Châu Âu nhận thêm tin xấu khi nền kinh tế Đức ngày càng suy giảm

Thứ tư, 03/08/2022 14:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nền kinh tế Đức đang hoàn toàn chìm trong tình trạng ảm đạm. Lạm phát tăng vọt là một thách thức lớn đối với khả năng chi tiêu của người dân, trong khi một cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập có nguy cơ đẩy đất nước này vào một cuộc suy thoái.

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó khăn - và điều đó có thể gây rắc rối cho toàn lục địa.

Theo dữ liệu sơ bộ từ Văn phòng Thống kê Liên bang của nước này công bố hôm thứ 2, doanh số bán lẻ của Đức đã giảm 8,8% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.

chau au nhan them tin xau khi nen kinh te duc ngay cang suy giam hinh 1

Doanh số bán lẻ của Đức giảm 8,8% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất kể từ khi các quan chức bắt đầu lưu giữ các số liệu kinh tế vào năm 1994. Ảnh: Internet.

Đây được cho là mức giảm mạnh nhất kể từ khi các quan chức bắt đầu lưu giữ các số liệu kinh tế vào năm 1994.

Nền kinh tế Đức đang hoàn toàn chìm trong tình trạng ảm đạm. Lạm phát tăng vọt là một thách thức lớn đối với khả năng chi tiêu của người dân, trong khi một cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập có nguy cơ đẩy đất nước này vào một cuộc suy thoái.

Tuần trước, dữ liệu chính thức cho thấy tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã trì trệ trong quý II.

Trong khi nền kinh tế của Liên minh châu Âu tăng trưởng bất ngờ 4% trong quý thứ hai so với năm ngoái, thì sự suy thoái ở Đức - trung tâm sản xuất của châu Âu - có thể đã kéo sự tăng trưởng của khu vực đi ngược lại. Nước này chiếm khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của EU.

Và sự bất đồng năng lượng đang diễn ra ngày càng căng thẳng giữa châu Âu và Nga là một dấu hiệu cho thấy rằng rủi ro của cuộc suy thoái kinh tế vẫn đang chờ đợi châu Âu.

Đặc biệt, Đức sẽ là nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất. Từ lâu, nước này đã dựa vào xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Moscow để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp nặng.

Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc viện kinh tế hàng đầu của đất nước, trong khi Đức đã cố gắng giảm tỷ lệ nhập khẩu khí đốt của Nga xuống 35% từ mức 55% trước khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, thì một sự phá vỡ đột ngột về nguồn cung năng lượng có thể sẽ quét sạch 220 tỷ EUR (226 tỷ USD) khỏi nền kinh tế của nước này trong hai năm tới.

Đó là một khả năng rất thực tế. Nga dường như đã không quan tâm đến một số nước châu Âu và các công ty năng lượng trong những tháng gần đây. Cuối tuần qua, Moscow đã cắt nguồn cung cấp cho Latvia vì “vi phạm các điều kiện rút khí đốt”, mà không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết.

Dự đoán điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra với nền kinh tế nước nhà, Đức đã kích hoạt giai đoạn hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn, đưa nước này tiến gần hơn một bước tới việc phân bổ lại nguồn cung cấp khí đốt cho ngành toàn công nghiệp - một động thái sẽ giáng một đòn lớn vào nền kinh tế của nước này và rộng ra là ảnh hưởng đến toàn bộ châu Âu.

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô