để đạt được 10 triệu người dùng đăng ký.

Một trong những ứng dụng siêu "hot" là Tiktok để đạt 100 triệu người dùng, họ đã mất 2 năm và 100 triệu đô để nuôi các KOLs. Trong khi đó, ra đời ngày 30/11/2022, chỉ sau 5 ngày ChatGPT đã có 1 triệu người dùng và sau 2 tháng đã có 100 triệu người dùng. Đây là ứng dụng đạt kỷ lục người dùng lớn nhất trong thời gian ngắn nhất đến thời điểm hiện tại. 

Hơn nữa, quy luật phát triển của truyền thông số, như Hiệp hội Báo chí thế giới WAN-IFRA từng định nghĩa thì luôn có “sóng sau đè sóng trước”. Chúng ta từng chứng kiến những gã khổng lồ như Yahoo, AOL bị Google, Facebook nhấn chìm. Và giờ, với sự xuất hiện của ChatGPT, cũng không loại trừ khả năng trong tương lai sẽ xuất hiện các nhân tố mới đe dọa sự thống trị của Google và Facebook.

Cho đến nay tại Việt Nam người dùng chưa được trải nghiệm ChatGPT. Song, đã có nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm nói và bàn về nó ở mọi lĩnh vực. AI này cũng xuất hiện liên tục trên hàng trăm tờ báo lớn nhỏ. Độ phủ sóng và sức hút có thể nói rằng chưa từng có ở một ứng dụng AI nào khác.

ChatGPT là một AI được hỗ trợ từ nhũng nguồn dữ liệu lớn, ngôn ngữ lớn trong nhiều lĩnh vực. Nó có thể khai tử cho các doanh nghiệp starup vừa và nhỏ về công nghệ AI. Từ khi ChatGPT ra đời thì một gã khổng lỗ là Micosroft đã quyết định ký ngay với OpenAI một hợp đồng trị giá 10 tỷ đô để cùng với ChatGPT cải tiến Bink - cũng là một công cụ tìm kiếm.

Theo ông Phùng Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, ChatGPT là một phiên bản vô cùng thành công của ứng dụng về trí tuệ nhân tạo. Chat GPT có những sự khác biệt với những AI khác về tính phổ cập, tính tiếp cận và tính học hỏi mang màu sắc ngôn ngữ.

"Chat GPT đã học và hiểu được tiếng Việt - một sự thú vị đầy cám dỗ. AI này là biểu hiện thành công của trí tuệ nhân tạo, hoàn cảnh công nghệ đã ra đời và được áp dụng nhiều năm trước đây để mà hôm nay hội tụ thành một ứng dụng vô cùng thông minh có tính thiết thực cao. Chat GPT cũng là biểu hiện thành công của xu hướng công nghệ AI. Đặc biệt là những công ty công nghệ như Microsoft đều đã có sự đầu tư vào trí tuệ nhân tạo cũng như các công nghệ tiên tiến khác trong nhiều năm vừa qua. Đây là sự khuyến khích vô cùng thuận lợi cho những công nghệ ấy được xã hội hoá được phát triển ở trình độ cao hơn", ông Phùng Việt Thắng cho hay.

Công nghệ dẫn dắt báo chí phát triển

Từ lâu trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng trong việc tác nghiệp tại các cơ quan báo chí. Nhiều hãng thông tấn như AP, Yonhap… cũng đã sử dụng robot để viết các tin tức đơn giản. Thậm chí, trang tin tức tổng hợp MSN của Microsoft đã từng sa thải biên tập viên tuyển chọn tin vì công việc đó đã có các robot đảm đương. Như thế, nguy cơ nhà báo mất việc vì AI là có thật.

chatgpt giup ich cho cac nha bao nhieu hon la de doa lay mat viec hinh 2

Phần lớn các báo trên thế giới cho rằng đầu tư cho công nghệ là ưu tiên của họ trong năm 2023. (Ảnh: Shutterstock)

Bàn về vấn đề này, nhà báo Hoàng Nhật - Phó Tổng biên tập VietnamPlus cho rằng, nguy cơ nói trên hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo giúp ích cho các nhà báo nhiều hơn là đe dọa lấy mất việc. Như trong vụ Panama Papers, Hiệp hội Phóng viên điều tra quốc tế đã sử dụng AI để lọc hàng triệu trang tài liệu từ các “công ty ngoài khơi” để hoàn tất bài điều tra có sức tác động lớn và sâu rộng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Do đó, những ứng dụng AI như ChatGPT sẽ giúp nhà báo đẩy nhanh tiến độ, sản lượng khi sản xuất thông tin để phục vụ bạn đọc.

"Chẳng hạn như trước đây, muốn sản xuất một bản tin tổng hợp theo dạng video, chúng ta thường mất khoảng 2-3 nhân sự để cho ra một bản tin 5 phút. Giờ nhờ ChatGPT cũng như nhiều ứng dụng khác (dựng video, làm đồ họa, đọc lời bình…) thì chỉ cần một phóng viên (hoặc biên tập viên) cũng có thể hoàn thành khối lượng công việc như vậy trong một khoảng thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một khi ChatGPT có thể làm thay phóng viên, biên tập viên ở một số khâu thì đó lại là điều kiện thuận lợi để chúng ta cơ cấu lại tòa soạn, sắp xếp lại bộ máy để cho ra đời những sản phẩm báo chí sáng tạo và hiện đại hơn", nhà báo Hoàng Nhật cho biết.

Theo Phó Tổng biên tập VietnamPlus, xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động tác nghiệp báo chí không còn mới. Vài năm trước, nhiều tòa soạn trên thế giới đã sử dụng Chatbot để tăng cường tương tác với độc giả.

Ở Việt Nam, nhiều báo điện tử cũng từng đã đi tiên phong, trong đó Chatbot của VietnamPlus từng đoạt giải thưởng của Hiệp hội các hãng thông tấn châu Á - Thái Bình Dương OANA năm 2018. Đương nhiên, ChatGPT có chút khác biệt so với chatbot của các tòa soạn báo, khi nó được huấn luyện để trở nên “thông minh” hơn, đa năng hơn đồng thời người dùng phổ thông cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Đấy là lý do ChatGPT tạo nên cơn sốt trên truyền thông chính thống cũng như truyền thông xã hội.

Khảo sát mới đây được Viện nghiên cứu báo chí Reuters thực hiện cũng cho thấy phần lớn các báo trên thế giới cũng cho rằng đầu tư cho công nghệ là ưu tiên của họ trong năm 2023.

"Lâu nay, báo chí đã luôn đồng hành cùng công nghệ, thậm chí công nghệ còn dẫn dắt báo chí phát triển, thể hiện qua công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Thế nên, đầu tư cho công nghệ là điều bắt buộc. Đồng thời, báo chí cũng có thể đứng trên vai những 'người khổng lồ', thay vì đối đầu với họ trong một cuộc chiến mà chắc chắn là không bao giờ cân sức. Cơ quan báo chí nào nhanh chóng nắm bắt xu thế này thì có thể bứt phá", nhà báo Hoàng Nhật nhận định.

Phan Hoà Giang

Bình Luận

Tin khác

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo