Châu Âu: Khủng hoảng năng lượng và cuộc săn lùng nhiên liệu hoá thạch “ô nhiễm” nhất thế giới

Thứ tư, 21/09/2022 17:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cảng Mtwara (Tanzania) vốn chủ yếu kinh doanh hạt điều, giờ đây nhộn nhịp hơn bao giờ hết với các tàu chở đầy than, xung đột Nga - Ukraine khiến châu Âu và thế giới chạy đua đốt nhiên liệu hoá thạch.

Thiếu năng lượng khiến châu Âu “chuộng” than hơn

Theo Reuters, giá than nhiệt (sử dụng để sản xuất điện) đã tăng vọt lên mức kỷ lục do hậu quả của chiến tranh tại Ukraine, nhiều nước châu Âu mất khả năng tiếp cận nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và than quan trọng từ nhà cung cấp hàng đầu là Nga.

Trong đó, giá than nhiệt vật lý giao trong tháng trước tại cảng Newcastle (Úc) - tiêu chuẩn toàn cầu - được giao dịch ở mức 429USD/ tấn vào ngày 16/9, ngay dưới mức cao nhất mọi thời đại là 483,50 USD trong tháng 3 (tăng từ khoảng 176 đô la/tấn vào cùng kỳ năm ngoái).

chau au khung hoang nang luong va cuoc san lung nhien lieu hoa thach o nhiem nhat the gioi hinh 1

Kỷ nguyên của than đá đang dần nở rộ?. Ảnh: Reuters.

Hệ quả là người mua ở châu Âu đang được cho là trả nhiều đô la nhất để nhập khẩu than từ các mỏ xa xôi châu Phi như Tanzania, Botswana và thậm chí có khả năng là Madagascar. Ngoài ra, Liên minh châu Âu sẽ có thể cung cấp mua than từ Colombia, Nam Phi và thậm chí xa hơn.

Rizwan Ahmed, giám đốc điều hành của công ty khai thác than Bluesky Minings ở Dar es Salaam, Tanzania cho biết: “Các nước châu Âu đang và đang truy lùng bất kỳ nơi nào có than, họ sẵn sàng trả giá tốt để nhập khẩu lượng lớn than đá thay cho khí đốt của Nga”.

Jan Dieleman, chủ tịch bộ phận vận tải đường biển của Cargill cho hay: trong thời gian gần đây, các chuyến hàng trở than gia tăng đáng kể, cụ thể đã có một công ty vận chuyển tới 9 triệu tấn than trên toàn cầu trong giai đoạn tháng 6-8 (so với 7 triệu tấn/năm)

Mặc dù cơ hội thu về lợi nhuận khủng từ than có thể diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nếu các luồng gió địa chính trị thay đổi, một số quốc gia có tài nguyên than cho rằng tại thời điểm này là cơ hội “ngàn năm có một”.

Theo phân tích từ nền tảng dữ liệu hàng hải và hàng hóa Shipfix, kể từ cuối tháng 6, quốc gia thuộc vùng Đông Phi (Tanzania) đã ghi nhận đến 57 đơn đặt hàng (yêu cầu các tàu có sẵn) trên thị trường vận chuyển hàng hóa giao ngay so với chỉ hai đơn hàng trong cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, trong tháng 7, quốc gia này đã đạt 97,8 tấn than xuấ khẩu - mức cao nhất trong kỷ lục và tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, trong tháng 8, khối lượng đã giảm xuống còn 89 triệu tấn, phần lớn do gián đoạn xuất khẩu từ nhà sản xuất lớn Australia.

Trong năm 2022, Tanzania dự kiến xuất khẩu than sẽ tăng gấp lên khoảng 696.773 tấn, trong khi, sản lượng dự kiến sẽ tăng 50% lên khoảng 1.364.707 tấn.

Theo Yahya Semamba, quyền thư ký điều hành của Ủy ban khai thác mỏ, chính phủ nước này đã ghi nhận về nguồn thu “khủng” từ việc đánh thuế xuất khẩu của ngành than, hiện đang xem xét xây dựng một tuyến đường sắt nối vùng Ruvuma sản xuất than với thủ phủ Mtwara (Tanzania).

Công ty khai thác Ruvuma Coal có trụ sở tại Tanzania đã xuất khẩu ít nhất 400.000 tấn than thông qua một thương nhân sang các nước bao gồm Hà Lan, Pháp và Ấn Độ kể từ tháng 11, Reuters đưa tin.

Trong đó, các công ty khai thác than đang tận hưởng mức lợi nhuận chưa từng có giữa lo ngại về môi trường có thể đặt dấu chấm hết cho ngành than nhiệt điện.

Rob West, nhà phân tích tại công ty tư vấn Thunder Said Energy nhận định: cuối năm 2020, giá than ở ngưỡng 75 USD/tấn vì thế một mỏ than có thể kiếm được mức tiền mặt 15 USD/tấn. Tuy nhiên, khi giá đạt 400 USD/ tấn, tỷ suất lợi nhuận đã tăng lên 235 USD/ tấn.

Thực tế, các thương nhân ở châu Âu sẵn sàng trả gấp đôi giá mà người mua châu Á trả giá, trong đó phải kể đến nhiều khách hàng đến từ các quốc gia như Đức, Ba Lan và Anh.

Tương tự, ở Botswana không giáp biển, việc bán than trên thị trường đường biển từng là điều không tưởng, với phần lớn xuất khẩu đến các nước láng giềng Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.

Đảo quốc Madagascar, quốc gia xuất khẩu vani hàng đầu thế giới, có thể trở thành một thành viên mới khác trên thị trường than toàn cầu.

Kỷ nguyên của than đá đang cận kề?

Cuộc chiến ở Ukraine và điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên khắp châu Âu và châu Á vào mùa hè này đã chứng kiến các cường quốc trước đây cam kết nhanh chóng rời bỏ than đá để một lần nữa phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia, Trung Quốc đã khai thác 2,19 tỷ tấn than từ tháng 1 đến tháng 6, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi nhiều người lo lắng rằng sự phụ thuộc vào than này sẽ tác động tiêu cực đến mục tiêu khử cacbon của Trung Quốc, các chuyên gia trong lĩnh vực này tin rằng Trung Quốc vẫn đang có mục tiêu ngừng mở rộng thị trường trong vòng vài năm tới, với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tuyên bố kiểm soát chặt chẽ than đối với giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).

Theo nghiên cứu của Braemar, nhu cầu cao và nguồn cung cấp than khan hiếm đã vẽ lại các tuyến đường thương mại, thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch lên mức cao kỷ lục vào tháng 7.

Nhập khẩu than nhiệt của Liên minh châu Âu từ Úc, Nam Phi và Indonesia - những nước có truyền thống cung cấp cho thị trường châu Á - đã tăng hơn 11 lần trong 4 tháng sau khi Nga tấn công Ukraine.

Khủng hoảng năng lượng đã khiến các quốc gia EU phải cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga, vốn đã làm giảm nguồn cung cấp khổng lồ của nước này cho khu vực. Lệnh cấm nhập khẩu than của Nga của khối càng làm tăng thêm áp lực lên các nhà máy phát điện trong việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế.

Nga thường cung cấp khoảng 70% lượng than nhiệt của EU, theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, trong khi nước này thường cung cấp 40% lượng khí đốt tự nhiên của khối.

Các nước châu Âu đã tạm thời gác lại các mục tiêu về môi trường khi họ tìm cách dự trữ nhiên liệu và mở lại các nhà máy than băng phiến để chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn.

Các nhà phân tích tại Bank of America cho biết: “Mặc dù các nhà máy nhiệt điện than đóng cửa trong ba năm qua, sản lượng than tiêu thụ đã cao hơn 25% so với mức của năm trước tại châu Âu”.

Việc gia tăng đốt than nhiệt hiện nay có thể khiến các quốc gia phải đối mặt với các mục tiêu giảm phát thải CO2 đầy tham vọng; Tại EU, đốt nhiều than sẽ làm tăng lượng khí thải CO2 lên 1,3% một năm nếu nguồn cung khí đốt của Nga bị ngừng hoàn toàn, theo tổ chức năng lượng Ember.

Các chính phủ ở châu Âu cho rằng đây là một sự thay đổi tạm thời, mặc dù điều đó có thể phụ thuộc vào thời gian cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài. Cụ thể, Đức đang trì hoãn kế hoạch đóng cửa một số nhà máy than để đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Theo nhiều chuyên gia, thị trường than sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến ít nhất là giữa năm 2023, đồng thời tăng gấp đôi năng lực sản xuất.

“Câu chuyện tiêu cực xung quanh than đá đã bị loại bỏ và than đá được coi là nguồn năng lượng đầu tiên trong các cuộc khủng hoảng năng lượng phát sinh từ chiến tranh,” một chuyên gia nhận định.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp