Chính phủ đề xuất kiểm toán chuyên đề giá điện của EVN trong năm 2019

Thứ năm, 30/05/2019 21:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đề xuất Kiểm toán Nhà nước đưa vào kế hoạch kiểm toán tài chính và kiểm toán chuyên đề giá điện của EVN trong năm 2019.

Sự kiện: EVN | giá điện

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giải trình thêm về việc tăng giá điện tại Quốc hội ngày 30/5. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giải trình thêm về việc tăng giá điện tại Quốc hội ngày 30/5. Ảnh: VGP

Sửa đổi biểu giá điện hợp lý hơn

Tại phiên thảo luận trên diễn đàn Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giải trình vấn đề nhiều đại biểu quan tâm, đó là nguyên nhân và thời điểm tăng giá điện, biểu giá điện và việc kiểm soát chi phí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Thông tin đến các vị đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, qua kiểm tra sơ bộ của đoàn liên ngành về việc tăng giá điện vừa qua thì cách tính và thu tiền điện của EVN chưa phát hiện ra sai phạm gì.

Tuy nhiên, trên cơ sở đề xuất của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sớm trình Chính phủ sửa biểu giá điện hợp lý hơn và bảo vệ người có thu nhập thấp và phù hợp với nhu cầu sử dụng điện tăng cao của người dân, bảo đảm hài hoà lợi ích các hộ tiêu dùng điện.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng, Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra và xử lý nghiêm sai phạm nếu có của EVN và các cơ quan liên quan. Chính phủ cũng đề xuất Kiểm toán Nhà nước đưa vào kế hoạch kiểm toán tài chính và kiểm toán chuyên đề giá điện của EVN trong năm 2019.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá luôn chỉ đạo ngành điện, EVN công khai, minh bạch chi phí đầu vào, tăng cường năng lực quản trị, tiết giảm chi phí, giảm tổn thất điện năng.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, điện là vật tư chiến lược, an ninh an toàn điện là một cân đối lớn và trọng yếu của nền kinh tế. Để tăng 1% GDP thì phải tăng ít nhất 1,5% sản lượng điện. Trong 3 năm qua mức tăng sản lượng điện bình quân là 10,15% và năm 2019 trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6,8% thì điện ít nhất phải tăng 11,23%.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Luật Điện lực và Luật Quản lý giá quy định điện là mặt hàng điều tiết theo thị trường nhưng có quản lý của nhà nước và khung giá, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Việc điều chỉnh giá điện trên cơ sở rà soát cơ cấu và tổng nguồn điện kể cả thuỷ điện, điện than, điện dầu, điện khí, điện gió, điện mặt trời thì tổng đầu vào dự kiến tăng lên khoảng 20.032 tỷ đồng. Để bảo đảm được bù đắp đó và có mức lợi nhuận tối thiểu 3% cho ngành điện thì EVN và Bộ Công Thương đề xuất 3 kịch bản điều chỉnh giá điện là 7,31%,  8,36% và 9,26%.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Trên cơ sở cân nhắc nhiều mặt, Thường trực Chính phủ đã họp, thảo luận rất kỹ với các bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty và kết luận sẽ chọn phương án 8,36% và điều chỉnh trong khoảng thời gian từ 15 - 30/3/2019.

“Lý do chọn tháng 3 để tăng giá điện là CPI thường giảm sau khi đã tăng mạnh trong tháng 1 và 2. Thực tế có 10 lần điều chỉnh giá điện thì 4 lần lựa chọn điều chỉnh vào tháng 3. Nếu điều chỉnh muộn hơn, vào giữa năm hoặc tháng 7 thì tỷ lệ điều chỉnh phải cao hơn để bù đắp các khoản trên”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Đại biểu Quốc hội “gay gắt” xung quanh việc tăng giá điện

Trước đó, tại phiên thảo luận ngày 30/5, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình về cách tính giá điện theo thang 6 bậc hiện nay mà Bộ Công Thương áp dụng và băn khoăn về thời điểm điều chỉnh giá điện.

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) cho rằng “từ thuở khai sinh ra ngành điện” thì giá điện luôn “tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi”. Theo đại biểu, người dân ủng hộ chủ trương chung về giá điện nhưng điều họ cần là sự công bằng, minh bạch và hợp lý nhưng kỳ tăng giá điện vừa qua có nhiều mập mờ cần phải làm rõ.

“Người dân hoàn toàn có lý khi nghi ngờ việc tăng giá điện chỉ 8,36% như doanh nghiệp công bố là không chuẩn xác khi số tiền điện họ phải trả theo hóa đơn thực tế trong tháng đầu tiên từ lúc tăng giá điện nhiều gấp đôi, gấp ba”, ông Nguyễn Sĩ Cương nói.

Đại biểu cũng cho rằng, theo một số chuyên gia, việc chia bậc thang giá điện của EVN chưa đúng với quyết định của Chính phủ và bên có lợi thuộc về doanh nghiệp, không phải người dân.

Bên cạnh đó, EVN và cơ quan quản lý nhà nước so sánh giá điện của Việt Nam thấp, nhưng ông Cương cho rằng việc chỉ so sánh đầu ra, không so sánh đầu vào là một sự so sánh khập khiễng, “chưa kể một doanh nghiệp độc quyền như EVN được nhà nước ưu đãi đủ thứ, chưa tính đến chuyện thất thoát điện năng do quản lý và kỹ thuật có giống nhau đâu mà so sánh”, vị đại biểu đoàn Ninh Thuận nhận định.

“Có một việc đáng so sánh là một số nước do nắng nóng họ quyết định giảm giá điện cho người dân đỡ khó khăn thì sao không thấy ai so sánh. Cứ rao giảng rằng tăng giá điện thì các bên đều được lợi nhưng thực tế người tiêu dùng lợi đâu chẳng thấy mà răng chẳng còn. Lần nào tăng giá điện cũng nói thêm có nguồn kinh phí để tái đầu tư ngành điện nhưng một doanh nghiệp độc quyền và luôn luôn lỗ thì có nên tiếp tục không? Chưa kể lộ trình bán buôn, bán lẻ điện cạnh tranh liệu có thực hiện được không? Tôi nghe có một số dự án của ngành điện đang triển khai đều chậm tiến độ và sự thất thoát từ việc chậm tiến độ là điều tất yếu”, ông Cương gay gắt và kiến nghị cho công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ “để thấy bức tranh đầy đủ về một doanh nghiệp độc quyền như EVN”.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Công Thương cần rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát trong việc điều hành giá điện. Ảnh: VGP

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Công Thương cần rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát trong việc điều hành giá điện. Ảnh: VGP

Về điều hành giá điện, giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã có tờ trình về tình hình điều hành giá điện, giá xăng dầu với rất nhiều lập luận để khẳng định Bộ làm đúng. Tuy nhiên, đứng ở góc độ người thầy thuốc, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) lấy ví dụ, bản thân ông là bác sĩ, cho dù phác đồ đúng mà bệnh nhân của mình không tốt lên thì ông phải xem xét lại, bởi “nhiều khi trên lý thuyết đúng nhưng khi triển khai áp dụng lại sai ở một mắt xích nào đấy, lúc này buộc phải dừng lại suy xét, không bảo thủ duy ý chí, che giấu sai lầm”.

Từ đó, ông Hiếu cho rằng, khi nhiều người dân phản ứng, bức xúc thì Bộ Công Thương cần nghiêm khắc rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý, giám sát trong việc điều hành giá điện, giá xăng dầu.

Cũng về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) mong muốn Chính phủ đánh giá cụ thể hơn và có dự báo trong thời gian tới việc tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân, vì tăng giá điện và giá xăng dầu sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các đơn vị sản xuất kinh doanh và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sức mua của người dân. Và để công khai minh bạch trong điều hành giá điện, đại biểu kiến nghị đưa Kiểm toán nhà nước kiểm toán đối với danh mục kinh doanh ngành điện. 

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận kiến nghị đưa Kiểm toán nhà nước kiểm toán đối với danh mục kinh doanh ngành điện. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận kiến nghị đưa Kiểm toán nhà nước kiểm toán đối với danh mục kinh doanh ngành điện. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cũng cho rằng, khi tăng giá điện chắc chắn kéo theo tăng giá các mặt hàng, nhất là vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất gây bức xúc trong nhân dân. Đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục, phòng ngừa hiện tượng tăng giá "tát nước theo mưa". Bên cạnh đó, mặc dù việc điều chỉnh tăng giá điện đã được tính toán nằm trong lộ trình, nhưng đại biểu cũng đề nghị Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra việc tăng giá điện vừa qua như thế nào, đúng quy định hay không, nếu sai thì xử lý như nào để cử tri, nhân dân cả nước biết.

Thế Vũ

Tin khác

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

(CLO) Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Tin tức
Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”

Tin tức
Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng.

Tin tức
Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết phải quy định rõ ràng, minh bạch và kiểm soát việc tận thu các sản phẩm (cát, sỏi, khoáng sản…) từ hoạt động nạo vét để đảm bảo hiệu quả chung, tránh việc lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan.

Tin tức
Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn Việt Nam và các nhà tài trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ, thấu hiểu và cùng nỗ lực hài hoà hoá thủ tục để hai bên cùng thắng khi rút ngắn được thời gian chuẩn bị và triển khai các dự án.

Tin tức