(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo về việc ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, ngày 17/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM. Ảnh minh họa
Công điện nêu: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tuần qua, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn tại các cửa sông Cửu Long từ 38 đến 48 km, sông Vàm Cỏ từ 45 đến 52 km, sông Cái Lớn từ 35 đến 40 km (mức thấp hơn cùng kỳ năm 2024 từ 03 đến 08 km; thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và 2020 từ 25 đến 44 km); tại Thành phố Hồ Chí Minh xâm nhập mặn thấp hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Dự báo, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 02 đến tháng 4 năm 2025, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020. Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn, có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để chủ động ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát diễn biến, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình, dự báo thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh đến cơ quan truyền thông, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long triển khai các biện pháp ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với thực tế từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu trên, nhất là khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tập trung triển khai các phương án bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không được để người dân thiếu nước sinh hoạt, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục thiếu nước ngọt.
Cũng theo Công điện, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chỉ đạo cập nhật thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ (nếu có) và nhất là công tác chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó của cơ quan có thẩm quyền để người dân biết, chủ động triển khai ứng phó phù hợp.
Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này và tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác ứng phó xâm nhập mặn phù hợp với tình hình. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Dự báo, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3 (từ ngày 29/1-3/2; từ ngày 10-16/2 và từ ngày 27/2-4/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4 (từ ngày 27/2-4/3; từ ngày 10-15/3; từ ngày 29/3-2/4 và từ ngày 27/4-1/5).
Cảnh báo, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước tổ chức lễ trao Giải báo chí miền Đông Nam Bộ lần thứ III -2025. Đến dự buổi lễ có đồng chí Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
(CLO) Sáng 28/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Lê Văn Trường (sinh năm 1991, trú khóm Long Thạnh A, phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi “Giết người”. Nghi phạm được xác định hành hạ dẫn đến cái chết của bé 5 tuổi, là con riêng của "vợ hờ".
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Dân tộc và Tôn giáo làm tốt các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo; không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đồng bào tôn giáo.
(CLO) Ngày 28/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 674/QĐ-TTg kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng làm Trưởng Ban chỉ đạo.
(CLO) Lễ cúng cầu mưa được tổ chức trang nghiêm trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang - nơi 14 vị Vua Lửa từng trị vì trên mảnh đất Tây Nguyên. Đây không chỉ là lễ nghi nông nghiệp đơn thuần mà đã trở thành một phong tục, một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Jrai.
(CLO) Sáng 28/3 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp cùng Cục Thể dục Thể thao Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm góp ý xây dựng chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm để hướng đến vươn tầm Olympic và ASIAD giai đoạn 2026-2046.
(CLO) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố khảo sát hàng trăm doanh nghiệp, trước thực trạng thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong năm 2024.
(CLO) Ngày 28/3, UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3 theo phương thức đối tác công tư.
(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng chủ trì cuộc họp về triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
(CLO) Từ 8h đến 17h mỗi ngày tại điểm cấp, đổi hộ chiếu của công an thành phố tại các chi nhánh của Trung tâm phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ có cán bộ chiến sĩ tham gia ứng trực. Từ đó hàng trăm trường hợp đề nghị cấp và gia hạn hộ chiếu đã được hướng dẫn xử lý thành công trên môi trường trực tuyến.
(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.
(CLO) Báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) xác nhận 10 năm qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận, với năm 2024 tiếp tục lập kỷ lục mới.
(CLO) Hàng nghìn nông dân trồng ca cao trên khắp Indonesia đang hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức khác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, vốn đã đẩy giá ca cao lên mức kỷ lục.
(CLO) Mỹ đã rút khỏi JETP, một thỏa thuận khí hậu quan trọng nhằm hỗ trợ Nam Phi, Indonesia và các quốc gia đang phát triển khác chuyển đổi sang năng lượng sạch.
(CLO) Trung Quốc cam kết triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn nhằm giảm phát thải carbon, với mục tiêu đạt đỉnh trước năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
(CLO) Theo một phân tích, thực vật và đất trên Trái đất đã đạt mức cao nhất về khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) vào năm 2008. Kể từ đó, tốc độ cô lập carbon của chúng đã giảm dần.
(CLO) Điện gió đang có sự phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn thứ hai thế giới vào cuối thập kỷ này, chỉ sau năng lượng mặt trời.
(CLO) Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai, nguồn oxy của Trái đất sẽ cạn kiệt. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra, và liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không?
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.