Chính phủ ban hành các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Thứ tư, 18/09/2024 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024, Chính phủ đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của Nhân dân

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cấp chính quyền địa phương, huy động tối đa các lực lượng tìm kiếm người mất tích; tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra, di dời, sơ tán người dân khỏi các khu vực có nguy cơ cao và vận chuyển hàng hóa viện trợ, tiếp tế cho người dân.

Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động, bố trí đầy đủ lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cứu chữa người bị thương, bị bệnh; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối không để bùng phát dịch bệnh sau lũ, nhất là tại các địa phương xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

chinh phu ban hanh cac nhom nhiem vu giai phap trong tam de khan truong khac phuc hau qua bao so 3 hinh 1

Khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống Nhân dân. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính, các địa phương: Bảo đảm nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp việc mai táng cho người thiệt mạng, các hộ gia đình có người chết, mất tích hoặc bị thương nằm viện do ảnh hưởng từ bão số 3; giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho nhân thân người thiệt mạng.

Cùng với đó, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác để di dời khẩn cấp các hộ dân, điểm dân cư tại khu vực có nguy cơ sạt lở cao, hoàn thành trước ngày 30/9/2024.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xuất cấp lương thực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, làm sạch môi trường, hóa chất khử khuẩn, khử trùng, xử lý nguồn nước sinh hoạt, thuốc phòng chống dịch bệnh từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương.

Các địa phương phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát, kiểm tra, bằng mọi cách tiếp cận bằng được những nơi còn bị chia cắt để cứu trợ, cứu nạn; tập trung sắp xếp chỗ ở tạm thời cho người dân bị mất nhà, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống Nhân dân

Chính phủ yêu cầu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xác định mức độ thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của các địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bố trí dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để hỗ trợ các địa phương theo quy định pháp luật.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan và địa phương theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao: Nâng mức hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị sập, hư hỏng hoàn toàn cần xây mới, hư hỏng nặng phải sửa chữa và di dời chỗ ở từ nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, Quỹ Vì người nghèo, các nguồn hỗ trợ qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các nguồn xã hội hóa.

Thực hiện nhanh, hiệu quả các chính sách hỗ trợ khẩn cấp hiện hành đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng, di dời nhà ở…, theo phương châm "xác định thiệt hại đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó".

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan và địa phương vận động các đối tác, nhà tài trợ để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp dồn toàn lực để khôi phục hạ tầng thiết yếu (điện, nước, viễn thông…) trong thời gian sớm nhất, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sinh hoạt, thông tin liên lạc của người dân; không để mất điện, mất sóng viễn thông và các dịch vụ thiết yếu khác bị đứt gãy do bão lũ gây ra.

Đối với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương: Sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để khẩn trương sửa chữa, sớm đưa vào sử dụng trở lại các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế, thủy lợi…

Huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để gia cố ngay các đoạn đê, kè xung yếu, bị hư hại nghiêm trọng; sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến huyết mạch; cầu, cống xung yếu; đặc biệt khôi phục kết nối giao thông các khu vực dân cư bị chia cắt, cô lập sau bão lũ; lập kế hoạch xây dựng lại những công trình hư hỏng nghiêm trọng không thể khắc phục.

Chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu khẩn trương khắc phục thiên tai, bão lũ, xây dựng phương án thi công phù hợp, khôi phục thi công các công trình trong thời gian sớm nhất để bảo đảm tiến độ các công trình, dự án, nhất là các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia.

Khẩn trương khôi phục công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, công tác dạy và học tại các trường. Đối với các công trình trường học, cơ sở y tế bị hư hại nặng, không thể tiếp tục sử dụng, trước mắt dựng trường tạm để học sinh đến học tập ngay trong tháng 9 năm 2024, cơ sở y tế tạm để phục vụ khám, chữa bệnh sau đó lên kế hoạch xây dựng lại những công trình không thể tiếp tục sử dụng.

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả hàng hóa trên địa bàn, nhất là tại các khu vực vừa xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất nặng nề, kịp thời bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong năm học 2024-2025.

 Bộ Công an: Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là tại các địa bàn chịu ảnh hưởng bởi bão, mưa lũ; chỉ đạo lực lượng công an cơ sở chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường phối hợp, tham gia bảo đảm an sinh xã hội, an dân.

Tập trung đấu tranh với các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội lợi dụng tình hình thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, phát tán thông tin xấu độc.

Chủ động kiểm soát chặt chẽ không gian mạng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai lệch gây hoang mang dư luận. Ngăn chặn, vô hiệu hóa các hội nhóm trên không gian mạng núp bóng danh nghĩa "hỗ trợ, cứu trợ, tình nguyện" để tập hợp lực lượng, kích động gây rối an ninh, trật tự, phát thông tin xấu độc, lừa đảo trên không gian mạng.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế

Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, có kế hoạch sản xuất linh hoạt, hiệu quả và các biện pháp khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp ngay sau bão, mưa lũ; tổng hợp nhu cầu, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ giống, thức ăn, hóa chất và các vật tư cần thiết cho các địa phương để khôi phục sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tổng hợp các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão, mưa lũ và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.

Bộ Tài chính: Khẩn trương thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024 về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2024 để bổ sung nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay các chương trình tín dụng đang được thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội, đặc biệt là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Bộ Công Thương: Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ khôi phục nhanh chóng các cơ sở logistic và kho bãi bị hư hỏng để đảm bảo không bị gián đoạn chuỗi cung ứng; Nghiên cứu việc áp dụng giá điện cho cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất.

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương khẩn trương trục vớt các tàu bị đắm do cơn bão số 3 nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sửa chữa, sớm đưa vào phục vụ khách du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương cho phép cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương bị ảnh hưởng được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến tháng 6 năm 2025.

Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành tạm ngừng các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ.

Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung đẩy nhanh việc giải ngân các chương trình tín dụng chính sách; rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn tại ngân hàng, xây dựng nhu cầu cho khách hàng vay mới và đề xuất nguồn vốn thực hiện, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu việc gia hạn nộp bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp du lịch bị thiệt hại do cơn bão số 3.

Các bộ, cơ quan và địa phương chỉ đạo nhà thầu, đơn vị thi công kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình đang thi công và các máy móc phục vụ thi công sau bão; tháo dỡ, di dời hoặc sửa chữa các công trình kết cấu, máy móc thiết bị hư hỏng; đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn và có giải pháp khắc phục để bảo đảm an toàn thi công trở lại.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương: Rà soát các thôn bản, các gia đình bị vùi lấp mất nhà, tái định cư cho các bản, làng, nhà ở cho người dân đến chỗ an toàn và hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/12/2024.

Rà soát các công trình thủy lợi, đê kè, hồ đập, hồ chứa thuỷ lợi… xung yếu, bị hư hại, có rủi ro, nguy cơ cao để xây dựng phương án bố trí vốn ngân sách nhà nước sửa chữa, gia cố, nâng cấp, xây mới, bảo đảm yêu cầu phòng, chống, ứng phó với các tình huống thiên tai, bão lũ xảy ra trong thời gian tới, nhất là trong những tháng cuối năm 2024.

Khẩn trương rà soát, tổng hợp các dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai cấp bách do các địa phương đề xuất, trong đó có phương án xây dựng khu tái định cư và di dân xen ghép, để di dân tại các địa bàn nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất (Quyết định 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022) và trong tháng 10/2024, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ các địa phương từ nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024.

Chỉ đạo vận hành các công trình thủy điện thuộc liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng theo quy định.

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường: Điều tra, khảo sát tình hình ngập lụt và tại các vị trí đã và đang xảy ra hiện tượng trượt, sạt lở đất đá; khoanh định chi tiết các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất để cảnh báo.

Rà soát tổng thể, điều chỉnh các quy trình liên hồ chứa các hồ nước trên cơ sở cập nhật, tính toán, xem xét đầy đủ, toàn diện các tình huống bất thường, khẩn cấp (trong đó phải xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình thực hiện, thời gian thực hiện, đồng thời rà soát phù hợp với quy định tại Luật Phòng thủ dân sự), kịch bản biến đổi khí hậu,...; thời gian mùa lũ phù hợp với quy định và ưu tiên giành dung tích cắt giảm lũ cho hạ du.

Nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng một phần dung tích phòng lũ trên mức nước dâng bình thường của hồ chứa lớn, quan trọng để nâng cao khả năng cắt giảm lũ cho hạ du khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bất thường.

Cùng với đó, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, bão lũ để kịp thời triển khai các giải pháp phòng, chống, ứng phó phù hợp. Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phương thức ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai kết nối với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải, các địa phương: Rà soát, đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung các cầu yếu trên tuyến đường bộ, đường sắt huyết mạch để có phương án đầu tư sửa chữa, gia cố, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới đảm bảo yêu cầu phòng chống, ứng phó với các tình huống thiên tai, bão lũ xảy ra trong thời gian tới.

Bảo đảm bố trí khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông; làm tốt công tác giải phóng mặt bằng trong trường hợp khắc phục hư hỏng lớn phải mở rộng đường hoặc cải tuyến để bảo đảm an toàn.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy định cho phép các đơn vị ngành năng lượng được nâng mức dự phòng vật tư, thiết bị thay thế để kịp thời ứng phó thiên tai.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan và địa phương tăng cương tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn, trang bị cho học sinh, sinh viên và người dân các kỹ năng cần thiết để ứng phó, tự chủ, phản ứng kịp thời trước các thảm họa về thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp viễn thông khẩn trương khôi phục lại hạ tầng mạng lưới viễn thông bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và lũ sau bão; triển khai các giải pháp bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, lũ lụt.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai được vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, kế thừa phát huy hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn trước đây, có phương án ứng phó, đặc biệt là với các tình huống thiên tai, mưa lũ lớn, không để bị động, bất ngờ, trong đó làm rõ về cơ chế vận hành công tác phòng, chống thiên tai đã, đang thực hiện hiệu quả trong hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quy định của Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định khác có liên quan.

Cũng tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ và nhóm nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Quốc Trần

Tin mới

Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Hà Tĩnh

Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Hà Tĩnh

(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.

Nghề báo
Cử tri Hải Dương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, khắc phục bất cập hạ tầng giao thông

Cử tri Hải Dương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, khắc phục bất cập hạ tầng giao thông

(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tin tức
Bắt giữ 4 đối tượng chuyên trộm cắp và tiêu thụ hộp đen xe đầu kéo liên tỉnh

Bắt giữ 4 đối tượng chuyên trộm cắp và tiêu thụ hộp đen xe đầu kéo liên tỉnh

(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.

Vụ án
Bắt cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình lừa đảo

Bắt cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình lừa đảo

(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.

Vụ án
Đất đang tranh chấp, địa chính làm hồ sơ giả trình chủ tịch xã ký hồ sơ cấp đất

Đất đang tranh chấp, địa chính làm hồ sơ giả trình chủ tịch xã ký hồ sơ cấp đất

(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.

Vụ án
Bộ GD&ĐT đề xuất bốc thăm ngẫu nhiên môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GD&ĐT đề xuất bốc thăm ngẫu nhiên môn thi thứ ba vào lớp 10

(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Công luận 24H
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 không chấp nhận kịch bản cũ

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 không chấp nhận kịch bản cũ

(CLO) Vở diễn tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 không được sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài.

Đời sống văn hóa
Công bố 9 đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2024

Công bố 9 đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2024

(CLO) Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2024 đã công bố 9 đề cử chính thức đối với 4 hạng mục của mùa giải.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tăng tốc tiêm vaccine sởi từ 14/10

Hà Nội tăng tốc tiêm vaccine sởi từ 14/10

(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 5/10: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có sương mù nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 5/10: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có sương mù nhẹ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).

Đời sống
Gia Lai: Phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt khi đào móng làm nhà

Gia Lai: Phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt khi đào móng làm nhà

(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.

Đời sống
Người trồng đào, quất ở Tây Hồ chịu thiệt hại 64 tỷ đồng, kiến nghị cơ chế hỗ trợ đặc thù

Người trồng đào, quất ở Tây Hồ chịu thiệt hại 64 tỷ đồng, kiến nghị cơ chế hỗ trợ đặc thù

(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.

Đời sống
Căng thẳng địa chính trị và cuộc đua bầu cử Mỹ khiến nhà đầu tư đổ xô vào Bitcoin và vàng

Căng thẳng địa chính trị và cuộc đua bầu cử Mỹ khiến nhà đầu tư đổ xô vào Bitcoin và vàng

(CLO) Bất ổn quốc tế và cuộc đua Nhà Trắng khiến vàng chạm ngưỡng 2.700 USD, Bitcoin trở thành kênh đầu tư an toàn.

Kinh tế vĩ mô
Dùng phà quân đội chở người dân và phương tiện qua sông thay cầu phao Phong Châu

Dùng phà quân đội chở người dân và phương tiện qua sông thay cầu phao Phong Châu

(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.

Đời sống
Lạng Sơn: Bổ sung nhân sự quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

Lạng Sơn: Bổ sung nhân sự quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin tức
Tái hiện lễ chào cờ 10/10/1954 tại Hà Nội với khoảng 10.000 người hát vang bài Quốc ca

Tái hiện lễ chào cờ 10/10/1954 tại Hà Nội với khoảng 10.000 người hát vang bài Quốc ca

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Cử tri Hải Dương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, khắc phục bất cập hạ tầng giao thông

Cử tri Hải Dương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, khắc phục bất cập hạ tầng giao thông

(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp

(CLO) Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, ngày 4/10 theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Geoffroy Roux De Bezieux, Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp, Chủ tịch Liên minh các nhà tuyển dụng Pháp ngữ, Chủ tịch sáng lập Notus Technologies.

Tin tức
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo

(CLO) Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7/10, sáng 4/10 theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).

Tin tức
Kiến nghị ban hành thống nhất quy định thủ tục giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh của công dân

Kiến nghị ban hành thống nhất quy định thủ tục giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh của công dân

(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tổ chức tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để lắng nghe những ý kiến tâm huyết và tìm hướng giải quyết.

Tin tức
Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại

Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại

(CLO) Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7/10, sáng 4/10 theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).

Tin tức
Lạng Sơn: Bổ sung nhân sự quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

Lạng Sơn: Bổ sung nhân sự quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin tức
Vĩnh Phúc: Thiếu sót trong lập danh mục dự án và kế hoạch phân bổ vốn hàng năm

Vĩnh Phúc: Thiếu sót trong lập danh mục dự án và kế hoạch phân bổ vốn hàng năm

(CLO) Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/12/2022

Tin tức
Hà Nội thưởng vượt dự toán thu ngân sách cho 4 quận hơn 74 tỷ đồng

Hà Nội thưởng vượt dự toán thu ngân sách cho 4 quận hơn 74 tỷ đồng

(CLO) Thưởng vượt dự toán thu ngân sách năm 2023 đối với các khoản thu phân cấp cho quận, huyện, thị xã quản lý, điều tiết về ngân sách cấp Thành phố cho ngân sách 4 quận là 74,6 tỷ đồng

Tin tức
Khai mạc Kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

Khai mạc Kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

(CLO) Chiều 04/10, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, đã diễn ra Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin tức
9 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của Ninh Bình đạt 8,45%

9 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của Ninh Bình đạt 8,45%

(CLO) 9 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội Ninh Bình tiếp tục ổn định và phát triển. Một số chỉ tiêu kinh tế có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 9 tháng năm 2024 đạt 8,45%, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố cả nước, đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố Vùng đồng bằng sông Hồng.

Tin tức