Chính sách mới không rõ ràng của Mỹ về Biển Đông tiềm ẩn nguy cơ

Thứ ba, 28/07/2020 14:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mỹ đang bày tỏ sự quan tâm lớn đến Biển Đông, nơi tồn tại tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia có ảnh hưởng, bao gồm cả Trung Quốc, đều đặt trong “chế độ chờ” cho đến khi cuộc bầu cử Mỹ kết thúc, trước khi đưa ra những phản ứng của mình.

Mỹ đang thực hiện chính sách mới tại Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh: Reuters

Mỹ đang thực hiện chính sách mới tại Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh: Reuters

Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng sự ủng hộ các phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế đối với vụ tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông giữa Phillipines và Trung Quốc.

Quan trọng hơn, ông Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông của Trung Quốc và coi các việc khai thác và thăm dò dầu khi tại Biển Đông là “bất hợp pháp”, hành động “bắt nạt”.

Chính phủ Mỹ hy vọng tuyên bố này sẽ ngăn chặn hành vi hung hăng của Trung Quốc và có thể tập hợp các quốc gia Đông Nam Á đứng về phía mình. Nhưng tác động của nó đối với quan hệ Mỹ-Trung và sự ổn định ở Biển Đông phụ thuộc phần lớn vào việc Mỹ có cố gắng tiếp tục duy trì sự ủng hộ đối với khu vực này hay không.

Như chuyên gia chính trị Đông Nam Á, ông Murray Hiebert nhận xét, vấn đề của Hoa Kỳ và các đồng minh tiềm năng của họ ở Đông Nam Á là động thái của Hoa Kỳ sẽ chỉ có hiệu quả nếu họ cam kết ủng hộ các quốc gia có yêu sách trong khu vực để tìm cách gây thêm áp lực đối với Trung Quốc.

Nhưng dự đoán về chính sách và hành động của Hoa Kỳ ở Biển Đông trong giai đoạn cuối của một nhiệm kỳ Tổng thống là một sự nguy hiểm.

Một số người thậm chí cho rằng đây có thể là một mưu đồ trong năm bầu cử để đoàn kết đất nước chống lại “mối đe dọa Trung Quốc”. Mặc dù những phát ngôn sẽ tồn tại lâu hơn sự thay đổi trong chính quyền Hoa Kỳ, nhưng việc đưa ra các tuyên bố cũng sẽ thay đổi theo những thay đổi ở Nhà Trắng.

Hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng, bao gồm cả Trung Quốc, có lẽ sẽ chờ chính quyền Mỹ mới để thay đổi cách tiếp cận - nếu họ quyết định làm như vậy.

Hầu hết các nước Đông Nam Á, bao gồm cả “nhân vật chính” Trung Quốc trong những tranh chấp trên Biển Đông đã tương đối im lặng trong các phản ứng của họ đối với tuyên bố của ông Pompeo. Điều này cho thấy rằng không ai muốn bị lôi kéo thêm vào căng thẳng Mỹ-Trung đang diễn ra - ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal), một trong những đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, giữa Phillipines và Trung Quốc - Ảnh: AP

Bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal), một trong những đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, giữa Phillipines và Trung Quốc - Ảnh: AP

Bất chấp những sự không chắc chắn đáng sợ này, một số chuyên gia về Đông Nam Á đang cố gắng dự đoán và định hình về một tương lai của khu vực.

Một chủ đề chung giữa các nhà phân tích Hoa Kỳ là hy vọng rằng tuyên bố này mở đường cho Hoa Kỳ thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn để thách thức các động thái quyết đoán của Trung Quốc trên biển.

Thật vậy, nhiều người hy vọng rằng nếu Trung Quốc tiếp tục những hành động như vậy, Mỹ sẽ can thiệp - cả về quân sự và các biện pháp trừng phạt.

Nhưng nhà phê bình Trung Quốc nổi tiếng Bill Hayton cảnh báo rằng, việc sử dụng quyền lực để bảo vệ các quyền hợp pháp mà không vượt qua chiến tranh sẽ là một thách thức khó khăn đối với Mỹ, đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á.

Ông cho rằng, sẽ có rất ít sự hỗ trợ trong nước cho việc Mỹ đổ máu để bảo vệ dầu mỏ của người khác, cũng như không có nhiều sự hỗ trợ của Đông Nam Á cho quốc gia sử dụng khu vực này để chiến đấu với Trung Quốc.

Hugh White, chuyên gia hàng đầu của Australia cho rằng, chiến lược này của Mỹ bỏ qua các lý do địa chính trị và kinh tế dài hạn, một số quốc gia này không sẵn lòng đối đầu với Trung Quốc về mặt quân sự, ngay cả với sự hậu thuẫn của Mỹ. Do đó, Mỹ đánh giá quá cao các nước Đông Nam Á về một phản ứng hỗ trợ.

Ngược lại, Gregory Poling, một nhà phê bình Trung Quốc nổi tiếng khác rất lạc quan rằng, nếu theo thời gian, Hoa Kỳ hành động để giải quyết vấn đề này, họ sẽ củng cố sức mạnh niềm tin cũng như tạo tiền lệ trong khu vực.

Jay Batongbacal, một chuyên gia hàng đầu của Philippines về vấn đề này cùng đồng ý rằng: Lời tuyên bố có thể là minh chứng cho sự hợp tác và phối hợp chính sách giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á có liên quan chống lại các hoạt động của Trung Quốc. Điều này chắc chắn sẽ bao gồm viện trợ quân sự, huấn luyện và tăng cường giao thương với những quốc gia “sẵn sàng hợp tác”.

Nhưng Trung Quốc giờ đây dường như không lo ngại bị bất cứ quốc gia nào đe dọa thể hiện bằng vũ lực. Như phát ngôn từ Nhà Trắng từng nói, Bắc Kinh dường như ngày càng không tin rằng “nước Mỹ thực sự có ý định gây chiến với Trung Quốc”.

Điều này sẽ ngày càng tăng khi chủ nghĩa dân tộc trong nước và sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc phát triển và Mỹ tiếp tục bị phân tâm bởi các vấn đề trong nước và chính sách đối ngoại của nước này tiếp tục bị xáo trộn.

Tàu hải quân Trung Quốc tập trận bán đạn thật ở Biển Đông - Ảnh: AP

Tàu hải quân Trung Quốc tập trận bán đạn thật ở Biển Đông - Ảnh: AP

Những người ủng hộ quen thuộc về một phản ứng mạnh mẽ hơn của Mỹ đối với Trung Quốc ở Biển Đông, hiện đang bày tỏ lo ngại rằng những nỗ lực thực hiện chính sách mới có thể dẫn đến một cuộc đụng độ với Trung Quốc.

Chuyên gia Gregory Poling nghĩ rằng, “điều đó có thể khiến Trung Quốc tăng gấp đôi ý thức về chủ nghĩa dân tộc”.

Nhà bình luận Oriana Skylar Mastro, chuyện viết cho Hội đồng Quan hệ quốc tế, nhận xét rằng Trung Quốc có thể coi hành động quân sự là biện pháp duy nhất nếu mất đi lựa chọn ngoại giao để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình.

Một số người xem chính sách mới của Mỹ về Biển Đông có một nhược điểm khác. Đối với chuyên gia Shariman Lockman thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Malaysia, sự hiện diện của Hoa Kỳ là “một con dao hai lưỡi”,“có hiệu quả ở cả hai vấn đề, bao gồm việc răn đe, nhưng cũng tiềm ẩn leo thang với Trung Quốc… tình huống xuất nhất đối với những sự leo thang này là nếu Hoa Kỳ bị phân tâm bởi một vấn đề gì đó ở Trung Đông, thì chúng tôi có thể bị làm phiền bởi sự xuất hiện của nhiều tàu Trung Quốc hơn trong vùng biển của mình”.

Vẫn còn những người khác xem tuyên bố và bất kỳ nỗ lực nào để thực hiện nó của Mỹ đều có khả năng phản tác dụng cho sự ổn định và hòa bình ở Biển Đông.

Một số người nghĩ rằng điều đó có thể kích thích Trung Quốc đẩy mạnh các thách thức của mình đối với các hoạt động của Hoa Kỳ ở đó.

Ngoài ra, như cựu quan chức của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Michael Green cảnh báo, Mỹ có thể “cố gắng thúc đẩy các quốc gia nhỏ hơn để làm những việc có thể khiêu khích Bắc Kinh và sau đó sẽ đẩy lại vấn đề cho chúng tôi”.

Thật vậy, Chen Xiangmiao thuộc Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho rằng, “nếu có một cuộc đụng độ trên biển với Việt Nam, Malaysia hoặc Philippines, Mỹ sẽ có lý do để bước vào và điều đó có thể gây ra xung đột quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.

Nếu Hoa Kỳ cố gắng thực thi tuyên bố cụ thể, hoặc các bên khiếu nại Trung Quốc muốn kiểm tra sự ủng hộ bằng lời nói của Hoa Kỳ, thì rõ ràng chính sách mới này sẽ tăng cả căng thẳng và các sự cố nguy hiểm - dự đoán là sẽ không có tình huống này xảy ra.

Những hậu quả khác có thể xảy ra là sự chậm trễ hơn nữa và thậm chí là thất bại trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, vì các quốc gia ASEAN cũng có yêu sách có thể được “khuyến khích theo đuổi các hoạt động dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của họ”.

Tuy nhiên, giáo sư Singapore Collin Koh của trường Nghiên cứu quốc tế Raj S Rajaratnam nghĩ ngược lại. “Đối với các quốc gia thành viên ASEAN, nỗi sợ hãi về sự căng thẳng gia tăng trong quan hệ Trung-Mỹ và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có nghĩa là phải nhấn mạnh sự cấp bách của việc ban hành bộ luật này”.

Một khả năng khác là hành động pháp lý gần giống với lộ trình mà Philippines đã thực hiện. Ông Pompeo nói với các phóng viên rằng, ông sẽ xem xét việc “bảo vệ các nước thứ ba phản đối Trung Quốc ở Biển Đông thông qua các phương tiện pháp lý”, và hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Điều này có thể khuyến khích một số quốc gia như Malaysia, Việt Nam, Brunei theo đuổi hành động tư pháp chống lại Trung Quốc, mặc dù sẽ có những bất lợi chính trị ghê gớm khi làm như vậy.

Rõ ràng, có một loạt các quan điểm và sự bất đồng đáng kể giữa các chuyên gia về những hậu quả có thể có của tuyên bố này - và bất kỳ nỗ lực nào để thực thi nó.

Điều này cho thấy sự điên rồ của việc cố gắng dự đoán xem liệu có bất kỳ hậu quả nào trong số những hậu quả này có thể xảy ra hay không, đặc biệt là với sự thay đổi trong chính quyền sắp tới ở Mỹ.

Nhưng có một điều chắc chắn. Tuyên bố của Pompeo đã làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột ở Biển Đông.

Hoài Đức

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế