Châu Âu áp thuế mạnh xe điện Trung Quốc: Nguy cơ cuộc chiến thương mại mới

Chủ nhật, 06/10/2024 18:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc nhiều nước châu Âu ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu đưa ra các mức thuế bổ sung đối với ô tô điện Trung Quốc có thể gây ra một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế giữa hai bên.

Ngày 4/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.

Nếu được áp dụng, thuế đối với các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc sẽ là 17% đối với ô tô của BYD, 18,8% đối với ô tô của Geely và 35,3% đối với ô tô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước.

Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu. Theo đánh giá của giới phân tích, đây có thể sẽ là biện pháp thương mại lớn nhất của EU đối với Trung Quốc trong hơn 1 thập kỷ qua.

chau au ap thue manh xe dien trung quoc nguy co cuoc chien thuong mai moi hinh 1

Liên minh châu Âu áp mức thuế đặc biệt đối với xe ô tô điện của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nguyên nhân khiến EC mạnh tay

Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu điều tra các khoản trợ cấp của chính phủ cho việc sản xuất xe điện ở Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái. Những người khởi xướng lập luận rằng các nhà sản xuất từ Trung Quốc được hưởng lợi từ những khoản trợ cấp như vậy về mặt giá cả, điều này làm suy yếu sự cạnh tranh và đe dọa việc sản xuất các sản phẩm tương tự ở châu Âu. Vào tháng 7, EC, tiếp tục điều tra, áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung tạm thời, kéo dài 4 tháng đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.

Theo giới phân tích chính trị, có 2 nguyên nhân giải thích cho quyết định của châu Âu. Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất phương Tây và cứu họ khỏi sự cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc, và thứ hai, làm chậm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc và tước đi thu nhập xuất khẩu gia tăng của các nhà sản xuất Trung Quốc.

Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ và cho rằng, quyết định này làm suy yếu “sự hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”. Vào tháng 8, Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, Trung Quốc đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với việc cung cấp thịt lợn và các sản phẩm từ sữa từ châu Âu. EC cũng gửi yêu cầu tới WTO để tham vấn về quyết định của Bắc Kinh.

EU thiếu sự đồng thuận

Trong số những quốc gia đã bỏ phiếu phản đối việc áp dụng thuế quan vào ngày 4 tháng 10 có Đức. Chính quyền Đức đã phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ các công đoàn sản xuất ô tô, những người lo ngại các lệnh trừng phạt trả đũa từ Bắc Kinh.

Mercedes, BMW và Volkswagen, những hãng kiếm được hơn 25% lợi nhuận nước ngoài từ thị trường Trung Quốc, đã kiên quyết phản đối việc áp dụng mức thuế đặc biệt. Giám đốc điều hành BMW Oliver Zipse gọi cuộc bỏ phiếu là “phát súng chí mạng đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu” và cho rằng cần có một giải pháp đàm phán nhanh chóng giữa EU và Trung Quốc để ngăn chặn một cuộc xung đột thương mại, mà chắc chắn sẽ không có người chiến thắng.

Trước đó, ngày 2/10, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng việc đẩy sản phẩm nước ngoài ra khỏi thị trường và thu hẹp vòng đối tác thương mại là sai lầm, đồng thời lưu ý nên tiếp tục đàm phán với Trung Quốc. Ông nói: “Mở rộng thương mại với nhiều đối tác ở nhiều quốc gia hơn chính là quản lý rủi ro thông minh trong một thế giới đầy biến động”.

Đồng thời, vào tháng 4, Thủ tướng Olaf Scholz cùng với một phái đoàn gồm các doanh nhân Đức, trong đó có người đứng đầu tập đoàn Volkswagen, đã đến thăm Trung Quốc, cố gắng đạt được sự cân bằng lớn hơn trong quan hệ kinh tế song phương. Các công ty Đức quan tâm đến hợp tác với Trung Quốc muốn mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc, nơi mà theo họ, các nhà sản xuất địa phương có lợi thế đáng kể.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng bày tỏ nghi ngờ mức độ hiệu qua trong việc áp dụng thuế thương mại đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Kossuth, ông nói rằng với quyết định này, EU đang tiến tới một “cuộc chiến tranh lạnh kinh tế” với Trung Quốc. Theo ông Orban, hàng hóa sản xuất tại EU sẽ khó tìm được doanh số trên thị trường thế giới “nếu thế giới bị chia thành hai khối”. Hungary dự định tiếp tục giao thương với cả hai bên, mặc dù Thủ tướng Orban không tin tưởng rằng Budapest có thể tiếp tục theo đuổi thành công chiến lược trung lập kinh tế của mình do thái độ tiêu cực đối với nước này ở EU.

Malta, Slovenia và Slovakia cũng bỏ phiếu phản đối thuế quan đối với ô tô điện Trung Quốc. Trong khi đó, một số quốc gia khác, đáng chú ý trong đó là Thụy Điển, Tây Ban Nha, đã bỏ phiếu trắng. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9, Thủ tướng Pedro Sanchez đã kêu gọi EU không áp thuế đối với xe điện từ Trung Quốc.

Các quốc gia bỏ phiếu ủng hộ bao gồm Pháp, Ý và Ba Lan. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Olaf Scholz hôm 2/10 rằng ông hoàn toàn ủng hộ việc áp dụng thuế quan vì EU “phải bảo vệ một sân chơi bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp”. Ông cho biết các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc cho các nhà sản xuất ô tô điện đã dẫn đến “sự biến dạng” trên thị trường và nếu một sân chơi bình đẳng không được khôi phục, điều đó có thể gây nguy hiểm cho “sản xuất và duy trì sự hiện diện công nghiệp nội địa ở châu Âu”.

Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?

Phòng Thương mại Trung Quốc của EU bày tỏ “sự thất vọng sâu sắc” với kết quả bỏ phiếu hôm 4/10, gọi quyết định này là “các biện pháp bảo hộ thương mại”. Theo Global Times, Phòng Thương mại Trung Quốc kêu gọi EU tiếp cận vấn đề một cách thận trọng, trì hoãn việc áp thuế và “ưu tiên giải quyết các tranh chấp và căng thẳng thương mại thông qua tham vấn và đối thoại”. Ngược lại, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng “các hành vi bảo hộ” của EU đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của WTO. Tuy nhiên, như AP lưu ý, EU và Trung Quốc còn 4 tuần nữa để đàm phán, vòng tham vấn tiếp theo sẽ bắt đầu vào ngày 7 tháng 10.

Giới chuyên gia phân tích châu Âu cảnh báo, Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách áp thuế đối với các sản phẩm của EU trong những tuần hoặc thậm chí vài ngày tới. Theo Victor Scheck, luật sư cấp cao tại Van Bael & Bellis (Brussels), nói với Euractiv: “Trước mắt, Trung Quốc có thể áp mức thuế mới đối với rượu mạnh, tiếp đó là đối với thịt lợn và các sản phẩm từ sữa”.

Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Toàn diện của Trường Kinh tế Cao cấp Nga nhận định rằng, các hành động đáp trả từ Bắc Kinh sẽ không chỉ dừng lại ở thuế đối với các sản phẩm thực phẩm từ châu Âu, và các cuộc điều tra chống bán phá giá do Trung Quốc đưa ra chỉ là “những phát súng cảnh cáo”.

“Mặc dù khối lượng xuất khẩu xe điện sang EU hiện nay không lớn nhưng Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào sản xuất với hy vọng trong tương lai chúng sẽ trở thành động lực cho xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước phát triển. Bắc Kinh không chỉ đầu tư mạnh mẽ cho việc này, mà còn xây dựng lại ngành công nghiệp ô tô của mình theo hướng hiện đại hóa, và những biện pháp áp thuế từ Mỹ và EU có thể sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch của Trung Quốc. Rõ ràng, Bắc Kinh sẽ chuẩn bị một phản ứng tương xứng và cũng sẽ điều chỉnh một phần cách tiếp cận của mình trong quan hệ với châu Âu nói chung”, tờ RBC dẫn nhận định của chuyên gia Vasily Kashin.

Theo dự báo của chuyên gia Kashin, Trung Quốc sẽ phản ứng dựa trên nghiên cứu về cán cân quyền lực ở EU, giáng một đòn mạnh vào xuất khẩu của từng quốc gia. Đặc biệt, những biện pháp đáp trả đó có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp ô tô động cơ đốt trong truyền thống ở châu Âu, điều này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến Đức.

Có thể khẳng định, các mức thuế mới của EU đang phá hủy nền tảng hợp tác chiến lược giữa châu Âu và Trung Quốc. Sự mất niềm tin kinh doanh lẫn nhau giữa các bên trở nên “mãn tính”. Với tiềm lực kinh tế ngày càng lớn, Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả tương xứng, không chỉ để bảo vệ các nhà sản xuất ô tô điện trong nước, bảo đảm chính sách phát triển công nghiệp sản xuất ô tô đi đúng hướng, mà còn thể hiện uy tín trên trường quốc tế.

Với xu hướng này, thời gian tới Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào việc phát triển khoa học và công nghệ của mình, còn các nước phương Tây sẽ tiếp tục áp đặt các hạn chế bổ sung. Khi đó, một cuộc chiến thương mại hoàn toàn có thể sẽ xảy ra.

Hà Anh

Tin mới

Ninh Bình thắng trận thứ 2 tại giải hạng Nhất trong ngày Hoàng Đức kém duyên

Ninh Bình thắng trận thứ 2 tại giải hạng Nhất trong ngày Hoàng Đức kém duyên

(CLO) Trong ngày tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức thi đấu nhạt nhoà, câu lạc bộ Phù Đổng Ninh Bình vẫn giành thắng lợi 2-0 trước Long An ở giải hạng Nhất, diễn ra tối 3/11.

Thể thao
Khởi tố nguyên giám đốc ban quản lý dự án tại Quảng Nam

Khởi tố nguyên giám đốc ban quản lý dự án tại Quảng Nam

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa tống đạt Quyết định khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Thái Minh Hoàng, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Vụ án
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng sắp hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng sắp hầu tòa

(CLO) Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng bị truy tố trong khung hình phạt từ 10 - 20 năm tù.

Vụ án
Kết quả bầu cử Mỹ có thể quyết định cuộc xung đột Nga - Ukraine

Kết quả bầu cử Mỹ có thể quyết định cuộc xung đột Nga - Ukraine

(CLO) Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia này, mà nó còn có tác động tới nhiều vấn đề trên thế giới, đặc biệt cuộc chiến ở Ukraine.

Thế giới 24h
Bảo toàn vốn thế nào trước áp lực chốt lời trên thị trường chứng khoán?

Bảo toàn vốn thế nào trước áp lực chốt lời trên thị trường chứng khoán?

(CLO) Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam đánh giá, áp lực bán sẽ còn tiếp diễn trên thị trường chứng khoán trong các phiên tới. Vì vậy, giới đầu tư nên tiếp tục thận trọng, hạn chế việc mua mới. 

Kinh doanh - Tài chính
Dự báo thời tiết ngày 4/11: Hà Nội mưa rào, ngày trời lạnh

Dự báo thời tiết ngày 4/11: Hà Nội mưa rào, ngày trời lạnh

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 4/11, khu vực Hà Nội có mưa rào, ngày trời lạnh, đêm trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ. Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh, mưa rào và dông rải rác. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Đời sống
Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay, tỷ lệ ly hôn đáng báo động

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay, tỷ lệ ly hôn đáng báo động

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ Nội vụ nước này.

Thế giới 24h
Mỹ điều máy bay ném bom tầm xa tham gia tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản

Mỹ điều máy bay ném bom tầm xa tham gia tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản

(CLO) Quân đội Hàn Quốc cho biết Mỹ đã điều một máy bay ném bom tầm xa tham gia cuộc tập trận ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản vào ngày 3/11 để đáp trả vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của Triều Tiên.

Thế giới 24h
Nhà báo Lý Văn Sáu với những bài học về nghề còn nguyên giá trị

Nhà báo Lý Văn Sáu với những bài học về nghề còn nguyên giá trị

(CLO) Nhà báo Lý Văn Sáu không chỉ đóng góp cho sự ra đời của một trong những báo Đảng địa phương đầu tiên là Báo Thắng, xây dựng Đài Tiếng nói Nam bộ và Đài Tiếng nói Việt Nam… mà đến nay ông còn truyền đạt lại cách làm báo mang nhiều giá trị thực tiễn, phong phú.

Nghề báo
'Khai Sắc Tuồng Thanh' - Cầu nối đưa nghệ thuật Tuồng đến với khán giả trẻ

"Khai Sắc Tuồng Thanh" - Cầu nối đưa nghệ thuật Tuồng đến với khán giả trẻ

(CLO) Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu với ngôn ngữ biểu đạt giàu tính ước lệ và sâu sắc. Thông qua việc khám phá giải mã những nét đẹp độc đáo của Tuồng, dự án "Khai Sắc Tuồng Thanh" là cầu nối tạo không gian giúp khán giả trẻ khám phá và cảm nhận vẻ đẹp ước lệ của Tuồng.

Công luận 24H
Mê mẩn trước những đồi chè xanh mướt ở “thủ phủ” trà Thái Nguyên

Mê mẩn trước những đồi chè xanh mướt ở “thủ phủ” trà Thái Nguyên

(CLO) Tỉnh Thái Nguyên vốn được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” bởi người dân nơi đây có nghề trồng chè truyền thống từ bao đời nay. Những đồi chè xanh mướt, dài trùng điệp nối đuôi nhau trông thật đẹp hứa hẹn là điểm tham quan thú vị hút du khách mỗi khi có dịp ghé thăm.

Đời sống văn hóa
200 binh sĩ Bolivia bị bắt làm con tin

200 binh sĩ Bolivia bị bắt làm con tin

(CLO) Bộ Ngoại giao Bolivia cho biết vào thứ Bảy (2/11) rằng những người ủng hộ cựu Tổng thống Evo Morales hiện đang bắt giữ ít nhất 200 binh sĩ làm con tin.

Thế giới 24h
Ấn Độ phản đối cáo buộc 'vô căn cứ' của Canada về vấn đề người Sikh

Ấn Độ phản đối cáo buộc 'vô căn cứ' của Canada về vấn đề người Sikh

(CLO) Ngày 2/11, Ấn Độ đã lên tiếng phản đối cáo buộc của Canada rằng chính quyền nước này có kế hoạch nhắm vào các nhà hoạt động Sikh tại Canada, nói rằng cáo buộc là "vô lý và vô căn cứ".

Thế giới 24h
Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh cần gần 184 nghìn tỷ đồng

Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh cần gần 184 nghìn tỷ đồng

(CLO) Trên cơ sở phương án quy hoạch, tư vấn đã tính toán nhu cầu vốn để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh 183,856 nghìn tỷ đồng.

Công luận 24H
TP HCM: Đã có 8 dự án bất động sản được 'gỡ vướng' hoàn toàn

TP HCM: Đã có 8 dự án bất động sản được 'gỡ vướng' hoàn toàn

(CLO) Mới đây, UBND TP HCM đã có báo cáo số 6717/2024 gửi Bộ Xây dựng tình hình thị trường bất động sản và nhà ở quý III/2024.

Dự án - Đầu tư
Đóng cửa, di dời gần 200 cơ sở sản xuất giấy trong khu dân cư ở Bắc Ninh

Đóng cửa, di dời gần 200 cơ sở sản xuất giấy trong khu dân cư ở Bắc Ninh

(CLO) Đến thời điểm này, thành phố Bắc Ninh cơ bản thực hiện thành công lộ trình đóng cửa, chuyển đổi, di dời các cơ sở sản xuất giấy trong khu dân cư trước ngày 31/12/2024 theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Những con số bi thảm về phụ nữ trong các cuộc xung đột vũ trang

Những con số bi thảm về phụ nữ trong các cuộc xung đột vũ trang

(CLO) Liên hợp quốc báo cáo rằng vào năm 2023, cứ 10 người tử vong trong các cuộc xung đột vũ trang thì có 4 người là phụ nữ. Con số này cao gấp đôi so với năm 2022 và có thể còn tăng lên hơn nữa khi năm 2024 khép lại.

Tiêu điểm Quốc tế
Thế giới thực hiện bước đi quan trọng để tạo dựng “Hoà bình với thiên nhiên”

Thế giới thực hiện bước đi quan trọng để tạo dựng “Hoà bình với thiên nhiên”

(CLO) Hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP16) diễn ra từ ngày 21/10-1/11/2024 tại thành phố Santiago De Cali, Colombia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bóng đá ở Ukraine đang diễn ra như thế nào?

Bóng đá ở Ukraine đang diễn ra như thế nào?

(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất.

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc đua AI: Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở 'đại bản doanh'

Cuộc đua AI: Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở 'đại bản doanh'

(CLO) Hành lang điện toán của Trung Quốc được thiết kế để gửi tín hiệu máy tính trên khắp đất nước, trong khi Mỹ đã đi theo hướng tập trung. Hai siêu cường chọn cách phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của mình theo hai con đường hoàn toàn đối lập.

Tiêu điểm Quốc tế
Vũ khí laser của Hàn Quốc có thể san phẳng các thành phố như trong phim Star Wars

Vũ khí laser của Hàn Quốc có thể san phẳng các thành phố như trong phim Star Wars

(CLO) Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.

Tiêu điểm Quốc tế
Biển hồ Caspi lớn nhất thế giới ngày càng co lại: Vì biến đổi khí hậu hay vì con người?

Biển hồ Caspi lớn nhất thế giới ngày càng co lại: Vì biến đổi khí hậu hay vì con người?

(CLO) Chỉ mới một thập kỷ trước, Azamat Sarsenbayev từng nhảy xuống Biển Caspi xanh ngắt. Nhưng giờ đây, người ta chỉ thấy một vùng đất đá trơ trụi trải dài đến tận chân trời.

Tiêu điểm Quốc tế
Động lực thúc đẩy thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS

Động lực thúc đẩy thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS

(CLO) Trong số 20 nguyên thủ quốc gia đến và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên NATO. Vậy yếu tố nào thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần BRICS và nước này sẽ phải chịu những sức ép nào từ phương Tây?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Israel tấn công Iran và mối nguy là gì?

Tại sao Israel tấn công Iran và mối nguy là gì?

(CLO) Israel và Iran đã có cuộc chiến ngầm trong nhiều năm. Bây giờ, xung đột của họ đã bùng nổ công khai sau khi quân đội Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhằm vào Iran hôm thứ Bảy (26/10).

Tiêu điểm Quốc tế
'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.

Tiêu điểm Quốc tế