Châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng: Chặng đường dài và khó khăn

Thứ bảy, 17/02/2024 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước những biến động địa chính trị hiện nay, các thành viên NATO tại châu Âu đang thay đổi quan điểm về quốc phòng. Họ quyết định chi tiêu nhiều hơn cho quân sự và xây dựng lại ngành công nghiệp vũ khí của mình.

Áp lực buộc châu Âu phải thay đổi

Thực ra, trong nhiều năm qua, chính quyền Mỹ đã thúc ép các đồng minh NATO ở châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng của cựu Tổng thống Barack Obama, Robert Gates, từng cảnh báo trong một phát biểu năm 2011 tại Brussels về “khả năng thực sự về một tương lai mờ mịt, nếu không muốn nói là ảm đạm đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương”.

Cựu tổng thống Donald Trump sau đó đã gia tăng áp lực của Mỹ, nói tại một cuộc họp của NATO vào năm 2018 rằng nếu châu Âu không tăng chi tiêu, thì “tôi sẽ làm việc của riêng mình”- điều được hiểu rộng rãi là kéo Mỹ khỏi NATO. Một số cựu cố vấn của ông Trump cho biết ông đã thảo luận về động thái như vậy với họ.

chau au tang cuong chi tieu quoc phong chang duong dai va kho khan hinh 1

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius động thổ một nhà máy sản xuất vũ khí ở Đức - Ảnh: AFP

Trong các bài phát biểu tranh cử gần đây, ông Trump đã đề cập lại việc tăng chi tiêu của châu Âu và cho biết nếu tái đắc cử, ông sẽ không bảo vệ các đồng minh không đáp ứng lời hứa về ngân sách quốc phòng của NATO.

Những phát biểu của ông Trump đang định hình lại cuộc tranh luận như chỉ ra sự bất đồng trong lập trường tại Mỹ về các liên minh an ninh quốc tế. Sự bất đồng này thể hiện rõ qua qua việc Đảng Cộng hòa tại Hạ viện mới đây đã ngăn cản viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và một số đồng minh.

Và các thành viên NATO châu Âu, vốn lo sợ về một cuộc chiến tại lục địa nay lại thêm bất an sau những lời đe dọa của ông Trump, đã quyết định phải thay đổi. Năm nay, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, các thành viên NATO ở châu Âu sẽ cùng nhau chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết tổng mức chi tiêu sẽ đạt 380 tỷ USD nhưng có thể khác nhau ở mỗi nước, với một số quốc gia trên hoặc dưới ngưỡng mà họ đã đồng ý vào năm 2014.

Khẩn trương hơn bao giờ hết

Đi kèm với quyết sách là hành động. Các nhà sản xuất vũ khí đang làm việc suốt ngày đêm và các nhà máy mới mọc lên để đáp ứng nhu cầu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm thứ Hai cũng vừa động thổ một nhà máy sản xuất đạn dược mới, một trong nhiều cơ sở mới xây dựng hoặc mở rộng trên khắp lục địa.

chau au tang cuong chi tieu quoc phong chang duong dai va kho khan hinh 2

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đang có nhu cầu mạnh mẽ từ các chính phủ châu Âu - Ảnh: AP

Cơ quan mua sắm của NATO vào tháng trước đã đồng ý hỗ trợ Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Romania trong thỏa thuận mua tới 1.000 tên lửa Patriot, trị giá khoảng 5,6 tỷ USD, được sản xuất tại một nhà máy mới ở châu Âu do nhà thầu vũ khí Mỹ RTX và hãng sản xuất tên lửa MBDA của châu Âu xây dựng.

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) về thị trường nội địa Thierry Breton đã tham dự cuộc họp thường kỳ của các đại sứ NATO vào thứ Ba để thảo luận về việc phối hợp sản xuất và mua sắm quốc phòng giữa hai tổ chức quốc tế có hơn 20 thành viên chung.

Hôm thứ Hai, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk để thúc đẩy các kế hoạch sản xuất quốc phòng của châu Âu, có khả năng bao gồm cả việc EU phát hành trái phiếu để tài trợ cho việc mở rộng, như khối đã làm để tài trợ cho sự phục hồi kinh tế của mình sau Covid-19.

Cựu trợ lý tổng thư ký NATO về đầu tư quốc phòng, Camille Grand cho biết: “Việc tăng cường nguồn cung cấp vũ khí của châu Âu là một câu chuyện chưa từng được kể”.

Có thể vẫn quá ít và quá muộn

Dù vậy, những hoạt động này có thể không đủ để làm lung lay những người chỉ trích rằng nó quá ít, quá muộn và xảy ra sau nhiều thập kỷ đầu tư thấp khiến quân đội châu Âu suy yếu.

Và mục tiêu chi tiêu của châu Âu có thể còn gây tranh cãi hơn: Gần 2/3 số tiền mà các chính phủ châu Âu cam kết mua thiết bị quân trong 2 năm qua là nhắm vào các nhà thầu Mỹ, theo tổ chức tư vấn Pháp IRIS. Máy bay chiến đấu phản lực F-35 của Mỹ, bệ phóng tên lửa HIMARS và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đang có nhu cầu mạnh mẽ từ các chính phủ châu Âu.

chau au tang cuong chi tieu quoc phong chang duong dai va kho khan hinh 3

Trực thăng quân sự NH90 do châu Âu sản xuất có nhiều biến thể khác nhau hơn so với chính số lượng quốc gia khách hàng của nó - Ảnh: GI

Các cơ quan lập kế hoạch EU từ lâu đã cố gắng giảm bớt chủ nghĩa dân tộc và sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất vũ khí của khối nhưng không thành công, hiện gây ra sự trùng lặp, lãng phí và thiếu hụt sản lượng của một số thiết bị quan trọng.

Chẳng hạn, trực thăng quân sự NH90 do châu Âu sản xuất, từng được quảng cáo là một dự án xuyên lục địa kiểu mẫu, cuối cùng lại có nhiều biến thể khác nhau hơn so với chính số lượng quốc gia khách hàng của nó. Và việc này làm suy yếu tính đồng nhất của sản phẩm.

Trong khi đó, theo Đô đốc Rob Bauer, quan chức quân sự cấp cao của NATO, các thành viên khối này, trong đó có 28 nước ở châu Âu, sản xuất 14 phiên bản khác nhau của đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn NATO.

Cơ quan Quốc phòng châu Âu của EU cho biết, hoạt động mua sắm chung thiết bị giữa các thành viên vào năm 2021 - năm gần đây nhất có dữ liệu – chỉ chiếm khoảng 20% tổng số hoạt động mua sắm quân sự. Cơ quan này cho biết những khoản đầu tư này chưa đến 1/4 tổng chi tiêu quốc phòng trong năm đó.

Việc mua chung thiết bị quân sự của các thành viên EU chiếm khoảng 5% tổng chi tiêu quân sự của họ. Cơ quan Quốc phòng châu Âu cho biết trong báo cáo thường niên năm ngoái rằng các thành viên của họ đặc biệt thích mua khí tài có sẵn hơn là phát triển các hệ thống mới, và hầu hết các giao dịch mua đều từ bên ngoài EU.

Theo IRIS, cơ quan nghiên cứu của Pháp, các hoạt động mua sắm quốc phòng từ bên ngoài EU chiếm 78% số tiền mà các thành viên cam kết trong hai năm qua, trong đó Mỹ chiếm 63%. Và mua sắm bên ngoài EU sẽ dẫn tới một hệ quả: làm suy yếu khả năng xây dựng ngành công nghiệp vũ khí của khối này.

Đấy là chưa kể, việc duy trì mức tăng chi tiêu quân sự của châu Âu có thể phải trả giá bằng việc chi tiêu cho phúc lợi, chăm sóc sức khỏe và lương hưu. Việc này khó có thể kéo dài trong nhiều năm, trong khi nhu cầu xây dựng lại quân đội lại đang bức thiết và sẽ cực kỳ tốn kém.

Rõ ràng, châu Âu còn một chặng đường dài phía trước và phải đưa ra những lựa chọn khó khăn nếu muốn giảm sự phụ thuộc vào hỗ trợ quân sự của Mỹ cũng như thích ứng với những diễn biến mới về địa chính trị.

Nguyễn Khánh 

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế