(CLO) Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, trong đó có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.
Động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng có quy mô diện tích 20.000 ha (trong đó khoảng 2.909 ha là đất lấn biển), nằm ở khu vực phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng; có toạ độ địa lý từ 20°35'50" đến 20°45'35" vĩ độ Bắc và từ 106°32'8" đến 106°49'15" độ kinh Đông.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là khai thác tối đa lợi thế về vị trí cửa ngõ quốc tế, nền tảng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận và quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa và bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, xây dựng và phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển và logistics hiện đại; là động lực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của thành phố Hải Phòng với cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi, trong đó có khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, vượt trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới; là trung tâm kinh tế biển có vai trò tiên phong, có chức năng tương hỗ, kết nối với các khu kinh tế ven biển khác, tạo động lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoạt động, cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý đối với Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế, pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan.
Đảm bảo hiệu quả - kinh tế xã hội của Khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững
Theo Quyết định, giai đoạn đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung Khu kinh tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng trong Khu kinh tế; đầu tư một số công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
Giai đoạn 2026 - 2030: Triển khai đầu tư xây dựng các khu chức năng trong Khu kinh tế; các dự án cảng Nam Đồ Sơn, các dự án phát triển đô thị, các dự án hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án giao thông đường bộ, nhà ở xã hội và các công trình hạ tầng xã hội khác.
Giai đoạn sau năm 2030: Triển khai các hạng mục đầu tư còn lại.
Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo liên quan đến Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng; đảm bảo tính khả thi của phương án huy động vốn và phân kỳ đầu tư; xây dựng danh mục cụ thể các dự án ưu tiên đầu tư, đặc biệt các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong Khu kinh tế, giao thông kết nối trong và ngoài Khu kinh tế.
UBND thành phố Hải Phòng đảm bảo hiệu quả - kinh tế xã hội của Khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững thông qua giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chuyển đổi việc làm cho người dân bị thu hồi đất.
Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể hóa các giải pháp, chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong phương án bố trí không gian phát triển của Khu kinh tế; thực hiện cam kết trồng rừng thay thế, đảm bảo tính đa dạng và hệ sinh thái rừng ngập mặn; giám sát chặt chẽ việc lấn biển, hoạt động đầu tư xây dựng, xả thải vào môi trường trong Khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường biển.
(CLO) Sáng 14/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo trong vụ án "Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
(CLO) Google Messages đã cho phép bạn tùy chỉnh ảnh danh bạ, ghi đè ảnh Profile Discovery với ảnh cá nhân, giúp dễ dàng quản lý và cá nhân hóa danh sách liên lạc.
(CLO) Cơ quan Khí tượng Nhật Bản Cơ quan thời tiết cho biết một trận động đất có cường độ 6,6 độ richter đã tấn công phía tây nam Nhật Bản vào thứ Hai, hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại, và sóng thần nhỏ đã được ghi nhận ở một số khu vực của tỉnh Miyazaki và Kochi.
(CLO) Đánh giá hiệu quả hợp tác giữa các thương hiệu điện thoại và máy ảnh như OnePlus - Hasselblad, Xiaomi - Leica, liệu có mang lại đột phá hay chỉ là chiêu trò tiếp thị?
(CLO) Theo số liệu thống kê mới nhất ngày 13/1 từ đơn vị độc lập Box Office Vietnam, bộ phim “Chị dâu” thu về hơn 4,5 tỷ đồng với 3.042 suất chiếu vào cuối tuần qua.
(CLO) Chính phủ Thái Lan đã thông qua dự thảo luật hợp pháp hóa cờ bạc và sòng bạc, một động thái nhằm thúc đẩy du lịch, việc làm và đầu tư, theo Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết hôm thứ Hai.
(CLO) Việc Bảo tàng Getty ở Los Angeles, nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật quý giá ở Los Angeles, vẫn đứng vững được xem như một "phép màu" bởi nó nằm tại nơi xảy ra trận cháy rừng nghiêm trọng nhất từ ngày 7/1 đến nay.
(CLO) Ngày 13/1, quân đội Iran đã tiếp nhận thêm 1.000 máy bay không người lái (UAV) tối tân, trong bối cảnh nước này tăng cường năng lực quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng trong khu vực.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo phương án tổ chức giao thông giai đoạn khai thác tạm dự án đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành.
(CLO) Châu Âu có nguy cơ không đạt được mục tiêu lưu trữ khí đốt cho mùa đông tới do việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine, Bloomberg đưa tin.
(CLO) Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 thành phố biên giới Lào Cai đang bày bán nhiều loại hoa lạ, cây cảnh quý, trong đó đặc biệt có cây phật thủ 98 quả chín vàng trông rất đẹp mắt được chào bán 65 triệu đồng được nhiều người tới xem.
(CLO) Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo, lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” không còn là một chiêu trò mới, nhưng thủ thuật tinh vi của các đối tượng vẫn luôn thành công thao túng tâm lý người dân khiến họ sập bẫy.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất. Trong đó, Nghị định quy định rõ 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan sớm trao đổi, thống nhất cách thức để triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác về lao động vừa ký kết, kết nối các doanh nghiệp hai nước, sớm đưa được người lao động Việt Nam sang Phần Lan làm việc, học tập kinh nghiệm.
(CLO) Ngày 13/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 01/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thăm hỏi và khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 13/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam Helga Margarete Barth đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 13/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tiến hành họp Phiên toàn thể nhằm thẩm tra dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự, phát biểu chỉ đạo.
(CLO) Chiều 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
(CLO) Chiều 13/1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(CLO) Chiều 13/1, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương cho ý kiến về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22/2/2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ.
(CLO) Chiều 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Năm 2025, Chính phủ xác định đột phá về thể chế là "đột phá của đột phá", phải đi sớm, đi trước mở đường cho phát triển. Đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.