Cựu Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc nhận hối lộ gần 100 tỷ của Hậu 'Pháo'
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn cùng các đơn vị, địa phương liên quan.
Theo dõi báo trên:
Đặc biệt, giới phân tích cho rằng căng thẳng kinh tế có thể làm sâu sắc thêm bất đồng giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), điều cũng đã từng xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.
Nhằm thúc đẩy chính sách kinh tế “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ. Ngoài ra, chính quyền ông Trump có kế hoạch áp dụng thuế quan tương hỗ, tức là đối với các đối tác thương mại của Mỹ đang áp thuế đối với hàng hóa Mỹ.
Canada, Brazil, Mexico và Hàn Quốc được cho là những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ mức thuế quan tiềm tàng của Tổng thống Trump vì đây là những quốc gia mà Mỹ hợp tác chặt chẽ nhất trong việc mua nhôm và thép. Trong 11 tháng đầu năm 2024, nguồn cung từ Canada chiếm tới 79% lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ.
Mỹ sử dụng kim loại của Canada trong các lĩnh vực quan trọng, như quốc phòng, đóng tàu và công nghiệp ô tô. Trước đó, Tổng thống Trump cũng đã đe dọa Ottawa, cùng với Mexico, sẽ áp mức thuế 25% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu, cáo buộc họ tiếp tay cho cuộc khủng hoảng di cư tại Mỹ và dòng chảy ma túy. Tuy nhiên, việc áp dụng những hạn chế này tạm thời bị trì hoãn 1 tháng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: X/DonaldTrump
Hàn Quốc, cũng là một trong những nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, đã có những động thái đầu tiên nhằm đối phó. Ngày 10 tháng 2, Bộ Công nghiệp nước này đã triệu tập một cuộc họp khẩn với các nhà sản xuất thép để thảo luận về các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động từ mức thuế quan của Mỹ. Được biết, thép Hàn Quốc đặc biệt được cung cấp cho các nhà máy tại Mỹ của các hãng sản xuất ô tô lớn, như Hyundai và Kia, cũng như cho các nhà máy của Samsung và LG tại Mexico và Mỹ.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese kêu gọi một cuộc hội đảm với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thảo luận về vấn đề thuế quan. “Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích quốc gia của Australia với chính quyền Mỹ và hơn nữa, chúng tôi tin rằng điều này cũng nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ”, ông Albanese nhấn mạnh.
Trong khi đó, EU cũng không hài lòng với chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các nước châu Âu kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình: “Việc áp dụng thuế quan sẽ là bất hợp pháp và phản tác dụng về mặt kinh tế, đặc biệt là khi xét đến chuỗi sản xuất tích hợp sâu rộng do EU và Mỹ tạo ra thông qua thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương”, theo tuyên bố của Ủy ban châu Âu.
Đặc biệt, những quốc gia đầu tàu kinh tế của EU đã phản ứng rất gay gắt trước quyết định thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng, lợi ích của Mỹ là không gây tổn hại đến nền kinh tế châu Âu.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Pháp, Jean-Noel Barrot, quốc gia châu Âu này đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả mức thuế quan của chính quyền Mỹ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh, EU có thể phản ứng ngay trong vòng 1 giờ nếu Tổng thống Trump áp thuế đối với hàng hóa của EU. Theo một số thông tin, EU có thể áp đặt các hạn chế đối với các doanh nghiệp Mỹ ở châu Âu, mặc dù các lệnh trừng phạt có thể khác nhau.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2018, Tổng thống Trump đã áp dụng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Canada, Mexico và EU. Sau đó, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Ottawa và Mexico City để dỡ bỏ các mức thuế quan đó.
Còn hiện nay, Tổng thống Donald Trump giải thích nhu cầu áp dụng thuế quan nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất Mỹ, bảo vệ việc làm và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, thuế quan được xem là “công cụ” nhằm gây sức ép các đối tác của Washington phải hành động theo cách khiến ông Trump hài lòng, như với Mexico và Canada, những nước đã phải thắt chặt các biện pháp bảo đảm an ninh biên giới, ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ để đóng băng thuế quan thương mại của chính quyền ông Trump trong 1 tháng. Trong trường hợp của EU, mục tiêu của ông Trump có thể là nhằm giảm bớt mức thâm hụt thương mại mà nước này đang phải gánh chịu.
Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ. Ảnh: GLP
Theo Tiến sĩ Kinh tế Stanislav Tkachenko, Đại học quốc gia St. Petersburg nhận định, Tổng thống Donald Trump hành động để cân bằng cán cân thương mại với EU, mà theo ông, con số thâm hụt hiện nay lên tới khoảng 300 tỷ Euro. Ông Trump muốn giảm thâm hụt ở những khu vực mà người châu Âu xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ theo giá trị tiền tệ.
Tổng thống Mỹ không muốn người châu Âu ngừng cung cấp kim loại cho thị trường Mỹ, mà muốn các nước này mua nhiều sản phẩm của Mỹ hơn. “Câu thần chú” thường trực của ông là mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), sản phẩm dầu mỏ, vũ khí, thiết bị quân sự, những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Vì lẽ đó, mà chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với EU có vẻ giống như một “con bài” mặc cả, chuẩn bị cho việc ký kết một số thỏa thuận mới.
Không giống như Canada và Mexico, EU, cũng như Anh và Nhật Bản, đã không thể thỏa hiệp được với Tổng thống Trump về thuế quan trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Các nước này đã phải chờ tới khi Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden nhậm chức để gỡ bỏ mức thuế quan cao.
Nhìn chung, toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump được đánh dấu bằng mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Mỹ và EU. Ngoài việc áp dụng thuế quan, Mỹ còn rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ với các nước châu Âu, ít nhất là những nước tham gia thỏa thuận. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi Washington quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ba bước đi cấp tiến cùng một lúc đã làm lung lay sự ổn định giữa Mỹ và EU.
Để ứng phó với việc tăng thuế quan của Mỹ, EU sau đó đã thực hiện các biện pháp trả đũa đối với các nhà sản xuất xe máy Harley-Davidson, rượu whisky và các loại hạt của Mỹ. Tiếp đó, EU cũng áp thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, cũng như một số hàng hóa khác của Mỹ trị giá 2,8 tỷ Euro.
Chuyên gia Stanislav Tkachenko cho rằng, người tiêu dùng sẽ là những người chịu tác động nặng nề nhất vì giá thành hàng hóa chắc chắc sẽ tăng cao. Hơn nữa, các tranh chấp thương mại cuối cùng có thể làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa các nước phương Tây.
“Khi nói về các tranh chấp thương mại, về lâu dài, tất cả các bên sẽ đều thua thiệt. Tranh chấp thương mại có thể làm suy yếu toàn bộ phương Tây. Trước hết, đòn đau sẽ giáng vào EU, nơi vị thế của khối đang suy yếu đáng kể do một loạt các vấn đề: từ đại dịch, cuộc xung đột ở Ukraine đến cuộc khủng hoảng năng lượng”, ông Tkachenko khẳng định.
Đồng thời, cũng theo Stanislav Tkachenko, hiện tại chưa thể khẳng định về một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và EU, vì cộng đồng châu Âu đang quá chia rẽ để có thể đưa ra một phản ứng chung.
Tuy nhiên, các chính sách kinh tế cứng rắn của Tổng thống Trump sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng châu Âu và lạm phát ở Mỹ có khả năng sẽ tăng vọt trở lại. Ngay cả khi không tính đến thuế quan đối với nhôm và thép, các nhà nghiên cứu Mỹ đã dự đoán giá tiêu dùng sẽ tăng 0,5-0,7% nếu Tổng thống Trump tiếp tục chính sách của mình đối với ít nhất là Mexico và Canada.
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn cùng các đơn vị, địa phương liên quan.
(CLO) Ngày 17/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký Công văn số 948/UBND-KT, giao nhiệm vụ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm sử dụng hiệu quả tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin về việc chiếm đất, khai thác trái phép và đe dọa cán bộ tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, như báo chí phản ánh.
(CLO) Chiều 17/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
(CLO) Văn phòng Bộ Công Thương vừa có thông báo về việc tiến hành thanh lý xe ô tô đủ điều kiện thanh lý theo quy định.
(CLO) Thời gian gần đây, tình trạng giả danh nhân viên ngành điện để lừa đảo khách hàng đang gia tăng với nhiều hình thức tinh vi. Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình) khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác.
(CLO) Chiều 17/3, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà chính thức lên tiếng làm rõ thông tin về việc giải thể công ty có sự góp vốn của cô. Theo người đẹp, Thẩm mỹ Quốc tế Adela vẫn hoạt động bình thường và không bị giải thể như một số nguồn tin trên truyền thông.
(CLO) Nhu cầu sử dụng xe ba bánh tự chế vẫn còn tại các huyện trên địa bàn TP.Hà Nội khiến nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến loại hình phương tiện này đã xảy ra để lại hậu quả nghiêm trọng.
(CLO) Tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair - Chủ tịch của Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI) cho rằng việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM, Đà Nẵng là quyết định rất sáng suốt, hỗ trợ mạnh mẽ cho tiến trình phát triển của Việt Nam; mở ra nhiều cơ hội, triển vọng hợp tác mới.
(CLO) Chiều 17/3, tại Trụ sở Chính phủ, Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đã tổ chức Hội nghị thông báo dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra đối với Đảng ủy Chính phủ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị.
(CLO) Đoàn kiểm tra 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.
(CLO) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 480/KH-SVHTTDL về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn đồng ý với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chủ trương tăng số lượng chuyến và phương tiện vận chuyển để hỗ trợ nhân dân và du khách tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh (xe buýt miễn phí).
(CLO) Gia đình của cố diễn viên Kim Sae-ron đã yêu cầu nam diễn viên Kim Soo-hyun và công ty quản lý của anh đưa ra lời xin lỗi chính thức về cáo buộc anh có quan hệ tình cảm với Kim Sae-ron khi cô còn là vị thành niên. Đồng thời, gia đình cũng chuẩn bị nộp đơn kiện YouTuber Lee Jin-ho về tội phỉ báng.
(CLO) Ngày 17/3, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa khẩn trương điều tra, khám phá nhanh vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng.
(CLO) Ngày 17/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự với đối tượng Trần Anh Tuấn (SN 2001, trú tại khóm Đông Thịnh 3, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên) để tiếp tục điều tra về hành vi "giết người".
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
(CLO) Tuần trước, nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng dầu thô của các quốc gia thành viên lần đầu tiên kể từ năm 2022.
(CLO) Châu Âu đang đối mặt với một thực tế đầy thách thức khi vai trò trụ cột của Mỹ trong NATO - liên minh quân sự đảm bảo an ninh cho lục địa này suốt gần 80 năm - không còn là điều chắc chắn.
(CLO) Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân là loại tàu chiến phức tạp nhất và có khả năng răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Nhân việc Triều Tiên vừa gia nhập các nước sở hữu loại tàu này, cùng điểm mặt 5 cường quốc đang đầu tư mạnh nhất cho tàu ngầm hạt nhân.
(CLO) Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine tại Nhà Trắng vào hôm 28/2 và việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine đã đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
(CLO) Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đồng nghĩa Kiev sẽ không được tiếp nhận thêm những loại vũ khí đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
(CLO) Trung Quốc đang mở rộng đáng kể ảnh hưởng kỹ thuật số của mình tại châu Phi, tập trung vào tăng trưởng cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghệ, đặc biệt là thông qua sáng kiến “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.