(CLO) Sáng 5/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020- 2025; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Cùng tham gia buổi làm việc có các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Đào Ngọc Dung, Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể...
Báo cáo với Chủ tịch nước và Đoàn công tác Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn cho biết, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, cùng với cả nước, tỉnh Thanh Hóa gặp không ít khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hàng năm (giai đoạn 2021 - 2024) ước đạt 9,92%. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (giai đoạn 2021 - 2024) ước đạt 4,05%. Thu ngân sách nhà nước luôn vượt dự toán; tổng thu ngân sách giai đoạn 2021- 2024 ước đạt 189.588 tỷ đồng; trong đó, riêng năm 2024 ước đạt 54.341 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay...
Cùng với đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tỉnh đã chủ động sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Tại buổi làm việc, tỉnh Thanh Hoá đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình thực hiện đầu tư dự án tuyến đường giao thông nối đường Hồ Chí Minh (tại huyện Ngọc Lặc) với Quốc lộ 6 (tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) với chiều dài 109km, tổng kinh phí khoảng 16.500 tỉ đồng.
Đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến với Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ giao bổ sung biên chế ngành giáo dục cho tỉnh Thanh Hóa trong năm 2025 và 2026 đảm bảo theo Quyết định số 72-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương; đồng thời, hỗ trợ kinh phí để tỉnh Thanh Hóa giao hợp đồng lao động giáo viên, nhân viên hành chính theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP, ngày 30/12/2022 của Chính phủ.
Đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến với Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 76/2019/NĐ-CP theo hướng bổ sung chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, với mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng.
Đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh nâng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực quốc phòng - an ninh trong thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo, nhằm đảm bảo nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Thảo luận, đóng góp ý kiến tại hội nghị, trên cơ sở gợi mở của Chủ tịch nước Lương Cường, các thành viên của Đoàn công tác Trung ương ấn tượng và đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, nhất là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm luôn ở mức cao.
Với tinh thần đồng hành cùng tỉnh Thanh Hóa, các thành viên Đoàn công tác Trung ương đã có những ý kiến đóng góp xác đáng, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, để Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững.
Trọng tâm là tận dụng, khai thác tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tập trung khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thu hút có chọn lọc các dự án công nghiệp quy mô lớn, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tranh thủ tốt thời cơ, vận hội mới, khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế; chủ động ứng phó và vượt qua khó khăn, thách thức; khắc phục hiệu quả các hạn chế, yếu kém; huy động tối đa các nguồn lực, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cũng đã cho ý kiến vào những đề xuất, kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa về hỗ trợ vốn từ nguồn ngân sách trung ương để đầu tư các dự án; bổ sung chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, tỉnh Thanh Hoá luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ rất lớn của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách quan trọng đã được ban hành nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Đây được xem là “chìa khóa" quan trọng, là tiền đề để Thanh Hóa bứt phá trong tương lai; đồng thời, tiếp tục khẳng định sự tin tưởng, kỳ vọng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Quốc hội, Chính phủ đối với tỉnh Thanh Hóa.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương những thành tựu to lớn, đáng tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đạt được trong những năm qua.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch nước, đề nghị tỉnh Thanh Hoá cần tiếp tục quán triệt sâu sắc mục tiêu, định hướng phấn đấu đến năm 2030 đưa Thanh Hóa trở thành “Tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc”, đến năm 2045 là “tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước”.
Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa cần thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung, có khát vọng vươn lên vì sự phát triển của tỉnh; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc.
Thống nhất với các kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch nước Lương Cường giao cho các bộ, ngành Trung ương phối hợp với tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện, với tinh thần sớm nhất, nhanh nhất.
Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.
(CLO) Sáng nay (13/1), xã vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C. Mưa tuyết xuất hiện phủ trắng bản làng, núi rừng trông như phong cảnh châu Âu.
(CLO) Lễ hội Maha Kumbh Mela, sự kiện linh thiêng kéo dài 6 tuần của đạo Hindu, đã chính thức khai mạc vào hôm nay (13/1) tại thành phố Prayagraj, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
(CLO) Sở Giao thông vận tải TP. HCM cho biết sẽ có buổi họp để đánh giá lại tình hình giao thông TP những ngày qua, cũng như phương hướng tổ chức lại giao thông, đèn tín hiệu giao thông tốt nhất.
(CLO) Bảng xếp hạng đại học cho thấy trường công, trường đa ngành, trường thành lập lâu năm có ưu thế hơn so với những trường tư thục, trường mới thành lập và các trường đơn ngành.
(CLO) Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại dãy nhà xưởng ở Tân Triều (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ngọn lửa lan nhanh, khói đen bốc cao hàng chục mét...
(CLO) Indonesia đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS với tư cách thành viên chính thức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế khu vực.
(CLO) Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), sẽ được nhận một bộ chiêng quý, ngoài ra UBND huyện này cũng quyết định đấu giá 1kg sâm Ngọc Linh lấy kinh phí để làng phát triển du lịch cộng đồng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình.
(CLO) Lãnh đạo của CTCP Chứng khoán Hòa Bình (Mã: HBS) vừa đăng ký mua vào 4,3 triệu cổ phiếu của công ty, làm thay đổi đáng kể cơ cấu cổ đông của công ty này.
(CLO) Việc Hội đồng quản trị của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức - Thuduc House (Mã: TDH) chỉ còn duy nhất 1 thành viên đang gây chú ý nhiều với giới đầu tư.
(CLO) Xe ô tô do người đàn ông điều khiển trên đường Hoàng Văn Thụ, TP HCM bất ngờ mất lái đã tông hàng loạt xe máy trên đường rồi lao vào chung cư gần đó, tiếp tục va chạm với một số xe ô tô khác.
(CLO) PGS.TS Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương dự báo: Trong năm 2025, phân khúc nhà ở trung - cao cấp sẽ có điều chỉnh giảm lớn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình.
(CLO) Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
(CLO) Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.
(CLO) Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
(CLO) Bước sang năm 2025, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; năm khởi động, chuẩn bị của nhiệm kỳ 2026 - 2031 và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm. Đáng chú ý, trong năm 2025, Ban dự kiến khởi công 12 dự án, trong đó ba cây cầu vượt sông Hồng quan trọng là cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi và cầu Trần Hưng Đạo dự kiến sẽ khởi công vào tháng 5/2025.
(CLO) Theo Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
(CLO) Theo ông Thái Thanh Quý - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết, đến hết năm 2024, tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước tính 18,3%. Năm 2024, công nghiệp công nghệ số đạt doanh thu 152 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 132 tỷ USD.
(CLO) Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
(CLO) Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của đồng chí Vilay Lakhamphong, góp phần cụ thể hóa thỏa thuận cấp cao về hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.