Chiến sự Nga - Ukraine: Doanh nghiệp lao đao vì lạm phát, các “gã khổng lồ dầu mỏ” không ngừng thu lãi “khủng”

Chủ nhật, 12/02/2023 09:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm “gã khổng lồ” dầu khí lớn nhất phương Tây đã công bố khoản lãi gần 200 tỷ USD sau khi chiến sự Nga - Ukraine khiến giá năng lượng tăng vọt. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ có thể sẽ duy trì mạnh mẽ.

Thị trường tài chính “choáng váng” vào tháng 4/2020 khi giá dầu thô lần đầu tiên chuyển sang mức âm. Khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong đợt phong tỏa COVID đầu tiên, giá dầu chính của Mỹ đã giảm xuống -30 đô la (-28 euro) một thùng.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, giá dầu sẽ khó có thể phục hồi. Họ cảnh báo rằng, “thời của dầu mỏ đã tận” và kỷ nguyên năng lượng hoá thạch đã cận kề “đáy vực”.

chien su nga  ukraine doanh nghiep lao dao vi lam phat cac ga khong lo dau mo khong ngung thu lai khung hinh 1

Ảnh minh hoạ: DW.

Loạt tập đoàn dầu khí thu lợi nhuận "khủng"

Năm 2020, chính năm “gã khổng lồ dầu mỏ” phương Tây - ExxonMobil, Shell, Chevron, BP và Total - đã thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên, gần đây, họ vừa cùng nhau công bố khoản lãi hàng năm hơn 196 tỷ đô la, nhờ nhu cầu dầu mỏ tăng đột biến do chiến tranh Nga - Ukraine và các đơn đặt hàng tăng sau đại dịch.

Trong phần lớn thời gian của nửa đầu năm ngoái, giá dầu đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Cụ thể, trong tháng 3, giá dầu thô Brent (Mỹ) đạt 139 đô la một thùng.

Trong thời gian còn lại của năm, giá “vàng đen” ổn định trong khoảng từ 70 đô la đến 95 đô la một thùng - cao hơn nhiều so với mức 40 đô la đến 50 đô la một thùng cần thiết để các công ty dầu lớn kiếm được lợi nhuận.

Năm 2022, lợi nhuận của tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil là một kỷ lục không chỉ đối với chính họ mà đối với bất kỳ gã khổng lồ dầu mỏ nào của Mỹ hay châu Âu.

Tập đoàn BP đạt lợi nhuận 28 tỷ đô la - cao nhất trong lịch sử 114 năm của công ty, trong khi Shell kiếm được hơn gấp đôi lợi nhuận trong năm ngoái

Giá dầu tăng vọt đã giúp các công ty dầu mỏ tăng chi tiêu cho sản xuất nhiên liệu hóa thạch, khi các Chính phủ ưu tiên đảm bảo an ninh năng lượng do cú sốc nguồn cung từ Nga và toàn cầu.

Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp “lao đao” vì lạm phát

Trong năm qua, các hộ gia đình và doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề do hóa đơn tiện ích và giá xăng tăng chóng mặt.

Trong khi nhiều Chính phủ đã cố gắng hạn chế nỗi “đớn đau” bằng cách viện trợ các khoản trợ cấp, nhiều người coi các “gã khổng lồ” dầu khí đang là những người được hưởng nhiều lợi nhất, vì vậy những lời kêu gọi đánh thuế thu nhập bất ngờ đối với lợi nhuận của nhiều công ty này ngày càng lớn hơn.

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã áp đặt các khoản thuế tạm thời đối với lợi nhuận của ngành dầu khí.

Shell, Total và BP tiết lộ rằng các đầu thuế mới sẽ tiêu tốn của mỗi công ty khoảng 2 tỷ USD — khoảng 5% đến 8% lợi nhuận.

Trong khi đó, ExxonMobil đang kiện EU để yêu cầu khối hủy bỏ khoản thuế bất ngờ mới. Công ty dầu mỏ lớn nhất của Hoa Kỳ lập luận rằng Brussels đã vượt quá thẩm quyền của mình khi áp đặt thuế, mà theo họ, đây thường là vai trò của các Chính phủ quốc gia.

Người phát ngôn của ExxonMobil, Casey Norton, cho biết vào tháng 12/2022 rằng khoản thuế nêu trên sẽ "làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư, không khuyến khích đầu tư và tăng sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu."

Mỹ kêu gọi tăng thuế đối với các công ty dầu mỏ

Trong tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã sử dụng bài phát biểu về “Tình trạng Liên bang” để kêu gọi siết chặt hơn nữa các gã khổng lồ năng lượng, yêu cầu tăng gấp bốn lần tiền thuế phải trả khi mua lại cổ phần.

Theo Tổng thống Joe Biden: Nước Mỹ nói chung sẽ có xu hướng sử dụng hạn chế dầu mỏ trong tương lai.

Theo thống kê của hãng tin Reuters, các công ty dầu mỏ hàng đầu của phương Tây đã chi khoản cổ tức kỷ lục 110 tỷ USD và mua lại cổ phần cho các nhà đầu tư vào năm 2022.

Trong những năm gần đây, loạt “gã khổng lồ” dầu mỏ đã cắt giảm các khoản đầu tư dài hạn của họ, một phần sau sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ trong thập kỷ qua, một phần cũng là khi phải gánh chịu những tổn thất nặng nề do đại dịch COVID-19.

Với một tương lai luôn không chắc chắn do quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, sự thận trọng của các nhà khai thác dầu khí vẫn luôn là ý tưởng đúng đắn.

Trung Quốc làm tăng nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu

Người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau chính sách “zero-Covid”, tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ, trong khi vẫn thúc đẩy lợi nhuận của Big Oil (các tập đoàn dầu mỏ lớn).

Mặc dù giá dầu dự kiến sẽ không sớm đạt mức cao nhất mọi thời đại đã ghi nhận vào tháng 7/2008 là 150 đô la/thùng, nhưng một số nhà phân tích dự đoán giá loại nhiên liệu này có thể đạt lại 100 USD/thùng một lần nữa vào cuối năm nay - trước khi kinh tế toàn cầu chìm vào suy thoái hoặc suy thoái tác động đến các nền kinh tế lớn và làm đình trệ nhu cầu.

Trong dự báo thị trường dầu mới nhất được công bố vào đầu tuần, Viện Năng lượng Oxford cho biết giá dầu sẽ đạt 95,7 USD/thùng, một phần là do nhu cầu từ nền kinh tế cường quốc châu Á. Trong khi đó, vào tháng 12/2022,Goldman Sachs nhận thấy giá dầu thô sẽ trở lại mức 100 USD/thùng.

Trong tuần này, Nga tuyên bố có kế hoạch cắt giảm sản lượng nửa triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ tháng tới, một động thái có thể đẩy giá cao hơn.

Moscow đổ lỗi cho động thái này là do các biện pháp trừng phạt dầu mỏ của phương Tây, trong đó có việc Liên minh châu Âu áp giá trần 60 USD đối với dầu thô của Nga.

Điện Kremlin cho đến nay đã khối lượng lớn dầu thô họ từng vận chuyển cho châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù với mức chiết khấu 30%.

Một dấu hiệu nữa về nhu cầu dầu mỏ mạnh mẽ đã xuất hiện trong tuần này từ Barclays Capital, dự báo các công ty khai thác dầu mỏ thậm chí còn thu về lợi nhuận cao. Cơ quan phân tích này đặt mục tiêu giá cổ phiếu là 10 bảng Anh (12 USD, 11,29 euro) cho BP, tăng gần gấp đôi so với giá thứ Sáu (9/2) là 5,61 bảng Anh.

Khánh Vy (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

(CLO) Tiếp nối chuỗi hoạt động chào hè rực rỡ, Vietjet mang tới cho hành khách ưu đãi hấp dẫn đón mùa đông tại “xứ sở chuột túi” với vé bay khứ hồi hạng Eco chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí), tặng thêm 20kg hành lý ký gửi, suất ăn nóng tươi ngon. Chương trình áp dụng cho khách đặt vé tại website www.vietjetair.com, ứng dụng di động Vietjet Air từ nay đến hết ngày 10/06/2024, với thời gian bay không giới hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

(CLO) Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

(CLO) Những người Mỹ giàu có thường đóng vai trò ngày càng tăng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà bằng chi tiêu của họ. Tuy nhiên những ngày vung tiền như không có ngày mai của họ có thể sắp kết thúc, CNN đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

(CLO) Tuần này (từ ngày 20-24/5), NHNN tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng, khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng mỗi phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng nào của Việt Nam bay đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Hãng nào của Việt Nam bay đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CLO) Vietnam Airlines lọt top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này vừa được tổ chức Cirium công bố cho tháng 4/2024.

Thị trường - Doanh nghiệp