Chủ tịch Hội đồng thẩm định phản hồi thông tin SGK lớp 1 còn nhiều "sạn"

Thứ hai, 12/10/2020 14:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) GS Trần Đình Sử khẳng định không bao giờ có chuyện Hội đồng thẩm định để lọt những nội dung suy diễn không hay vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1. Nếu có nội dung nào còn "gợn", Hội đồng sẽ tra cứu, tìm hiểu kỹ càng.

GS Trần Đình Sử

GS Trần Đình Sử

GS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, cho biết ông đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1.

Theo GS Trần Đình Sử, việc Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát sách giáo khoa tiếng Việt là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan tới xã hội. Từ ngày 12/10, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức.

Trước những luồng dư luận trái chiều về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 trong thời gian qua, GS Trần Đình Sử mong muốn phụ huynh hãy bình tĩnh và tin tưởng vào giáo viên cũng như nền giáo dục, kết quả của chương trình sẽ được trả lời trong cuối năm học.

Phản hồi trước thông tin sách giáo khoa lớp 1 còn nhiều "sạn", Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 cho rằng, những từ như "gà nhí", "gà nhép", "chả", "tợp" đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng.

Ông cũng cho rằng từ "chén" trong bài "Cua, cò và đàn cá (1)" được sử dụng để chỉ việc ăn thô tục. Với bối cảnh của bài học này, dùng từ "chén" là hoàn toàn phù hợp, không sai.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, dù tiêu đề bài tập đọc là "Cua, cò và đàn cá (1)" nhưng nội dung lại không hề thấy "cua", Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt giải thích, sẽ có ở bài tập đọc sau.

Theo GS Trần Đình Sử, truyện "Cua, cò và đàn cá" được chia làm 2 phần trong sách và được mở ngoặc đơn đánh số (1) và (2) thể hiện cho 2 phần.

Với mục đích không để học sinh lớp 1 đọc quá dài nên các tác giả đã chia ra. Đây là bài phần 1 và còn tiếp tục nội dung ở bài phần 2. Tuy nhiên, bài học còn có sự hướng dẫn và giảng dạy của giáo viên. Giáo viên sẽ giải thích cho học sinh trong quá trình học tập.

GS Sử khẳng định trong quá trình thẩm định, Hội đồng đã xem xét từng trang, bài, câu hỏi, từng câu chữ, tranh vẽ và không có chuyện đọc lướt, đọc qua loa như một số người nêu.

Liên quan đến việc mạng xã hội liên tục lan truyền hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ minh họa "Bốn cái làn" khiến dư luận xôn xao và nhiều phụ huynh bức xúc cho rằng, sách sử dụng nội dung như trên là không phù hợp để dạy trẻ, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh không có bài học với nội dung "bốn cái làn" trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt hiện hành, thậm chí các sách Toán hay những môn khác cũng đều không có trang nào chứa hình ảnh hay nội dung nêu trên.

"Tôi đã hỏi Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Toán và được trả lời không có ví dụ này. Tôi cũng kiểm tra cả 5 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 cũng không có ví dụ như vậy. Đây là hành vi dựng chuyện, bịa đặt, đưa sai sự thật làm ảnh hưởng đến sách Tiếng Việt", GS Trần Đình Sử nhấn mạnh.

Ông nêu rõ, không bao giờ có chuyện Hội đồng thẩm định lại để lọt những nội dung suy diễn không hay như vậy vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1. Đồng thời, nếu có nội dung nào còn "gợn", Hội đồng sẽ tra cứu, tìm hiểu thật kỹ càng.

Có ý kiến phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp. Ảnh minh họa

Có ý kiến phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp. Ảnh minh họa

Trước đó, ngày 11/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.

Công văn nêu rõ, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.

Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy sách giáo khoa lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu; học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.

Tuy nhiên, những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ GD-ĐT đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu, báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 17/10.

Thế Vũ

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục