Cho đổi trả hàng sau 60 ngày sử dụng, startup Coolmate đang tự tạo 'gánh nặng'?

Thứ bảy, 25/06/2022 17:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính sách trả hàng lên tới 60 ngày có thể gây thêm sức ép cho doanh nghiệp khi giảm hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh chi phí với hàng bị trả đã qua sử dụng, chi phí nhân sự xử lý, vận chuyển nhận lại hàng...

Tự tạo "gánh nặng"?

Khái niệm "consumer return" (hoàn trả sản phẩm) không còn xa lạ trên thế giới. Các nhà cung ứng thường dùng chính sách này để lấy lòng khách hàng, thúc đẩy doanh thu thông qua cải thiện trải nghiệm sau khi mua hàng.

Ông Phạm Chí Nhu, CEO Coolmate - Nguồn: FBNV

Ông Phạm Chí Nhu, CEO Coolmate - Nguồn: FBNV

Bài liên quan

Tại Việt Nam, hầu hết các thương hiệu từ cao cấp đến bình dân đều có chính sách cho đổi sản phẩm trong vòng 3 đến 7 ngày sau khi mua. Việc đổi được áp dụng cho các sản phẩm còn nguyên tem mác, chưa sử dụng, không bị bẩn, rách… và chỉ đổi sang sản phẩm có giá bằng hoặc cao, chứ không hoàn tiền.

Nổi lên từ chương trình Shark Tank Việt Nam, startup về thời trang nam Coolmate là nhà cung ứng hiếm hoi trong nước cho phép người dùng trả hàng trong 60 ngày.

Ông Nam Nguyễn, Mentor Shark Tank Việt Nam từng đánh giá chính sách đổi trả của Coolmate làm cho khách hàng ra quyết định mua nhanh chóng và an tâm, tỷ lệ chốt đơn cao hơn. Song, đây đồng thời là gánh nặng rất lớn đối với doanh nghiệp.

Ông Nam chỉ ra, các công ty ngành thời trang tại Mỹ hiện phải đối mặt với tỷ lệ đổi trả hàng cao lên tới 30-40%. “Ví dụ tôi muốn một chiếc áo thật đẹp để đi đám cưới. Tôi biết công ty nào có chính sách đổi trả trong 60 ngày, tôi sẽ mua cái áo đó. Tôi mặc đi tiệc 1-2 lần, tôi giữ rất sạch rồi sau đó đem trả hàng, lấy lại tiền. Có thể ở Việt Nam phong trào này chưa phổ biến nhưng ở Mỹ, trào lưu này ảnh hưởng rất lớn với doanh nghiệp và là bài toán cực kỳ đau đầu, có thể giết chết doanh nghiệp nếu không có cách xử lý tốt”, Mentor Shark Tank Việt Nam dẫn chứng.

Thực tế, chính sách trả hàng lên tới 60 ngày có thể kéo dài số ngày tồn kho bình quân làm cho vòng quay vốn lưu động ngắn lại, giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng sẽ phát sinh chi phí với hàng bị trả đã qua sử dụng, chi phí nhân sự xử lý, vận chuyển nhận lại hàng...

Để doanh nghiệp không phải "còng lưng"

Bản thân ông Phạm Chí Nhu, CEO Coolmate cũng thừa nhận, có trường hợp khách hàng đổi đến 5-6 lần. Song, theo ông Nhu, nếu coi chi phí phát sinh từ việc đổi trả hàng như "gánh nặng", thì doanh nghiệp phải biết quản lý để không phải "còng lưng".

"Thực tế, chúng tôi có đo lường tỷ lệ đổi trả hàng. Khi trong ngưỡng cho phép, chúng tôi không thay đổi, cũng không siết lại chính sách. Đưa ra chính sách thì quan điểm của Coolmate là nhìn vào số đông những người được hưởng lợi từ chính sách ấy hơn. Còn tất nhiên, bất cứ chính sách gì cũng sẽ có câu chuyện trục lợi, nhưng khi tỷ lệ trục lợi ít thì chúng tôi chấp nhận", ông Nhu chia sẻ.

CEO Coolmate cho biết, ngoài hành vi trục lợi một cách cố ý của người tiêu dùng, còn có những lý do khách quan khác khiến khách hàng muốn đổi trả như: Sản phẩm không phù hợp; mặt hàng bị hư hỏng và bị lỗi; sản phẩm không khớp với mô tả, giao trễ…

Theo ông, nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, thách thức này sẽ đặt doanh nghiệp vào trạng thái luôn phải sản xuất ra những sản phẩm chất lượng nhất, công bố thông tin chân thực và chính xác nhất, giao hàng nhanh chóng, đảm bảo nhất (có thể) để giảm thiểu trường hợp khách hàng trả đồ do không ưng ý.

Bên cạnh đó, đánh giá cơ hội cho các startup trong ngành thời trang, ông Nhu cho rằng "thời điểm này hoàn toàn phù hợp".

"Nhìn vào thị trường thương mại điện tử đã phát triển như ở Mỹ, bên cạnh Amazon là hàng loạt website B2C mà doanh nghiệp tự bán. Họ bán rất tốt, sống rất khỏe, margin thậm chí còn cao hơn Amazon. Hoàn toàn có 'cửa' cho những mô hình như thế. Tôi nghĩ thị trường Việt Nam sẽ có nhiều hơn các đơn vị như Coolmate trong thời gian tới", CEO Coolmate nhấn mạnh.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp