Châu Âu tuổi 70 đầy gian khó trước đại dịch Covid-19

Chủ nhật, 24/05/2020 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khoảng thời gian này 70 năm trước là dấu mốc quan trọng trong việc thành lập Liên minh châu Âu (EU). Hiện EU đang đối mặt với tuổi 70 đầy gian khó, vì Covid-19.

Bài liên quan

Châu Âu 70 năm tuổi...

Vào khoảng thời gian này cách đây 70 năm, Bộ trưởng ngoại giao Pháp thời bấy giờ là Robert Schuman đã đề xuất một “Cộng đồng Than và Thép” châu Âu.

Với thỏa thuận khá khiêm tốn ban đầu là chỉ cùng nhau quản lý hai mặt hàng than và thép, sáu quốc gia bị chiến tranh tàn phá đã cùng nhau tạo ra một thị trường chung và phát triển thành Liên minh châu Âu.

Công cuộc hướng tới hội nhập thời đó khá khó khăn, nhưng nó đã có tính định hướng.

Robert Schuman (1886-1963) đặt bút ký Công ước Nhân quyền Châu Âu, ngày 4-11-1950. Ảnh: Ủy hội Châu Âu (CE)

Robert Schuman (1886-1963) đặt bút ký Công ước Nhân quyền Châu Âu, ngày 4-11-1950. Ảnh: Ủy hội Châu Âu (CE)

Nhà cầm quyền các nước đến và đi, Bức tường Berlin trỗi dậy và sụp đổ, những cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến và rồi cũng lắng xuống. Bằng cách nào đó, EU đã vượt qua được những thời khắc khó khăn lịch sử đó.

Khối liên minh này đã tạo nên thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, tạo ra một đồng tiền chung và cho phép công dân của họ tự do di chuyển qua lại giữa các nước trong khối.

Qua nhiều thập kỉ, với 6 quốc gia thành viên ban đầu, khối đã mở rộng lên tới 22 thành viên như ngày nay. Khối liên minh này đã củng cố hòa bình và lan truyền sự thịnh vượng.

Ngày nay, châu Âu là ngọn hải đăng của các giá trị tự do và là hình mẫu chuẩn mực của chủ nghĩa tư bản nhân đạo hơn.

Vậy mà, chính bản thân EU cũng đánh mất phương hướng.

... tuổi 70 đầy bất trắc vì Covid-19

Đại dịch ở châu Âu không đơn giản chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, mà còn nhanh chóng trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp.

Về mặt nguyên tắc, điều này có thể giải quyết được, nhưng các thành viên EU không thể thống nhất với những việc cần thực hiện để khối liên minh của họ trở nên kiên cường hơn, cũng như cách thức chung để đạt được sự đổi mới.

Khi Mỹ và Trung Quốc đang bất đồng, thật đáng tiếc khi cơ hội này bị EU bỏ qua. Là thành viên của EU vốn sẽ được đảm bảo an toàn trước một thế giới bất ổn. Nhưng đại dịch Covid-19 lại đang kiểm tra sự gắn kết của các thành viên, cũng giống như cuộc khủng hoảng tài chính đã làm vào năm 2007-09.

Virus Corona tấn công khiến EU lung lay. Ảnh: WP

Virus Corona tấn công khiến EU lung lay. Ảnh: WP

Thị trường chung châu Âu là một ví dụ điển hình. 

Nó được kiểm soát bởi các nguyên tắc nghiêm ngặt để giới hạn các gói cứu trợ, nhưng nó lại bị trì hoãn trong khi các nhà lãnh đạo muốn rót 2.000 tỷ euro để cứu các doanh nghiệp khỏi phá sản.

Thử tưởng tượng, nếu một nhà sản xuất đặt ở quốc gia nơi mà người dân không đủ khả năng để tiêu xài nhưng vẫn phải chấp nhận nhập khẩu hàng hoá từ Đức. Như vậy, hàng hoá thừa thãi nhưng vẫn phải nhập khẩu.

Ví dụ tiếp theo là việc sử dụng đồng tiền chung duy nhất. Khi các nước nới lỏng lệnh phong tỏa, những khoản nợ của họ sẽ tăng mạnh. Do các chính phủ trong khối vay theo một đồng tiền chung nhưng lại phải tự chi trả, nên các khoản nợ này có thể tăng lên mức không tự kiểm soát được.

Vấn đề nghiêm trọng này có thể thấy rõ ở Ý, vốn đã gặp rắc rối ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, có tổng nợ công là 2,4 tỷ euro, tương đương 135% GDP.

Ví dụ thứ ba là thực trạng luật pháp của EU. Đầu tháng này, Tòa án Hiến pháp Đức đã chất vấn Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đáng lẽ nên đưa ra phán quyết rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu thực chất có thể bảo vệ đồng Euro bằng cách mua nợ.

Đặc biệt, Ba Lan đã tranh cãi về quyền ưu tiên của ECJ so với Tòa án tối cao của nước minh. EU được xây dựng trên luật pháp. Nếu những căng thẳng của trận đại dịch làm suy yếu quyền lực của ECJ, thì toàn bộ khối liên minh sẽ lung lay.

Một EU rạn nứt cần phải đồng tâm hiệp lực. Ảnh: Adobe Stock

Một EU rạn nứt cần phải đồng tâm hiệp lực. Ảnh: Adobe Stock

Tất cả những vấn đề này có thể được giải quyết bằng tầm nhìn, sự thỏa hiệp và cải cách.

Thật vậy, trước khi đại dịch xuất hiện, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo rằng EU cần tự củng cố trước một tình hình khó khăn hơn. Tuy nhiên niềm tin đó sụp đổ do những quan điểm khác nhau giữa các thành viên về các việc mà EU nên thực hiện.

Các quốc gia Bắc Âu giàu có vốn không thích ý tưởng về một “khối liên minh lưu chuyển” khi phải trợ cấp cho miền Nam thiếu thốn – và họ thậm chí còn ghét hơn cả là khả năng phải chia sẻ gánh nặng nợ nần của các nước thành viên khó khăn hơn.

Các nước thành viên không thể thống nhất về những việc cần làm đối với sự suy thoái của nền dân chủ và pháp quyền ở Hungary và Ba Lan.

Ngay cả trước khi có ca tử vong đầu tiên do Covid-19, họ vẫn còn tranh luận để tạo nên các chính sách chung về quốc phòng, về nước Nga, về việc di cư và nhiều vấn đề khác.

Tồi tệ hơn là cơ chế cải cách cũng bị phá vỡ. Kể từ ngày Schuman đề xuất cách đây 70 năm, EU đã phát triển bằng cách liên tục sửa đổi các hiệp ước chi phối họ.

Nhưng các nhà lãnh đạo EU đã tránh thay đổi Hiệp ước từ khi kế hoạch cho một nền hiến pháp mới được đề xuất bởi các cử tri Pháp và Hà Lan vào năm 2005. Các nhà cầm quyền đã không dám thực thi sự sửa đổi quan trọng nào kể từ năm 2007.

EU thay đổi hoặc là tan rã

Một số nhà cầm quyền Bắc Âu đã nhận ra rắc rối của mình. Trong những tháng sắp tới, họ có thể tán thành việc tăng ngân sách một lần trong 7 năm của EU, nhưng vẫn còn tranh cãi về các thỏa thuận như chính phủ các nước Nam Âu đang kêu gọi tài trợ tối thiểu 1 – 1,5 nghìn tỷ euro, chứ không phải là khoản vay nợ.

Ngoài ra, còn có một đề xuất phát hành nợ chung như một động thái tượng trưng, nhưng điều đó cũng chưa được thống nhất. Nếu EU muốn phát triển mạnh, họ sẽ phải kiên quyết hơn cả quyết tâm mà chính phủ các nước Nam Âu thể hiện.

Trước hết, nếu không muốn bị trì trệ, họ sẽ cần phải thích nghi, điều này có nghĩa là dám dũng cảm thay đổi hiệp ước.

Để thay đổi hiệp ước thành công cần sự nhận thức bao quát hơn rằng các quốc gia khác nhau cần những điều khác nhau từ khối liên minh và một “châu Âu đa tốc độ” như vậy phải linh hoạt hơn với những mong đợi được cho phù hợp vào lúc này.

Thành viên EU cần đồng tâm hiệp lực chứ không thể chỉ lo cho lợi ích của riêng mình. Nếu không, nguy cơ tan rã sẽ thành hiện thực. Ảnh: koreatimes

Thành viên EU cần đồng tâm hiệp lực chứ không thể chỉ lo cho lợi ích của riêng mình. Nếu không, nguy cơ tan rã sẽ thành hiện thực. Ảnh: koreatimes

Để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại này cần có một thời gian dài, đặc biệt là giờ đây nước Anh đã cho thấy việc rời đi sẽ đau đớn và tốn kém đến mức nào. Khi mà EU vẫn còn tồn tại quỹ đạo dẫn đến khủng hoảng, thì nguy cơ sụp đổ sẽ còn cao.

Nếu các nước thành viên đang khó khăn của châu Âu không nhận được sự hỗ trợ, đồng euro và thị trường chung sau cùng có thể biến mất.

Sự lưu chuyển lớn hơn và sự tương hỗ các khoản nợ đáng kể có thể là một việc khó, nhưng nó đáng giá và là một điều bắt buộc để ngăn ngừa thảm họa, đồng thời đưa EU trở lại quỹ đạo ổn định.

Vân Trần

Tin khác

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h
Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

Có phải việc tạo mây đã gây ra trận lụt lịch sử ở UAE và Oman?

(CLO) Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Thế giới 24h
Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

Phóng viên chiến trường Nga thiệt mạng ở Ukraine

(CLO) Semyon Eremin, phóng viên chiến trường của tờ báo Izvestia (Nga), đã thiệt mạng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo tờ báo này đưa tin trên trang web của mình.

Thế giới 24h