Châu Âu và châu Á quay cuồng trong “cuộc chiến nhập khẩu khí đốt”

Thứ bảy, 06/08/2022 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Âu và châu Á đang “chiến đấu” quyết liệt để chốt nguồn cung cấp khí đốt, động thái này làm leo thang hơn nữa giá năng lượng, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt.

Được biết, Nhật Bản và Hàn Quốc, lần lượt là các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cho những tháng mùa đông và tương lai, một phần do lo sợ bị đội giá vào cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu của châu Âu tăng lên.

Trong khi đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ châu Á diễn ra vào đúng thời điểm châu Âu – nhà nhập khẩu phần lớn khí đốt có nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ nhất, từng ngày cố gắng thay thế khí đốt tự nhiên từ Nga.

chau au va chau a quay cuong trong cuoc chien nhap khau khi dot hinh 1

Cuộc chạy đua nhập khẩu khí đốt từ châu Á và châu Âu. Ảnh: Intermet.

Ước tính, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng gần 5 lần so với năm trước, điều này đã làm tăng mạnh chi phí năng lượng cho người tiêu dùng và giáng một đòn “đau đớn” vào các công ty tiện ích toàn khối.

Giám đốc điều hành của một công ty khí đốt có trụ sở tại châu Á cho biết: “Chúng tôi đang tranh giành để đảm bảo LNG đến cuối năm nay và sang năm 2023,”

Tính tới thời điểm này, có thể “vẫn chưa ảnh hưởng quá nhiều đến giá cả, nhưng điều sẽ sớm xảy ra vì những người mua muộn sẽ là những người chịu gánh nặng về giá cả”, ông chia sẻ.

Trong khi đó, ông Toby Copson, giám đốc kinh doanh và cố vấn toàn cầu của Trident LNG, một công ty khí đốt cho hay: các công ty thu mua năng lượng đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang tranh giành, dải nhiều hợp đồng để thu mua năng lượng.

Động thái trên là việc mua hoặc bán các hợp đồng trong các tháng liên tiếp, với người mua và người bán có thể chốt giá trong toàn bộ khung thời gian.

Theo ông Cospon, Nhật Bản và Hàn Quốc “có vấn đề về an ninh năng lượng, các quốc gia này thực sự lo ngại về những gì sẽ xảy ra trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

“Tôi nghĩ rằng trong năm nay và trong quý đầu tiên của năm tới, thế giới sẽ thấy sự cạnh tranh gay gắt từ Châu Âu và Châu Á, tuy nhiên động thái đó chắc chắn sẽ  làm tăng giá năng lượng thị trường”, ông nhận định.

Châu Á từng là điểm nhập khẩu “thuận lợi” của khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG), với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, ở châu Á, đã nhiều lần ghi nhận giá khí đốt cao kỷ lục, nhiều giao dịch còn cao hơn ở châu Âu.

Tuy nhiên, theo TTF, giá khí đốt chuẩn của châu Âu hiện nay vẫn cao hơn đáng kể so với đối tác châu Á do nhu cầu ngày càng tăng khi khu vực này tìm cách thay thế khí đốt của Nga đang giảm.

Kể từ cuối tháng 7, dòng khí đốt của Nga từ đường ống chính của Châu Âu Nord Stream 1 đã giảm xuống 20%, khối lo ngại Nga sẽ càng cắt giảm nguồn cung khí đốt hơn nữa.

Khi giá khí đốt trên thị trường năng lượng ở châu Âu càng leo thang, đây sẽ là thời cơ “trăm năm có một” của các công ty thương mại gửi hàng hóa LNG đến đó để có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Hiện tại, ở cả hai khu vực đã có sự chênh lệch giá quá lớn, nên trong một số trường hợp, các nhà giao dịch theo hợp đồng dài hạn ở châu Á sẽ cắt đứt hợp đồng hiện có, họ chấp nhận nộp tiền vi phạm hợp đồng để bán LNG sang châu Âu.

Trong khi đó, châu Âu và Châu Á đang cạnh tranh ác liệt để thu được LNG từ Mỹ. Ước tính, quốc gia này đã xuất khẩu 74% LNG sang châu Âu trong 4 tháng đầu năm nay, so với mức trung bình hàng năm là 34% của năm 2021, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng. Châu Á là điểm đến chính vào năm 2020 và 2021.

Hiện tại, các nền kinh tế đầu tàu của châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể đủ nguồn tài chính và sẵn sàng chịu trả giá cao hơn để nhập LNG, tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển hiện đang phải chịu thiếu tiền mặt, chịu gánh nặng của giá cả tăng vọt.

Sự năng động của thị trường hiện tại có nghĩa là “sẽ có lúc châu Á cần phải trả giá cao hơn” để thu hút hàng hóa LNG, một thương nhân cho biết. Mặc dù nhà giao dịch vẫn chưa thấy bất kỳ hoạt động định giá nào ở mức độ đó, nhưng “việc dẫn đến mùa đông vẫn chưa xảy ra” vì những bất ổn vẫn còn đối với mức dự trữ khí đốt của châu Âu và nguồn cung cấp LNG từ dự án Sakhalin-2 của Nga.

Dự án này chiếm 10% lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản và được xếp hàng để quốc hữu hóa theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Động thái từ Trung Quốc, nhà nhập khẩu LNG lớn nhất, đã giảm bớt trên thị trường LNG toàn cầu, nhưng dự kiến đây vẫn là "trò đùa" khi mùa đông đến gần, một thương nhân khác cho biết.

Bên cạnh đó, nhu cầu về khí đốt nói chung ở Trung Quóc đã ở mức thấp do kinh tế suy thoái do hệ quả của giãn cách xã hội do đai dịch.

Kể từ khi Nga phải hứng chịu các lệnh cấm vận năng lượng của châu Âu, Trung Quốc đã tranh thủ mua khí đốt, than đá với mức giá “chưa từng có”. Theo Alex Siow, chuyên gia phân tích khí đốt hàng đầu châu Á tại ICIS, cho biết tính đến nay, có vẻ Trung Quốc đang “rủng rỉnh” với trữ lượng năng lượng không hề nhỏ.

Được biết, Trung Quốc cũng đang bán lại LNG ra thị trường năng lượng với mục đích nhằm giảm bớt phần nào sự thắt chặt trên thị trường toàn cầu, tuy nhiên, mục đích lớn hơn có vẻ khác xa.

Các nhà giao dịch cho biết thị trường nhận thức rõ rủi ro khi các công ty Trung Quốc luôn “đến vào phút chót” để mua hàng hóa LNG.

Samantha Dart, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khí đốt tại Goldman Sachs cho biết: “Khi mùa đông đến gần, các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cần xây dựng lại kho chứa”

“Nếu trên hết, hoạt động kinh tế của Trung Quốc bắt đầu phục hồi rõ ràng hơn, có thể có sự thay đổi đáng kể trong cán cân thị trường thương mại LNG. Nếu có ít LNG có sẵn bán cho châu Âu, điều đó có nghĩa là châu Âu cần dựa vào nhu cầu trong nước nhiều hơn”, bà nói.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp