(CLO) Các nỗ lực hòa giải nhằm đảo ngược cuộc đảo chính ở Niger và khôi phục nền dân chủ của nước này đã sụp đổ ngay khi bắt đầu. Căng thẳng đang leo thang khi thời hạn Chủ nhật (6/8) cho việc can thiệp quân sự của các quốc gia Tây Phi vào nước này đã đến gần.
Hôm thứ Sáu vừa rồi, các chỉ huy quốc phòng của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hoàn tất kế hoạch sử dụng vũ lực chống lại chính quyền quân sự Niger, nếu Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum và chính quyền của ông không được phục hồi.
Một phái đoàn của ECOWAS đã đến Niger nhưng không thể gặp thủ lĩnh cuộc đảo chính, Tướng Abdourahmane Tchiani, người sau đó tuyên bố rằng bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Niger “sẽ bị đáp trả ngay lập tức và không báo trước”.
Quyết định can thiệp quân sự của ECOWAS
Đây sẽ là lần đầu tiên sau nhiều năm ECOWAS quyết định sẽ dập tắt một cuộc đảo chính ở Tây Phi, nơi đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính thành công kể từ năm 2020.
Nathaniel Powell, nhà phân tích châu Phi tại công ty tình báo địa chính trị Oxford Analytica, cho biết: “Các sự kiện trong hai ngày qua khiến khả năng can thiệp quân sự thực sự có thể xảy ra. Và nếu quân đội Niger chống lại sự can thiệp của ECOWAS, điều này có thể trở nên thực sự thảm khốc”.
Hành động quân sự của ECOWAS được cho rằng sẽ gây ra sự chia rẽ lớn khi mà không phải quốc gia nào trong khu vực cũng ủng hộ cách giải quyết này, trong đó Mali và Burkina Faso, có biên giới với Niger, thậm chí tuyên bố chọn đứng về phía chính quyền quân sự Niger và sẽ chống lại các chiến dịch can thiệp của ECOWAS.
Vào thứ Bảy, Thượng viện Nigeria đã khuyên Tổng thống Bola Ahmed Tinubu của nước này, người cũng đang nắm giữ vị trí Chủ tịch ECOWAS hiện tại, tiếp tục tìm kiếm các lựa chọn khác thay vì sử dụng vũ lực để khôi phục nền dân chủ ở Niger, đồng thời lưu ý đến “mối quan hệ thân tình hiện có giữa người Niger và người Nigeria”.
Lưu ý thêm, một số nước láng giềng của Niger như Chad lại đang ưu tiên giải pháp đàm phán. Trong khi đó, Algeria và Libya không phải là thành viên của khối ECOWAS. Điều này sẽ ảnh hưởng tới bất kỳ sự can thiệp quân sự nào qua đường bộ qua biên giới dài 1.600 km của Nigeria với Niger.
Chiến lược và tương quan lực lượng các bên
Không rõ chiến lược can thiệp quân sự vào đất liền Niger sẽ như thế nào, nhưng nước này có một số lợi thế về lãnh thổ.
Với dân số 25 triệu người, Niger là quốc gia rộng lớn thứ hai ở Tây Phi xét về diện tích, trải rộng trên 1,26 triệu km vuông - gấp hàng trăm lần Gambia, nơi ECOWAS can thiệp quân sự lần gần nhất vào năm 2017.
Đi đầu trong nỗ lực chống đảo chính ở Niger là đồng minh lâu năm Nigeria, quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất Tây Phi với 223.000 quân - gấp 22 lần so với con số chỉ 10.000 quân của Niger, theo Dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới. Con số này cũng gấp 4 lần so với cả Burkina Faso, Mali, Guinea và Niger cộng lại.
Ở Niger, một số người tin rằng can thiệp quân sự có thể liên quan đến các cuộc không kích. Tuy nhiên, với việc Tổng thống Bazoum vẫn đang bị giam giữ, ông có thể trở thành con tin để chính quyền quân sự gây sức ép ngược lại đối với các chiến dịch can thiệp quân sự từ ECOWAS.
Bởi vậy, việc tiến hành chiến lược can thiệp đến từ Nigeria bằng đường bộ sẽ phải đi qua một khu vực hầu như không có người ở, nơi có hơn 200.000 người tị nạn đang chạy trốn bạo lực ở miền bắc Nigeria.
Sân bay quốc tế của Niger ở Niamey chỉ cách Dinh Tổng thống nơi ông Bazoum đang bị giam giữ 12 km, điều này cũng có thể khiến chiến lược không kích của ECOWAS trở nên khó khăn hơn. Nước này có hai sân bay quốc tế khác, trong đó có một sân bay ở Agadez, nơi quân đội Mỹ điều hành một căn cứ máy bay không người lái.
Mối nguy về một cuộc chiến ủy nhiệm
Vụ đảo chính quân sự mới nhất ở Tây Phi này đặc biệt gây lo ngại cho phương Tây, vốn coi Niger là đối tác chiến lược cuối cùng còn lại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Sahel. Niger cũng quan trọng đối với thị trường toàn cầu trên nhiều mặt, bao gồm 5% thị phần cung cấp uranium toàn cầu.
Nnamdi Obasi, cố vấn cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cảnh báo rằng một cuộc can thiệp quân sự “cũng có thể xấu đi và có thể trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm giữa các lực lượng bên ngoài châu Phi, những bên ủng hộ khôi phục nền dân chủ và những bên ủng hộ chính quyền quân sự”. Và nếu điều này xảy ra, Niger có thể gây ra thêm sự bất ổn trên cho toàn cầu, khi mà chỉ riêng cuộc chiến ở Ukraine đã khiến cả thế giới chao đảo.
Như đã biết, Mỹ và Pháp đã là đồng minh lâu năm của chính quyền dân chủ vừa bị lật đổ ở Niger. Trong khi đó, nhóm đảo chính quân sự Niger đang nhận được sự ủng hộ của nhóm đánh thuê hùng hậu Wagner, cũng như được các chính quyền quân sự ở Mali và Burkina Faso coi là đồng minh.
Những hệ quả khó lường
Bởi vậy, đã có những lo ngại rằng bất kỳ cuộc chiến nào trong trường hợp ECOWAS can thiệp quân sự sẽ không chỉ giới hạn ở thủ đô của Niger.
James Barnett, một nhà nghiên cứu chuyên về Tây Phi tại Viện Hudson, cho biết: “Tôi sợ rằng chính quyền quân sự sẽ sẵn sàng sử dụng chính người dân của mình làm bia đỡ đạn..., trong khi quân đội ECOWAS lại không có giỏi trong việc xử lý các tình huống như thế này”.
Ngay cả khi sự can thiệp quân sự giúp ECOWAS đóng quân được tại Niger với tư cách là lực lượng chống đảo chính, thì Powell nói rằng điều đó không tốt cho nền dân chủ, cho cả đất nước và khu vực. “Nó sẽ khiến ông Bazoum bị coi là một Tổng thống vì quân đội nước ngoài, và điều đó sẽ phá hủy tính hợp pháp của ông ấy”.
Ngoài ra, Nigeria, nước đang dẫn đầu chiến dịch can thiệp ECOWAS ở Niger, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức ngay tại quê nhà, nơi quân đội của họ đang phải chiến đấu với các nhóm phiến quân trên khắp các khu vực miền bắc và miền trung của nước này. Bởi vậy, việc quân đội Nigeria tập trung lực lượng và sự chú ý cho chiến dịch ở Niger sẽ giúp các nhóm phiến quân càng có cơ hội gây ra nhiều rắc rối hơn.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.
(CLO) Ngày 31/10, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên-Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội nghị “Truyền thông phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh”.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng thống nhất quan hệ Việt Nam-Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn. Để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
(CLO) Sau 17 mùa tổ chức thành công rực rỡ, chiều 31/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Aquafina Vietnam International Fashion Week tổ chức sự kiện họp báo, thông tin về chương trình Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024, với sự tham dự của 16 nhà thiết kế cùng nhiều người mẫu nổi tiếng trong nước.
(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”.
(CLO) Đến năm 2025 ngành du lịch sẽ xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Ngày 31/10, tại Thành phố Lào Cai, lãnh đạo báo Tiền Phong đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, giới thiệu nhân sự và đề xuất đặt trụ sở Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Bắc (Văn phòng đại diện Tây Bắc Bộ).
(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ đẩy mạnh diễn tập thực chiến về an toàn thông tin ở quy mô quốc gia, đưa ra các thao trường mạng, để các doanh nghiệp đưa đội ngũ của mình tham gia.
(CLO) Ngày 31/10, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Blockchain và AI: Làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai”.
(CLO) Tuyến leo núi lên đỉnh Lang Biang tạm dừng hoạt động do thời tiết không thuận lợi, du khách tổ chức đi bộ lên núi tự phát, không đảm bảo an toàn.
(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.
(CLO) Chiều 31/10, tại trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội, lãnh đạo Báo Nhân Dân và các thành viên Đoàn công tác Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã có buổi trao đổi thân mật và cởi mở về chiến lược và quá trình đổi mới, sáng tạo của Báo Nhân Dân.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng với các đối tác Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; cũng như hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen…
(CLO) Nhiều chuyến bay đi/đến Đài Loan (Trung Quốc) của các hãng hàng không Việt Nam trong ngày 31/10 và 1/11 đã phải điều chỉnh lịch khai thác do ảnh hưởng của bão Kong-rey.
(CLO) Sau khi bị chó hoang vào trường cắn, gia đình không đưa cháu bé đi tiêm ngừa mà tìm đến thầy lang để “cào dại". Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, bé trai phát bệnh và tử vong.
(CLO) Ngày 31/10, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop trong biên tập và xử lý ảnh báo chí.
(CLO) Hành lang điện toán của Trung Quốc được thiết kế để gửi tín hiệu máy tính trên khắp đất nước, trong khi Mỹ đã đi theo hướng tập trung. Hai siêu cường chọn cách phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của mình theo hai con đường hoàn toàn đối lập.
(CLO) Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.
(CLO) Chỉ mới một thập kỷ trước, Azamat Sarsenbayev từng nhảy xuống Biển Caspi xanh ngắt. Nhưng giờ đây, người ta chỉ thấy một vùng đất đá trơ trụi trải dài đến tận chân trời.
(CLO) Trong số 20 nguyên thủ quốc gia đến và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên NATO. Vậy yếu tố nào thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần BRICS và nước này sẽ phải chịu những sức ép nào từ phương Tây?
(CLO) Israel và Iran đã có cuộc chiến ngầm trong nhiều năm. Bây giờ, xung đột của họ đã bùng nổ công khai sau khi quân đội Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhằm vào Iran hôm thứ Bảy (26/10).
(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.
(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?
(NB&CL) Từ ngày 23 - 24/10/2024, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Đây là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị với tư cách khách mời.
(CLO) Việc kết nạp các thành viên mới, hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các nước thành viên BRICS phải đối mặt sẽ là những chủ đề chính.