Châu Âu đã bớt keo kiệt hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đây

Thứ tư, 22/07/2020 07:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công, sự tăng trưởng của khu vực đồng euro gần như không vực dậy được. Những lúc đó chính sách tiền tệ và tài khóa lại thắt chặt trong khi đáng ra phải được nới lỏng.

Báo Công luận

Cách khu vực này phản ứng đối với đại dịch Covid-19 đã ít ở thế bị động hơn. Điều này được chứng minh qua những sự kiện tính riêng trong ba tuần đầu tiên của tháng Sáu.

Chính phủ Đức, vốn hà tiện, đã công bố một gói kích thích trị giá ít nhất 130 tỷ euro (tương đương 146 tỷ đô).

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì tuyên bố rằng ngân hàng này sẽ mua thêm 600 tỷ euro trái phiếu nữa.

Còn lãnh đạo các quốc gia đã thống nhất về việc lập một “quỹ phục hồi” rộng khắp EU trị giá 750 tỷ euro, theo một sáng kiến được đề xuất lần đầu vào tháng Tư, và vừa mới được thông qua.

Vấn đề là liệu chính sách trên có thể giải quyết được một điểm yếu nghiêm trọng: các quốc gia đối mặt với thiệt hại kinh tế nặng nề nhất lại là các quốc gia có ít không gian tài khóa nhất.

Tình hình dịch bệnh tại Đức tương đối ít căng thẳng, và ở nước này các biện pháp đóng cửa cũng đỡ nghiêm ngặt hơn. Theo các nhà kinh tế tại ngân hàng UBS, chương trình mới của Đức làm cho tổng kích thích tài khóa năm nay lên tới 9% GDP. Con số trên còn lớn hơn ở Mỹ.

Tuy nhiên, tại Pháp, Ý và Tây Ban Nha - những ổ dịch có nguy cơ bùng nổ tệ hơn cùng các biện pháp đóng cửa nghiêm khắc với nguy cơ mất đi nguồn thu quý giá từ du lịch trong mùa hè thì tỷ lệ nợ công tại những nơi này cũng sẽ cao hơn. Hỗ trợ tài khóa ở các nước trên sẽ trở nên bủn xỉn hơn.

Tin vui là những nhà hoạch định chính sách ở EU đang nỗ lực nhằm xóa bỏ sự bất cân đối này. Một phần nhờ vào sự rộng rãi mới đây của Đức, Quỹ phục hồi trên có thể điều phối tiền mặt tới các quốc gia dựa trên nhu cầu thay vì đóng góp của các nước này.

Theo Jacob Nell từ ngân hàng Morgan Stanley, có một đề xuất từ Ủy ban châu Âu kiến nghị rằng Ý có thể nhận khoản hỗ trợ tương đương với khoảng 5% GDP, và một khoản vay tương đương 5% GDP nữa. Đức và Hà Lan có lẽ sẽ nhận những khoản trị giá chỉ bằng 1% GDP.

Hơn nữa, tiền chỉ bắt đầu được phân phát từ năm 2021, và sẽ rải ra trong nhiều năm. Điều đó đồng nghĩa với việc ECB chắc chắn phải gánh một công việc nặng nhọc trong năm nay.

Tổng cộng, ngân hàng này sẽ phải mua lại 1,6 nghìn tỷ euro nợ ở khu vực công và tư trong năm 2020, tương đương với 14% GDP năm ngoái. Giống như Ủy ban châu Âu, ECB đã từ bỏ cách tiếp cận “đánh đồng tất cả” vốn có của mình.

Thay vì việc mua lại tài sản tương ứng theo “trọng số vốn” (chẳng hạn, đóng góp vào vốn ngân hàng của một quốc gia sẽ tương ứng theo tỷ lệ với quy mô kinh tế của quốc gia đó), ECB tìm cách kiềm chế sự chênh lệch giá mua-bán giữa trái phiếu ở các quốc gia có rủi ro cao hơn và trái phiếu chính phủ Đức.

Theo Sven Jari Stehn từ ngân hàng Goldman Sachs, có khoảng 22% tổng lượng mua vào thông qua chương trình đại dịch và các kế hoạch nới lỏng định lượng (nới lỏng định lượng là một phương thức của ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế bằng cách mua trái phiếu cùng những tích sản khác từ các ngân hàng thương mại) vào tháng Bốn và tháng Năm vừa qua là tiền từ Ý, trong khi phần 'trọng số vốn' của nước này chỉ là 17%.

Điều đó đồng nghĩa với việc ECB có thể sẽ gián tiếp tài trợ cho toàn bộ thâm hụt ngân sách của Ý trong năm nay. Dẫu cho tất cả những điều trên, khu vực đồng euro vẫn có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt kích thích trong năm 2020. Mặc dù khu vực này dường như phải gánh chịu tổn thất kinh tế to lớn hơn Mỹ, nhưng tổng hỗ trợ tài khóa lại nhỏ hơn.

Tốc độ các khoản mua của ECB từ tốn hơn so với Cục dự trữ Liên bang Mỹ. Có rất ít nhà kinh tế cho rằng kích thích hiện hành sẽ kích động lạm phát, bởi tỷ lệ lạm phát vẫn 'ngoan cố' nằm dưới mức mục tiêu của ECB kể cả trước dịch COVID-19.

Vì thế, việc mua trái phiếu vẫn có thể còn diễn ra nhiều. Ông Nell hy vọng Quỹ phục hồi có thể sẽ tạo ra một tiền lệ, cho phép sử dụng các công cụ tài khóa thông thường trong những thời điểm cấp thiết khác. Những thông lệ tốt, một khi đã được hình thành sẽ có xu hướng được giữ nguyên trong dài hạn.

Hoàng Long

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h