Chiến sự Nga - Ukraine tròn 2 năm: Diễn biến, cục diện và những con số biết nói

Thứ bảy, 24/02/2024 11:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hai năm trước, vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, thế giới bàng hoàng khi chứng kiến cảnh đoàn xe tăng Nga tiến vào thủ đô Kiev của Ukraine. Trái ngược với những dự đoán ban đầu, Ukraine chưa bao giờ thất thủ, nhưng ngày nay vẫn chìm trong xung đột.

Cho tới thời điểm hiện tại, sau tròn 2 năm, chiến tuyến cuộc xung đột hiện đã trải dài gần 1000 km xuyên suốt khu vực đông nam Ukraine, trong đó các trận chiến ác liệt nhất tập trung ở vùng Donbas nói tiếng Nga và các thành phố cảng xung quanh Biển Đen.

chien su nga  ukraine tron 2 nam dien bien cuc dien va nhung con so biet noi hinh 1

Bản đồ mô tả chiến sự tính đến ngày 21/2/2024 giữa Nga và Ukraine. Ảnh đồ họa: AJ

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay từ đầu đã tuyên bố cuộc chiến là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine, sau đó ông đã tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson của Ukraine vào lãnh thổ Nga.

Sau hai năm giao tranh tàn khốc với hàng trăm nghìn thương vong cho cả hai bên, tính đến cuối năm 2023, Nga trên thực tế đã giành được quyền kiểm soát 18% lãnh thổ Ukraine, thấp hơn mức 27% vào thời điểm đầu cuộc xung đột.

Dù nhận được sự ủng hộ của phương Tây, cũng như quyết tâm kháng cự của quân đội và chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, song Ukraine hiện đang dần suy kiệt trước sự áp đảo của các lực lượng Nga về cả quân số và khí tài quân sự.

Theo đánh giá của các chuyên gia, có rất ít triển vọng trên thực tế về việc Ukraine có thể giành lại lãnh thổ trên chiến trường, thậm chí có nguy cơ đáng kể là Ukraine sẽ hoàn toàn cạn kiệt nhân lực và đạn dược, và cuối cùng dẫn đến thất bại.

Song dù có kết cục như nào, cuộc chiến này cũng đã gây ra những tổn thất khổng lồ về cả nhân mạng và kinh tế, không chỉ đối với Nga và Ukraine, mà còn trên toàn thế giới. Dưới đây là những thống kê đáng chú ý về cuộc xung đột trong vòng 24 tháng qua:

Viện trợ

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, chính quyền Tổng thống Joe Biden và Quốc hội Mỹ đã chỉ đạo hỗ trợ khoảng 75 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm hỗ trợ nhân đạo, tài chính và quân sự. Con số này không bao gồm các khoản chi tiêu liên quan đến chiến tranh của Mỹ, chẳng hạn như viện trợ cho các đồng minh.

chien su nga  ukraine tron 2 nam dien bien cuc dien va nhung con so biet noi hinh 2

Bản đồ mô tả Tổng cộng 47 quốc gia đã viện trợ quân sự cho Ukraine. Ảnh đồ họa: CFR

Còn nếu tính tổng cộng, Mỹ đã phân bổ 113 tỷ USD tài trợ liên quan đến chiến sự Ukraine. Phần lớn số tiền này được dùng trực tiếp để bảo vệ Ukraine và duy trì hoạt động của chính phủ và xã hội. Các quỹ khác được dùng để tái vũ trang cho các đồng minh (4,7 tỷ USD) và mở rộng các hoạt động quân sự của Mỹ ở châu Âu (15,2 tỷ USD).

Sau hai năm chiến sự, nguồn tài trợ đó đã cạn kiệt. Chính quyền Biden, vốn từng vận chuyển hai hoặc ba gói vũ khí mới mỗi tháng, song đã không gửi cho Ukraine một chuyến hàng vũ khí lớn nào kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2023. Dù Quốc hội Mỹ đang nỗ lực thông qua khoản tài trợ bổ sung 60 tỷ USD liên quan đến Ukraine, song các nhà quan sát ngày càng tin rằng gói đây có thể là gói viện trợ cuối cùng.

Theo thống kê của các tổ chức, Ukraine đã trực tiếp nhận được tổng cộng khoảng hơn 230 tỷ USD viện trợ từ hàng chục quốc gia và tổ chức sau khi cuộc xung đột với Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Liên minh châu Âu và Mỹ cùng nhau chiếm gần 70% tổng số viện trợ.

Tính đến tháng 7 năm 2023, EU là nhà tài trợ lớn nhất, gửi hơn 90 tỷ USD thông qua các cơ chế khác nhau như các khoản vay hoặc trợ cấp cũng như hỗ trợ quân sự thông qua quỹ Cơ sở Hòa bình châu Âu. Không giống như Mỹ, quốc gia có tỷ trọng viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, EU tập trung vào hỗ trợ tài chính.

Vũ khí

Chỉ riêng Mỹ đã gửi ít nhất 3.097.000 quả đạn pháo tới Ukraine kể từ khi Nga tấn công. Hầu hết trong số đó (2.000.000) là đạn pháo 155 mm, kích thước tiêu chuẩn được Mỹ và các đồng minh NATO sử dụng. Để so sánh, đó là khoảng 95.000 tấn đạn pháo 155 mm.

Dù tăng cường sản xuất quân sự nhưng Mỹ vẫn chỉ sản xuất khoảng 340.000 quả đạn pháo 155 mm mỗi năm, đồng nghĩa với việc Ukraine đã bắn đạn với tốc độ gấp 3 lần tốc độ sản xuất của Mỹ.

Mỹ cũng đã cung cấp cho Kiev 76 xe tăng, trong đó có 31 xe tăng Abrams và 45 xe tăng T-72B thời Liên Xô. Ukraine đã nhận được 3.631 xe bọc thép của Mỹ các loại, từ xe chiến đấu bộ binh đến xe chở quân và xe y tế.

chien su nga  ukraine tron 2 nam dien bien cuc dien va nhung con so biet noi hinh 3

Danh sách 20 tổ chức và quốc gia viện trợ, gồm quân sự (đỏ), tài chính (nâu) và nhân đạo (xanh), nhiều nhất cho Ukraine. Đơn vị: tỷ USD. Ảnh đồ họa: CFR

Trong khi đó, Ukraine đã sử dụng 39 tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất, loại bệ phóng tên lửa di động nổi tiếng vì tiện dụng trong chiến tranh. Đối với các loại vũ khí nhỏ hơn, Mỹ đã gửi ít nhất 400 triệu lựu đạn và đạn trong 24 tháng qua. Trong khi đó, viện trợ của EU bao gồm 3,3 tỷ USD cho thiết bị sát thương và 2,1 tỷ USD bổ sung để cung cấp cho Ukraine một triệu viên đạn.

Theo thống kê, ít nhất 47 tổ chức và quốc gia đã viện trợ vũ khí cho Ukraine, từ xe tăng, máy bay cho đến đạn dược. Đặc biệt, Đức ban đầu chỉ viện trợ phi sát thương cho Ukraine, nhưng sau 2 năm, quốc gia từng có chính sách quân sự nghiêm ngặt sau Thế chiến II này đã thay đổi chiến lược, để trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ukraine.

Cu thể, viện trợ trong 2 năm qua của Đức cho Ukraine gồm ít nhất 5 Hệ thống tên lửa đất đối không (SAM), 46 súng phòng không tự hành, 5 bệ phóng tên lửa, 16 pháo tự hành, 65 xe tăng, 82 xe bọc thép, 23.800 vũ khí chống tăng, hàng triệu viện đạn và hàng nghìn các loại khí tài quân sự hạng nặng khác.

Thương vong

Theo Liên hợp quốc, cuộc chiến đã giết chết ít nhất 10.378 thường dân và làm bị thương thêm 19.632 người. Hơn 3/4 thương vong của người không tham chiến xảy ra tại các khu vực do chính quyền Ukraine nắm giữ.

Mỹ ước tính vào tháng 8 năm ngoái rằng 70.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và thêm 100.000 đến 120.000 người bị thương, nâng tổng số thương vong lên hơn 170.000. Về phần mình, Nga tuyên bố vào tháng 11 rằng 383.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương.

Trong khi đó, Vương quốc Anh ước tính Nga đã phải chịu ít nhất 320.000 người thương vong, trong đó có 20.000 người chết trong số lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner. Washington cho biết vào tháng 12 rằng Moscow đã phải chịu 315.000 thương vong, mặc dù các quan chức Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về số người chết và bị thương.

Dân số Ukraine

Liên hợp quốc ước tính rằng dân số Ukraine từ mức 43,5 triệu người vào năm 2021 đã giảm xuống còn 39,7 triệu vào năm 2022 khi chiến sự bùng phát. Xu hướng này tiếp tục kéo dài đến năm 2023, khi dân số giảm xuống còn 36,7 triệu người - mức thấp nhất kể từ khi Ukraine giành độc lập vào năm 1990.

chien su nga  ukraine tron 2 nam dien bien cuc dien va nhung con so biet noi hinh 4

Một quân nhân Ukraine vác một quả đạn pháo. Ảnh: Marko Djurica/Reuters

Tính đến tháng 1/2024, có tới 6,3 triệu người Ukraine đã trở thành người tị nạn ở nước ngoài và 3,7 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa trong nước. Khi các chiến tuyến đã ổn định, dân số Ukraine bắt đầu tăng dần trở lại, đạt 37,9 triệu người vào đầu năm 2024.

Đàm phán hòa bình

Đã có một số nỗ lực nhằm tập hợp các quốc gia lại với nhau để vạch ra các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh. Nga và Ukraine đã tham gia 5 vòng đàm phán ở Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau cuộc chiến, nhưng đã sớm sụp đổ.

Kể từ đó, các bên tham chiến đã trực tiếp lên tiếng về các vấn đề nhỏ hơn, như vận chuyển hàng hải ở Biển Đen và trao đổi tù nhân. Trong khi đó, Ukraine đã đưa ra “kế hoạch hòa bình 10 điểm” làm nền tảng cho 5 hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Những sự kiện này diễn ra lần lượt ở Đan Mạch vào tháng 6/2023, Ả Rập Xê Út vào tháng 8/2023, Malta vào tháng 10/2023, Ả Rập Xê Út vào tháng 12/2023 và Thụy Sĩ vào tháng 1 năm nay.

Song sau tất cả, các cuộc đàm phán đều đi vào bế tắc. Cùng với diễn biến giằng co trên chiến trường và thái độ cứng rắn của các bên, có rất ít triển vọng cho thấy cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể sớm kết thúc trên bàn đàm phán.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế